Băn khoăn tiền bạc khi về Việt Nam đón Tết

Đã 3 năm lỡ hẹn ăn Tết Nguyên đán cùng gia đình, năm nay, Thảo My vẫn chưa chắc chắn có về sum họp hay không vì tình hình dịch bệnh phức tạp.

Còn hơn một tháng nữa là tới Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Thời điểm này, nhiều người sinh sống, làm việc xa nhà đã rục rịch lên kế hoạch, sắp xếp thời gian về sum họp bên gia đình.

Tuy nhiên, với những người Việt trẻ ở nước ngoài, điều này không hề dễ dàng, nhất là khi dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành ở nhiều nước khiến chi phí bay tốn kém cùng các quy định cách ly ngặt nghèo khi nhập cảnh.

Chia sẻ với Zing, 3 bạn trẻ tâm sự dự định cùng những băn khoăn trước một năm mới gần kề.

Nguyễn Hoàng (Bangkok, Thái Lan)

Sang xứ Chùa Vàng làm việc từ năm 2018, Tết năm ngoái là lần đầu tiên tôi không thể về TP.HCM cùng gia đình vì dịch Covid-19 bùng phát. Tôi những tưởng mọi thứ sẽ khá hơn vào năm nay song hoàn toàn ngược lại, liên tục các đợt giãn cách rồi biến chủng virus mới xuất hiện. 2021 đúng là một năm khủng khiếp.

Thời gian này ở nhà, gia đình cũng mong ngóng, hy vọng tôi có thể về sum vầy. Bố mẹ liên tục theo dõi tình hình các chuyến bay đi lại giữa hai nước.

Ban khoan tien bac khi ve Viet Nam don Tet

Ban khoan tien bac khi ve Viet Nam don Tet-Hinh-2

Năm ngoái, Nguyễn Hoàng cùng bạn bè chuẩn bị đồ ăn truyền thống đón Tết tại Thái Lan.

Tuy nhiên năm nay, có lẽ hành trình đón Tết Nguyên đán xa nhà của tôi vẫn tiếp tục. Ngoài vấn đề di chuyển, cách ly, tôi cũng gặp khó khăn trong sắp xếp công việc. Hiện, tôi vẫn chưa thông báo tin này cho gia đình.

Tết năm ngoái, tôi cùng vài người bạn thân đón giao thừa, đi chùa vào mùng 1, mùng 2 để cầu bình an và tự chuẩn bị một số món ăn truyền thống của quê nhà.

Năm nay có lẽ sẽ hơi khác vì tôi phải làm ca đêm vào đúng hôm giao thừa, ngủ dậy vào hôm sau chắc cũng đã đến trưa. Sau khi gọi điện về chúc mừng năm mới người thân, tôi sẽ lại cùng bạn bè chuẩn bị thịt kho tàu, mua bánh chưng, củ kiệu và trang trí nhà cho có không khí.

Lê Ngô Thảo My (Rotterdam, Hà Lan)

Một năm qua, công việc của tôi có phần ổn định hơn so với 2020 khi được trở lại văn phòng, công việc cũng nhiều hơn trong bối cảnh thị trường dần hồi phục.

Nhưng tôi vẫn đang khá do dự, chưa thể quyết định chắc chắn có về Việt Nam đón Tết được hay không. Việc mua vé có thể không quá khó vì Việt Nam chuẩn bị mở thí điểm một số đường bay thương mại nhưng sẽ phải nối chuyến và giá vé cũng không rẻ.

Ban khoan tien bac khi ve Viet Nam don Tet-Hinh-3

Thảo My vẫn chưa quyết định chuyện về Việt Nam đón Tết.

Ở nhà, bố mẹ không giục nhưng sau 3 cái Tết xa quê, tôi "cuồng chân" lắm rồi. Năm 2019, tôi bận lịch học và thi cử, năm 2020 lại vướng mùa xin việc làm còn 2021 thì do dịch Covid-19.

Có lẽ tôi sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào một tuần nữa, sau khi nhận lương và xem xét các yếu tố khác.

Tết Nguyên đán Tân Sửu, tôi không quá cô đơn vì ở chung với 4 người bạn, cùng nhau trang hoàng nhà cửa, làm mứt Tết và mua một cây quất nhỏ về trưng.

Tuy vậy, có thể về sum họp gia đình vẫn là điều chúng tôi mong mỏi nhất.

Nếu về được, tôi sẽ ăn thỏa thích những món Việt nhung nhớ, tranh thủ đi làm lại thẻ căn cước công dân và giấy tờ liên quan. Còn lại, tôi sẽ dành phần lớn thời gian cho gia đình vì tình hình dịch bệnh ở Việt Nam vẫn khá phức tạp.

