Bắn hạ vệ tinh vũ trụ, Ấn Độ gửi thông điệp gì tới Trung Quốc?

Một tháng sau khi chiếc máy bay Không quân Ấn Độ bị bắn rơi trong cuộc xung đột với láng giềng Pakistan, New Delhi đã chứng tỏ tiềm lực của một loại vũ khí mới nhắm đến đối thủ khác, với sức mạnh địa chính trị lớn hơn: Trung Quốc.
 

Bắn hạ vệ tinh vũ trụ, Ấn Độ gửi thông điệp gì tới Trung Quốc?
Ngày 27/3, trong thông điệp quốc gia, Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố Ấn Độ đã “trở thành cường quốc vũ trụ” bằng việc phóng một tên lửa đạn đạo tự chế lên độ cao 300km, phá hủy một vệ tinh trên quỹ đạo Trái đất.
Theo Bloomberg, động thái này – diễn ra vài tuần trước cuộc bầu cử quốc gia – đã gửi một thông điệp mạnh mẽ đến những đối thủ sở hữu vũ khí hạt nhân của Ấn Độ là Trung Quốc và Pakistan, đồng thời làm thay đổi tính toán chiến lược của châu Á bởi việc chứng minh New Delhi có khả năng tiêu diệt vệ tinh của đối phương.
Ban ha ve tinh vu tru, An Do gui thong diep gi toi Trung Quoc?
 Người dân xem truyền hình trực tiếp thông điệp quốc gia của ông Narendra Modi ngày 27/3. Ảnh: AFP
Bước phát triển trên cho thấy Ấn Độ, vốn chật vật lâu nay để đẩy nhanh tốc độ mua sắm vũ khí mới và công nghệ quốc phòng lạc hậu, đang tiến gần hơn đến việc sánh vai cùng Trung Quốc, Nga và Mỹ - những nước có thể làm gián đoạn hệ thống thông tin của kẻ thù.
“Về cơ bản, Ấn Độ đang muốn nói rằng chúng tôi là một cường quốc quân sự có mạnh mẽ - nó không nhắm cụ thể bất kỳ quốc gia nào, nhưng đó là một thông điệp gửi tới tất cả các đối thủ của Ấn Độ”, ông Ajey Lele, đại tá không quân nghỉ hưu và hiện là thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng, cho biết. Ông nói: “Nếu ai đó muốn làm gì các vệ tinh của chúng tôi, chúng tôi có khả năng làm điều tương tự với vệ tinh của họ”.
“Nhóm độc quyền”
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết New Delhi không tham gia chạy đua vũ trang, song xác nhận rằng “với vụ thử trên, Ấn Độ gia nhập một nhóm độc quyền các quốc gia vũ trụ bao gồm Mỹ, Nga và Trung Quốc”. Sức mạnh vũ trụ đang gia tăng của Bắc Kinh – từng thử nghiệm bắn vệ tinh 12 năm trước – đã thôi thúc Tổng thống Mỹ Donald Trump theo đuổi nỗ lực lập ra một “lực lượng vũ trụ”.
“Trung Quốc rõ ràng là một phần của phép tính trên” - đó là nhận định của ông Rajeswari Pillai Rajagopalan, chuyên gia hàng đầu về sáng kiến chính sách vũ trụ và hạt nhân tại Tổ chức Nghiên cứu Giám sát Ấn Độ. Theo ông, vụ phóng tên lửa bắn vệ tinh tương tự của Trung Quốc năm 2007 đã đóng vai trò là “lời thức tỉnh” lớn đến Ấn Độ. “Nó có tác dụng răn đe, và đó rõ ràng là điều mà Ấn Độ muốn truyền đạt”, ông Rajagopalan nói.
Ban ha ve tinh vu tru, An Do gui thong diep gi toi Trung Quoc?-Hinh-2
Học sinh Ấn Độ chào mừng vụ phóng tên lửa bắn hạ vệ tinh thành công. Ảnh: AFP 
Quan hệ của New Delhi với Bắc Kinh, vốn bị căng thẳng bởi các tranh chấp biên giới, đã leo thang hơn nữa khi cả hai chạy đua để giành sức ảnh hưởng trong khu vực. Bắc Kinh đã thúc đẩy hợp tác kinh tế và quân sự đến mức gần chưa từng thấy với Islamabab, trong khi New Delhi cải thiện quan hệ với Washington.
Trung Quốc đang bỏ xa nước láng giềng kém phát triển hơn khi trở thành quốc gia đầu tiên đáp tàu thăm dò xuống “vùng tối” của Mặt trăng hồi tháng 1. Chương trình vũ trụ của Trung Quốc đã lập ra Lực lượng hỗ trợ chiến lược năm 2015 nhằm phát triển tiềm lực hơn nữa.
John Blaxland, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc phòng và chiến lược tại Đại học Quốc gia Australia, tin rằng vụ bắn vệ tinh nhằm thể hiện Ấn Độ “đang hành động” trong vũ trụ. “Các láng giềng của Ấn Độ sẽ phải suy nghĩ kỹ trước khi tiến hành bất kỳ cuộc đụng độ vũ trụ nào trong tương lai”, ông Blaxland nhận xét.
Vụ phóng cũng là thông điệp giúp khẳng định nhiều phương diện trong lòng quốc gia này. Về mặt quân sự, nước này đã chứng tỏ được khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo của kẻ địch. Về mặt chính trị, nó cho thấy sức mạnh quân sự và công nghệ của Ấn Độ ngay trước thềm cuộc tuyển cử quan trọng có thể định đoạt số phận chính trị của ông Modi.
“Điều này đem đến cho ông Modi cơ hội để tự hào về sức mạnh kỹ thuật của nước này ngay trước kỳ bầu cử”, ông Sam Roggeveen, Giám đốc Chương trình an ninh quốc tế tại Viện Lowy ở Sydney đánh giá.
Người dân xem truyền hình trực tiếp thông điệp quốc gia của ông Narendra Modi ngày 27/3. Ảnh: AFP

