Bán tên lửa rởm cho Indonesia, Trung Quốc “đem con bỏ chợ”

Bán tên lửa rởm cho Indonesia, Trung Quốc “đem con bỏ chợ”

(Kiến Thức) - Thay vì nhận trách nhiệm, giới chuyên gia, lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố lảng tránh, lùng quanh về vụ bán tên lửa hành trình C-705 rởm cho Indonesia.

Liên quan tới vụ  tên lửa hành trình C-705 mà Trung Quốc bán cho Indonesia bắn hỏng liên tiếp 2 quả trong một cuộc tập trận, giới chuyên gia quân sự Trung Quốc đồng loạt đưa ra tuyên bố "vô trách nhiệm" rằng, vụ phóng tên lửa hỏng có thể do lỗi của con người, do thời tiết. Trong khi đó, nhà sản xuất vẫn chưa có ý kiến gì. Nguồn ảnh: zhige.net
Liên quan tới vụ tên lửa hành trình C-705 mà Trung Quốc bán cho Indonesia bắn hỏng liên tiếp 2 quả trong một cuộc tập trận, giới chuyên gia quân sự Trung Quốc đồng loạt đưa ra tuyên bố "vô trách nhiệm" rằng, vụ phóng tên lửa hỏng có thể do lỗi của con người, do thời tiết. Trong khi đó, nhà sản xuất vẫn chưa có ý kiến gì. Nguồn ảnh: zhige.net
Theo đó, hôm 14/9, cặp tàu tên lửa KCR-40 của Hải quân Indonesia đã thực hiện việc phóng thử thất bại hai tên lửa hành trình chống hạm C-705 trong khuôn khổ tập trận Armada Jaya 2016 ở biển Java. Nguyên nhân thất bại thì vô cùng kỳ quặc và đáng xấu hổ. Nguồn ảnh: Arcinc
Theo đó, hôm 14/9, cặp tàu tên lửa KCR-40 của Hải quân Indonesia đã thực hiện việc phóng thử thất bại hai tên lửa hành trình chống hạm C-705 trong khuôn khổ tập trận Armada Jaya 2016 ở biển Java. Nguyên nhân thất bại thì vô cùng kỳ quặc và đáng xấu hổ. Nguồn ảnh: Arcinc
Theo nguồn tin của Hải quân Indonesia, vụ phóng C-705 đầu tiên diễn ra trên KRI Clurit (641), tuy nhiên khi nhận lệnh phóng tên lửa đã không rời bệ. Trong khi thủy thủ đoàn còn đang bối rối và kiểm tra lại thì 5 phút sau, quả tên lửa "made in China" lại lập tức tự động rời bệ phóng khiến thủy thủ đoàn không phản ứng kịp dẫn tới việc tên lửa không đánh trúng mục tiêu. Nguồn ảnh: Defence-studies
Theo nguồn tin của Hải quân Indonesia, vụ phóng C-705 đầu tiên diễn ra trên KRI Clurit (641), tuy nhiên khi nhận lệnh phóng tên lửa đã không rời bệ. Trong khi thủy thủ đoàn còn đang bối rối và kiểm tra lại thì 5 phút sau, quả tên lửa "made in China" lại lập tức tự động rời bệ phóng khiến thủy thủ đoàn không phản ứng kịp dẫn tới việc tên lửa không đánh trúng mục tiêu. Nguồn ảnh: Defence-studies
Quả tên lửa C-705 thứ hai được thực hiện phóng từ tàu KRI Kujang (642), tuy tên lửa rời bệ phóng theo lệnh nhưng gặp sự cố trong pha giữa khiến nó đánh trượt mục tiêu - tàu hậu cần lớp Tisza mang tên Karimata đã loại biên chế. Nguồn ảnh: Babycebong
Quả tên lửa C-705 thứ hai được thực hiện phóng từ tàu KRI Kujang (642), tuy tên lửa rời bệ phóng theo lệnh nhưng gặp sự cố trong pha giữa khiến nó đánh trượt mục tiêu - tàu hậu cần lớp Tisza mang tên Karimata đã loại biên chế. Nguồn ảnh: Babycebong
