Bàn về thú chơi âm thanh Hi-end: Không phải chỉ là “chơi thiết bị“

(Vietnamdaily) - Đam mê hi-end yêu cầu người chơi phải biết thưởng thức âm nhạc, cảm và hiểu rõ từng chi tiết để đắm mình thật sự vào sự mê hoặc của âm thanh. Và chơi hi-end, đó là thú chơi có văn hoá.

Định nghĩa về Hi-end: Thú chơi thầm lặng
Chơi hi-end lại là chơi chứ không phải trưng bày cho đẹp phòng khách, giống như một số nhà giàu mới nổi mua một chiếc đàn piano rất đắt tiền vì đó là dấu hiệu của sự sang trọng quý phái dù cả nhà chẳng ai biết chơi.
Ban ve thu choi am thanh Hi-end: Khong phai chi la
 
Thú chơi âm thanh nói chung có mặt ở Việt Nam rất sớm. Thời Pháp thuộc, các gia đình từ trung lưu trở lên đa phần đều có máy quay đĩa ở nhà, như một biểu tượng của sự giàu sang và quý phái.
Ngay những năm tháng gian khổ nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, người ta vẫn nghe nhạc qua radio, sau này là cassette. Thậm chí, chiếc radio thời đó là biểu tượng của “tay chơi”.
Thời bao cấp, nghèo thì nghèo, người ta vẫn cố sở hữu được những máy quay đĩa của Liên Xô, máy radio Nhật, mà tính ra giá trị thì ngang ngửa cả căn nhà, mảnh đất lúc đó.
Tuy nhiên, đó chỉ là những thiết bị mà chất lượng âm thanh ở mức chấp nhận được, nghĩa là chỉ thoả mãn cơn khát được nghe lúc đó.
Chỉ đến sau này, khi đất nước mở cửa, được tiếp xúc với công nghệ tiên tiến của nước ngoài, người ta mới được tiếp xúc với những thiết bị âm thanh đỉnh cao về chất lượng và đồng nghĩa với việc giá của chúng không hề rẻ.
Những thiết bị đó được thế giới gọi là hi-end, và khi sang đến Việt Nam, khái niệm ấy được giữ nguyên. Hi-end có thể hiểu là những thiết bị có chất lượng cao, trên cả hi-fi thời trước.
Hi-fi chỉ có nghĩa là chất lượng cao, còn hi-end là đỉnh cao, là không có điểm dừng. Có rất nhiều định nghĩa về hi-end, thậm chí định nghĩa nọ xung khắc với định nghĩa kia.
Nhưng có một định nghĩa mà giới chơi hi-end chấp nhận được, đó là thiết bị âm thanh hi-end là thiết bị khiến người nghe quên đi sự có mặt của chúng mà tập trung vào thưởng thức âm nhạc.
Ban ve thu choi am thanh Hi-end: Khong phai chi la
 
Chơi Hi-end: Không chỉ là chơi thiết bị
Xét về âm học, cấu trúc đôi tai người là cấu trúc hoàn hảo về mặt âm học, chính vì thế tai người rất nhạy trong khoảng tần số nghe được (từ 20Hz đến 20.000 Hz). Cho nên, việc thoả mãn đôi tai người là rất khó khăn với việc chế tạo các thiết bị âm thanh.
Nhất là với những người hay nghe nhạc trực tiếp, họ luôn yêu cầu tiếng các nhạc cụ phải như thật thậm chí hay hơn thật, hay giọng của ca sỹ phải thật quyến rũ, hoặc không gian của thiết bị tạo ra phải có lớp lang, vị trí như phòng hoà nhạc.
Ban ve thu choi am thanh Hi-end: Khong phai chi la
 
Các thiết bị nghe nhạc thông thường đáp ứng được sự nghe ở mức độ phổ thông, thậm chí còn rất dễ nghe và nịnh tai, nhưng với người nghe có hiểu biết và trải nghiệm thì đó là những thiết bị làm sai lệch âm thanh. Thiết bị hi-end ra đời, nhằm thoả mãn tất cả những yêu cầu đó của người nghe.
Thế nhưng, đồ tốt thì không rẻ, đồ rẻ thì không tốt. Những thiết bị được gọi là chuẩn hi-end có giá không hề rẻ. Nhiều khi chỉ một sợi dây nguồn tầm trung cũng có giá cả bằng chiếc xe SH nhập khẩu, chưa nói đến các thiết bị tầm cao.
Hoặc có những đôi loa lên đến triệu đô là bình thường. Nhưng những người chơi hi-end vẫn tìm cách sở hữu cho bằng được. Bởi với họ, chất lượng âm thanh là trên hết.
Với họ, việc trả tiền cho những thiết bị ấy là xứng đáng, bởi đó là sản phẩm trí tuệ của những chuyên gia hàng đầu.
Ban ve thu choi am thanh Hi-end: Khong phai chi la
 