Chuyên gia Ấn Độ nói gì về cuộc xung đột Kashmir với Pakistan?

(Kiến Thức) - Xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan diễn biến căng thẳng trong những ngày qua với việc hai bên tuyên bố bắn hạ chiến đấu cơ của nhau. Mới đây, một nhà phân tích đối ngoại Ấn Độ đã chia sẻ quan điểm của bà về vấn đề này.

Chuyên gia Ấn Độ nói gì về cuộc xung đột Kashmir với Pakistan?
Xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan tại khu vực biên giới leo thang những ngày gần đây bắt nguồn từ việc phiến quân Jaish-e-Mohamad (JeM), một nhóm khủng bố Hồi giáo hoạt động tại Pakistan, tấn công đoàn xe an ninh của Ấn Độ tại huyện Phulwama thuộc bang Jammu và Kashmir, khiến 45 sĩ quan bán quân sự Ấn Độ thiệt mạng hôm 14/2. Đây được xem là vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất Ấn Độ kể từ năm 2008.
Đến ngày 26/2, Ấn Độ tuyên bố không kích tiêu diệt hoàn toàn một doanh trại của nhóm khủng bố cực đoạn Jaish-e-Mohamad trên đất Pakistan. Đến ngày 27/2, Pakistan thông báo đã bắn hạ 2 máy bay và bắt sống phi công Ấn Độ, còn New Delhi tuyên bố bắn hạ 1 máy bay của Pakistan.

Chân dung phi công Ấn Độ vừa được Pakistan thả về nước

(Kiến Thức) - Abhinandan Varthaman, phi công Ấn Độ bị Pakistan bắt giữ hôm 27/2, đã trở lại Ấn Độ sau khi được Islamabad phóng thích. Động thái này của Pakistan sẽ góp phần xoa dịu căng thẳng hiện nay giữa hai nước.