Phạm Dương (Fukuoka, Nhật Bản)

Sang Nhật Bản từ tháng 3/2017 học cao học rồi ở lại làm việc đến giờ, khá lâu rồi tôi không cùng gia đình đón Tết cổ truyền, chỉ hay về nhà vào dịp hè hoặc nhân tiện đi công tác.

Vốn tính thích trải nghiệm và được gia đình ủng hộ, có năm tôi đón Tết bên bạn bè ở Nhật, có năm rủ đồng nghiệp tụ tập hay đi du lịch. Tuy nhiên năm nay, tôi đặt mục tiêu về quây quần bên gia đình dịp năm mới.

Ban khoan tien bac khi ve Viet Nam don Tet-Hinh-4

Phạm Dương đang đặt mua vé máy bay về Việt Nam đón Tết.

Tôi đang tìm cách mua vé và theo dõi quy định cách ly khi nhập cảnh nhưng có vẻ sẽ không dễ dàng, giá vé cũng khá cao.

Nếu được, tôi hy vọng có thể đặt chân về Việt Nam vào đúng dịp Giáng sinh.

Nhiều năm rồi chưa tận hưởng cái lạnh mùa đông ở Hà Nội, tôi cũng nhớ lắm, nhớ cả hình ảnh cây đào, cây quất. Nhất định khi về, tôi sẽ ra thăm vườn đào Nhật Tân, tậu sớm một cây cho gia đình.

Ngoài ở bên người thân, có lẽ Tết này tôi cũng sẽ hạn chế di chuyển để đảm bảo phòng dịch, tuân thủ các quy định ở địa phương. Sau một năm khó khăn và đầy biến động, hy vọng mọi người đều có thể trải qua những phút giây hạnh phúc, an yên bên gia đình dịp năm mới.

Bí kíp sống ảo bá đạo với bìa sách của giới trẻ

Những con người rảnh rỗi không biết làm gì nên mang bìa sách ra “sống ảo“ cho thêm phần bá đạo.

Bi kip song ao ba dao voi bia sach cua gioi tre

Cẩn thận nhìn nhầm nha các thím.

Bi kip song ao ba dao voi bia sach cua gioi tre-Hinh-2

Quanh năm bán sách cũng phải tranh thủ sống ảo tí chứ.

Bi kip song ao ba dao voi bia sach cua gioi tre-Hinh-3

Muốn đạp tôi xuống không dễ đâu.

Bi kip song ao ba dao voi bia sach cua gioi tre-Hinh-4

Cũng giống nhau đấy chứ.

Bi kip song ao ba dao voi bia sach cua gioi tre-Hinh-5

Chỉ là bìa sách thôi mà làm gì ghê vậy.

Bi kip song ao ba dao voi bia sach cua gioi tre-Hinh-6

Mắt to nhìn mới rõ nhé các thím.

Bi kip song ao ba dao voi bia sach cua gioi tre-Hinh-7

Thực ra mặt tôi không hiền được như vậy đâu.

Bi kip song ao ba dao voi bia sach cua gioi tre-Hinh-8

Chắc bụng ở ngoài cũng gần được như thế rồi.

Bi kip song ao ba dao voi bia sach cua gioi tre-Hinh-9

Nhìn ngầu hơn hẳn nhỉ các thím.

Bi kip song ao ba dao voi bia sach cua gioi tre-Hinh-10

Chỉ cần gương mặt xinh đẹp như bìa sách kia là đủ.

Bi kip song ao ba dao voi bia sach cua gioi tre-Hinh-11

Sao mặt lại buốn quá vậy?

Bi kip song ao ba dao voi bia sach cua gioi tre-Hinh-12

Rạng rỡ luôn nha chị em.

Bi kip song ao ba dao voi bia sach cua gioi tre-Hinh-13

Hình ảnh với người thật khá hợp nhau.

Bi kip song ao ba dao voi bia sach cua gioi tre-Hinh-14

Cũng khá là nghiêm túc đấychứ.

Bi kip song ao ba dao voi bia sach cua gioi tre-Hinh-15

Ăn miếng táo thôi có gì đâu cơ chứ.

Giới trẻ châu Á 'tiêu tiền như người Mỹ' và gánh nặng nợ ngập đầu

"Với giới trẻ ngày nay, tiền là thứ để tiêu. Chúng tôi không có tiền tiết kiệm và cũng không bận tâm về điều đó".

Zing.vn trích dịch bài viết trên Wall Street Journal, Nikkei và Foreign Policy về lối sống không nghĩ đến chuyện tiết kiệm, sẵn sàng vay mượn để tiêu xài thoải mái của giới trẻ châu Á.

Đọc nhiều nhất

Tin mới