Đáng xấu hổ với Hải quân Indonesia là cuộc phóng thất bại theo một cách "hài hước" diễn ra trong một cuộc tập trận lớn có sự theo dõi, giám sát từ đương kim Tổng thống Joko Widodo - từ tàu đổ bộ lớn KRI Bajarmasin (592). Ngoài ra còn có Tư lệnh Hải quân Indonesia - Đô đốc Ade Supandi, Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Đại tướng Gatot Nurmantyo. Nguồn ảnh: ARcinc
Đáng xấu hổ với Hải quân Indonesia là cuộc phóng thất bại theo một cách "hài hước" diễn ra trong một cuộc tập trận lớn có sự theo dõi, giám sát từ đương kim Tổng thống Joko Widodo - từ tàu đổ bộ lớn KRI Bajarmasin (592). Ngoài ra còn có Tư lệnh Hải quân Indonesia - Đô đốc Ade Supandi, Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Đại tướng Gatot Nurmantyo. Nguồn ảnh: ARcinc
Rõ ràng là hệ thống điều khiển hỏa lực và cả tên lửa C-705 là có vấn đề về kỹ thuật. Thế nhưng, giới chuyên gia, lãnh đạo CNQP Trung Quốc thì không thừa nhận điều đó mà lùng quanh chối bỏ. Nguồn ảnh: Ekaandrisusanto's
Rõ ràng là hệ thống điều khiển hỏa lực và cả tên lửa C-705 là có vấn đề về kỹ thuật. Thế nhưng, giới chuyên gia, lãnh đạo CNQP Trung Quốc thì không thừa nhận điều đó mà lùng quanh chối bỏ. Nguồn ảnh: Ekaandrisusanto's
"Không thể chắc chắn rằng tất cả các tên lửa có thể bắn trúng bất cứ mục tiêu nào một cách chính xác nhất", quan sát viên quân sự Zhou Chenming - người từng làm việc tại Tổng Công ty Khoa học và Công nghệ Hàng không Không gian (CASTC), hiện là nhà nghiên cứu tại Viện Chiến lược và Quốc phòng - Tổ chức phi chính phủ tại tỉnh Giang Tô tuyên bố. "Thông thường, một nhà sản xuất sẽ lưu ý xác suất tiêu diệt khoảng 90-95% trong các cuộc thử nghiệm". Nguồn ảnh: Zhige
"Không thể chắc chắn rằng tất cả các tên lửa có thể bắn trúng bất cứ mục tiêu nào một cách chính xác nhất", quan sát viên quân sự Zhou Chenming - người từng làm việc tại Tổng Công ty Khoa học và Công nghệ Hàng không Không gian (CASTC), hiện là nhà nghiên cứu tại Viện Chiến lược và Quốc phòng - Tổ chức phi chính phủ tại tỉnh Giang Tô tuyên bố. "Thông thường, một nhà sản xuất sẽ lưu ý xác suất tiêu diệt khoảng 90-95% trong các cuộc thử nghiệm". Nguồn ảnh: Zhige
"Khi một tên lửa bắn ra, yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động trung gian quyết định tới việc quả đạn có đánh trúng mục tiêu chỉ định bao gồm một loạt dữ liệu tham chiếu như độ cao cần thiết đạt được ở giai đoạn phóng đầu...", ông Zhou nói thêm. Nguồn ảnh: Indiadefence
"Khi một tên lửa bắn ra, yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động trung gian quyết định tới việc quả đạn có đánh trúng mục tiêu chỉ định bao gồm một loạt dữ liệu tham chiếu như độ cao cần thiết đạt được ở giai đoạn phóng đầu...", ông Zhou nói thêm. Nguồn ảnh: Indiadefence