Chân dung phi công Ấn Độ vừa được Pakistan thả về nước
Chan dung phi cong An Do vua duoc Pakistan tha ve nuoc
Theo hãng thông tấn Reuters, phi công Ấn Độ Abhinandan Varthaman, người điều khiển chiếc chiến đấu cơ Ấn Độ bị Pakistan bắn hạ và bắt giữ hôm 27/2 tại khu vực tranh chấp Kashmir, đã trở về Ấn Độ hôm 1/3. (Nguồn ảnh: Reuters) 
Chan dung phi cong An Do vua duoc Pakistan tha ve nuoc-Hinh-2
 Phi công Varthaman được lực lượng vũ trang hộ tống đến khu vực biên giới Pakistan-Ấn Độ tại Wagah, Pakistan, ngày 1/3.
Chan dung phi cong An Do vua duoc Pakistan tha ve nuoc-Hinh-3
Bộ Ngoại giao Pakistan thông báo, Varthaman được đối xử phù hợp với luật pháp quốc tế và việc phóng thích phi công này "nhằm làm giảm căng thẳng gia tăng với Ấn Độ". 
Chan dung phi cong An Do vua duoc Pakistan tha ve nuoc-Hinh-4
Đoàn xe chở phi công Ấn Độ Varthaman đi qua lối vào cửa khẩu biên giới Wagah gần Lahore, Pakistan, ngày 1/3. Được biết, nhiều người dân Ấn Độ đã tập trung ở khu vực biên giới hai nước để đón phi công Varthaman.
Chan dung phi cong An Do vua duoc Pakistan tha ve nuoc-Hinh-5
 Các binh sĩ Ấn Độ đứng gác tại biên giới Wagah ở vùng ngoại ô phía bắc thành phố Amritsar, Ấn Độ, ngày 1/3.
Chan dung phi cong An Do vua duoc Pakistan tha ve nuoc-Hinh-6
Bộ Ngoại giao Pakistan cho biết Varthaman được đối xử phù hợp với luật pháp quốc tế và việc phóng thích anh này "nhằm giảm căng thẳng gia tăng với Ấn Độ". Ảnh: Nhiều người dân Ấn Độ đã tập trung ở khu vực biên giới hai nước để đón phi công Varthaman.
Chan dung phi cong An Do vua duoc Pakistan tha ve nuoc-Hinh-7
Xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan tại khu vực biên giới leo thang những ngày gần đây bắt nguồn từ việc phiến quân Jaish-e-Mohamad (JeM), một nhóm khủng bố Hồi giáo hoạt động tại Pakistan, tấn công đoàn xe an ninh của Ấn Độ tại huyện Phulwama thuộc bang Jammu và Kashmir, khiến 45 sĩ quan thiệt mạng hôm 14/2. 
Chan dung phi cong An Do vua duoc Pakistan tha ve nuoc-Hinh-8
 Hôm 26/2, Ấn Độ tuyên bố không kích tiêu diệt hoàn toàn một doanh trại của nhóm khủng bố cực đoạn Jaish-e-Mohamad trên đất Pakistan. Đến ngày 27/2, Pakistan bắn hạ 2 máy bay Ấn Độ trong không phận Pakistan. Một máy bay rơi xuống khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát trong khi máy bay còn lại rơi xuống phía Ấn Độ. Quân đội Ấn Độ sau đó đáp trả và bắn hạ một tiêm kích F-16 của Pakistan bị cáo buộc xâm phạm không phận.
Chan dung phi cong An Do vua duoc Pakistan tha ve nuoc-Hinh-9
Các em nhỏ Ấn Độ mang theo quốc kỳ và băng rôn, khẩu hiệu tập trung ở Mumbai, Ấn Độ, ngày 28/2 để chào mừng phi công Varthaman, sau khi Thủ tướng Pakistan Imran Khan thông báo Pakistan sẽ thả phi công này vào ngày 1/3. 
Chan dung phi cong An Do vua duoc Pakistan tha ve nuoc-Hinh-10
 Phóng viên báo chí, truyền thông chờ đón phi công Varthaman ở vùng ngoại ô phía bắc thành phố Amritsar ngày 1/3.
Chan dung phi cong An Do vua duoc Pakistan tha ve nuoc-Hinh-11
 Phi công Abhinandan ngồi trên một chiếc xe ở vùng ngoại ô phía bắc thành phố Amritsar, Ấn Độ, ngày 1/3.