“Nghe âm thanh của cây vĩ cầm Messiah Stradivarius có giá 20 triệu đô được thực hiện bởi những phòng thu hàng đầu mà qua dàn máy không có chất lượng thì khác nào một sự lãng phí và coi thường tinh hoa nhân loại”, anh Vũ Đức Công, một chuyên gia hi-end chia sẻ.
Người chơi hi-end, khác với người chơi các bộ môn khác, không chỉ mạnh về kinh tế mà cả về văn hoá.
Thông thường, người ta sắm thiết bị hi-end để nghe giao hưởng, hoà tấu, là những thể loại nhạc bác học hay thính phòng mà dàn máy thông thường khó có thể tái tạo tốt.
Muốn nghe được dòng nhạc này, người ta phải có hiểu biết nhất định. Mỗi buổi biểu diễn ở Nhà hát Lớn, trong số các khán giả, không ít người là dân chơi hi-end. Họ đến để thưởng thức các tác phẩm kinh điển của thế giới, hơn nữa, là để sau đó về nghe thẩm định lại dàn máy nhà mình xem đã được hay chưa được điều gì.
Sau mỗi buổi nghe trực tiếp, người chơi hi-end lại loay hoay, có khi chỉ là kê lại loa sao cho không gian rộng hơn, có khi là thay đổi một thiết bị nào đó chỉ để tái hiện lại tiếng kèn mà mình hằng yêu thích.
Và sau những trải nghiệm đó, người chơi hi-end hiểu rằng, việc “mang một dàn nhạc” về nhà để thưởng thức là điều khá khó khăn, nhưng càng khó khăn, việc chinh phục lại càng trở nên hấp dẫn.
Ban ve thu choi am thanh Hi-end: Khong phai chi la
 
Mỗi khi có triển lãm hi-end, người chơi hi-end lại sục sôi. Họ đến triển lãm để nghe và chiêm ngưỡng những bộ dàn mới nhất, những thiết bị phụ kiện như dây dẫn, lọc điện, mà với họ là rất quan trọng và góp phần làm thay đổi chất âm của bộ dàn.
Chính vì thế, mỗi lần triển lãm, các hãng sản xuất và phân phối thiết bị hi-end luôn phải làm việc rất cẩn trọng để chiều lòng những khách hàng có đôi tai khó tính đến mức cực đoan.
Người chơi hi-end không lệ thuộc vào bất cứ thương hiệu nào, miễn là đáp ứng được đôi tai họ, không giống như người tiêu dùng thông thường.
Một thương hiệu mới với sản phẩm tốt, với người chơi hi-end, đôi khi lại dễ chấp nhận hơn một thương hiệu đã thành danh. Bởi với người chơi hi-end, một thương hiệu mới xuất hiện, ắt hẳn phải có cái gì lạ và mới, nếu không, chắc chắn sẽ không đủ sức tồn tại trên thị trường vốn khó tính và không lệ thuộc nhiều vào chiêu trò.
Không ồn ào như các cuộc chơi khác, người chơi hi-end thường trầm tính, ôn hoà, thậm chí không muốn nhận thiết bị của mình là hi-end, bởi nhiều khi với họ, hi-end là một cái gì đó mà họ mãi phải kiếm tìm.
Như một người chơi luôn giấu tên và gần như chơi khép kín nói, chơi hi-end là chơi nghệ thuật và chơi cho mình chứ không cho ai cả. Bởi thiết bị hi-end đâu giống như bộ quần áo hay xe hơi mà có thể mang đi lúc nào cũng được.
Cũng vì thế mà cuộc chơi hi-end, tuy âm thầm nhưng vẫn ngày càng phát triển, bởi khi con người ta đã không còn lo đến những nhu cầu thiết yếu, thì thú chơi lại được ưu tiên, nhất là một thú chơi lành mạnh như thế.

Thời đại tai nghe sắp đi vào dĩ vãng vì công nghệ mới này

Startup mới Noveto đã phát kiến ra công nghệ cung cấp âm thanh trực tiếp đến tai của bạn mà không cần đeo bất kỳ thiết bị nào. Công nghệ này sử dụng sóng âm thanh tập trung.

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Business Insider.
 Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Business Insider.

Đánh giá âm thanh iPhone X: Mất ngôi smartphone có chất âm tốt

iPhone X là thế hệ iPhone thứ 2 bỏ đi cổng 3.5mm. Liệu chất lượng âm thanh của sản phẩm này có tốt hơn những chiếc iPhone tiền nhiệm hay không?

Trước tiên, chúng ta hãy cùng nhớ lại chút về ngõ âm thanh 3.5mm. Ngược lại dòng lịch sử đến hơn chục năm về trước, thời điểm đó những chiếc điện thoại vẫn sử dụng chung 1 cổng cho 3 mục đích: sạc, truyền dữ liệu và ngõ ra tai nghe. Chắc hẳn nếu bạn nào dùng điện thoại để nghe nhạc tại thời điểm đó sẽ thấy rất bất tiện mỗi khi cần mượn tai nghe của ai đó hay đơn giản là muốn vừa sạc vừa nghe nhạc.

Tin mới