Còn chuyên gia Hải quân ở Bắc Kinh Li Jie nói rằng, thời tiết khu vực thực hiện bắn thử cũng ảnh hưởng ít nhiều tới hiệu suất hoạt động của tên lửa. "Vũ khí được chế tạo với nhiều loại kim loại khác nhau, thời tiết ở địa phương như nhiệt độ, độ ẩm, độ mặn có thể gây ra vấn đề. Khí hậu ở Trung Quốc thì rất khác so với Indonesia". Nguồn ảnh: Berita Terkini Militer Hankam
Còn chuyên gia Hải quân ở Bắc Kinh Li Jie nói rằng, thời tiết khu vực thực hiện bắn thử cũng ảnh hưởng ít nhiều tới hiệu suất hoạt động của tên lửa. "Vũ khí được chế tạo với nhiều loại kim loại khác nhau, thời tiết ở địa phương như nhiệt độ, độ ẩm, độ mặn có thể gây ra vấn đề. Khí hậu ở Trung Quốc thì rất khác so với Indonesia". Nguồn ảnh: Berita Terkini Militer Hankam
Một số chuyên gia quân sự khác thì cho rằng, hiệu suất kỹ thuật của C-705 thấp kém vì nó sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ hoặc GLONASS của Nga? Nguồn ảnh: Defencemedianetwork
Một số chuyên gia quân sự khác thì cho rằng, hiệu suất kỹ thuật của C-705 thấp kém vì nó sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ hoặc GLONASS của Nga? Nguồn ảnh: Defencemedianetwork
Thực sự thì các lý do mà giới chuyên gia Trung Quốc đưa ra là hết sức buồn cười, vô trách nhiệm. Việc tên lửa hành trình C-705 không khởi động theo lệnh bắn từ sĩ quan điều khiển rõ ràng là vấn đề về máy móc cơ khí, điện tử, chưa nói tới việc dẫn đường như thế nào. Cho nên khó mà đem lý do hiệu suất để biện bạch cho vụ phóng đầu tiên. Nguồn ảnh: Bdnews24
Thực sự thì các lý do mà giới chuyên gia Trung Quốc đưa ra là hết sức buồn cười, vô trách nhiệm. Việc tên lửa hành trình C-705 không khởi động theo lệnh bắn từ sĩ quan điều khiển rõ ràng là vấn đề về máy móc cơ khí, điện tử, chưa nói tới việc dẫn đường như thế nào. Cho nên khó mà đem lý do hiệu suất để biện bạch cho vụ phóng đầu tiên. Nguồn ảnh: Bdnews24
Bên cạnh đó, việc lấy lý do thời tiết là vô lý “đùng đùng”, phải chăng Trung Quốc muốn nói rằng các quốc gia mua vũ khí của họ thì nên bắn ở nước họ không nên bắn ở nước mình???? Hầu hết các loại tên lửa, bom trên thế giới đều được thiết kế hoạt động ở nhiều điều kiện thời tiết, hoặc có sửa đổi cho phù hợp điều kiện khí hậu của khách hàng. Nhưng xem ra Trung Quốc đúng kiểu “đem con bỏ chợ”. Nguồn ảnh: Zhige
Bên cạnh đó, việc lấy lý do thời tiết là vô lý “đùng đùng”, phải chăng Trung Quốc muốn nói rằng các quốc gia mua vũ khí của họ thì nên bắn ở nước họ không nên bắn ở nước mình???? Hầu hết các loại tên lửa, bom trên thế giới đều được thiết kế hoạt động ở nhiều điều kiện thời tiết, hoặc có sửa đổi cho phù hợp điều kiện khí hậu của khách hàng. Nhưng xem ra Trung Quốc đúng kiểu “đem con bỏ chợ”. Nguồn ảnh: Zhige

GALLERY MỚI NHẤT