Mời độc giả xem thêm video: Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan (Nguồn: VTC14)

Choáng ngợp những kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới

(Kiến Thức) - Trong số những kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới do trang Insider bình chọn có Vịnh Hạ Long của Việt Nam, vịnh hẹp Geirangerfjord ở Na Uy hay hồ Hillier của đất nước Australia,...

Choáng ngợp những kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới
Choang ngop nhung ky quan thien nhien dep nhat the gioi
 Theo Insider, Vịnh Hạ Long - một trong những địa điểm du lịch hàng đầu Việt Nam - nằm trong số những kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới. Được biết, Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1994. (Nguồn ảnh: Insider)
Choang ngop nhung ky quan thien nhien dep nhat the gioi-Hinh-2
 Vịnh hẹp Geirangerfjord dài 15 km là vịnh nổi tiếng nhất Na Uy. Năm 2005, kỳ quan thiên nhiên này cũng đã được công nhận là Di sản thế giới.
Choang ngop nhung ky quan thien nhien dep nhat the gioi-Hinh-3
 Hồ Nakuru ở Kenya được bao quanh bởi các đầm lầy và đồng cỏ. Hồ này đã trở thành một nơi thu hút số lượng lớn loài hồng hạc.
Choang ngop nhung ky quan thien nhien dep nhat the gioi-Hinh-4
 Tegalalang là một trong những ruộng bậc thang nổi tiếng nhất Indonesia.
Choang ngop nhung ky quan thien nhien dep nhat the gioi-Hinh-5
 Hồ Masazir nằm cách thủ đô Baku của Azerbaijan không xa. Hồ nước có màu hồng là do loài sinh vật có tên halophile.
Choang ngop nhung ky quan thien nhien dep nhat the gioi-Hinh-6
Salar de Uyuni ở Bolivia là cánh đồng muối lớn nhất thế giới. 
Choang ngop nhung ky quan thien nhien dep nhat the gioi-Hinh-7
Thạch Lâm hay Rừng đá là một khu rừng đá tự nhiên tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. 
Choang ngop nhung ky quan thien nhien dep nhat the gioi-Hinh-8
 Hồ Hillier ở Australia là một trong những hồ nước đặc biệt nhất hành tinh bởi màu hồng tự nhiên của nó.
Choang ngop nhung ky quan thien nhien dep nhat the gioi-Hinh-9
Hang động Waitomo Glowworm ở New Zealand nổi tiếng khắp thế giới nhờ hàng nghìn con giun phát sáng. 
Choang ngop nhung ky quan thien nhien dep nhat the gioi-Hinh-10
Sông Caño Cristales ở Colombia còn được biết đến với cái tên "sông ngũ sắc". 
Choang ngop nhung ky quan thien nhien dep nhat the gioi-Hinh-11
 Bãi biển Reynisfjara ở Vik, Iceland, nổi tiếng với bãi cát đen và những cột đã bazan ấn tượng, tạo nên khung cảnh hùng vĩ.

Choang ngop nhung ky quan thien nhien dep nhat the gioi-Hinh-12
 Hẻm núi Grand Canyon vĩ đại ở tiểu bang Arizona, Mỹ, cũng nằm trong những đệ nhất kỳ quan thiên nhiên của nhân loại.

Choang ngop nhung ky quan thien nhien dep nhat the gioi-Hinh-13
 Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở bãi biển Na Pali, Hawaii (Mỹ).

Choang ngop nhung ky quan thien nhien dep nhat the gioi-Hinh-14
 Bãi biển “lấp lánh ánh sao” Bioluminescent ở Maldives. Hiện tượng đặc biệt này xuất hiện là nhờ những loài sinh vật phù du có khả năng phát sáng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.