Bạn có biết "tứ trụ cao thủ" phái Thiếu Lâm là những ai không?

Dù ở bộ tiểu thuyết nào đi nữa, Thiếu Lâm Tự luôn là nơi ngọa hổ tàng long, ẩn chứa nhiều cao thủ với tu vi võ công thượng thừa mà người đời ít biết tới.

Bạn có biết "tứ trụ cao thủ" phái Thiếu Lâm là những ai không?

Phương Chứng đại sư

Xuất hiện trong bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ, Phương Chứng đại sư lúc bấy giờ đang là chưởng môn phái Thiếu Lâm, đức cao vọng trọng. Tuy nhiên, khác với tưởng tượng của Lệnh Hồ Xung hay các nhân sĩ giang hồ khác, Phương Chứng đại sư xuất hiện với vẻ ngoài rất "bình dị": "Một vị lão tăng người thấp lùn nhỏ bé, với vẻ mặt sầu khổ không hiểu đã bao nhiêu tuổi".

Võ công của vị đại sư này đã đạt tới mức xuất thần nhập hóa. Với nội công Dịch Cân Kinh hùng hậu lại có thêm Thiên Thủ Như Lai Chưởng thâm sâu, Phương Chứng đại sư còn tỏ ra "trên cơ" Nhậm Ngã Hành.

Bạn có biết "tứ trụ cao thủ" phái Thiếu Lâm là những ai không? ảnh 1

Nếu như độc giả thán phục trước tu vi tuyệt thế của Phương Chứng đại sư 9 phần thì còn ngưỡng mộ bởi tấm lòng từ bi của ông 10 phần. Bất chấp việc Nhậm Doanh Doanh từng sát hại vài đệ tử Thiếu Lâm, ông vẫn sẵn lòng cứu giúp Lệnh Hồ Xung, thậm chí còn ngỏ lời muốn truyền thụ Dịch Cân Kinh nếu hắn chịu gia nhập phái Thiếu Lâm.

Sau này, khi quần hùng tụ tập đối phó Nhậm Ngã Hành, Nhậm Doanh Doanh và Hướng Vấn Thiên, dù cán cân lực lượng chênh lệch hẳn về chính phái, Phương Chứng đại sư vẫn đưa ra yêu cầu rất... công bằng. 3 trận đấu, 6 người tham gia, chính phái thắng thì tạm giam 3 vị lại chùa 10 năm để tạo phúc cho đồng đạo, chính phái thua, 3 vị được tự do xuống núi.

Ban co biet

Không Kiến thần tăng

Không xuất hiện trực tiếp nhưng Không Kiến thần tăng vẫn khiến độc giả phải thừa nhận qua lời kể của Tạ Tốn trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký. Lúc đó, Không Kiến thần tăng cũng đang là "phương trượng" chùa Thiếu Lâm, đứng đầu "tứ đại thần tăng",người duy nhất luyện thành Kim Cương Bất Hoại Thể Thần Công trong tất cả các bộ truyện của Kim Dung.

Sau khi Thành Côn bái ông làm thầy, vì muốn hóa giải thù hận giữa kẻ đại ác nhân này với Tạ Tốn, Không Kiến thần tăng đã lấy thân mình để hứng trọn 13 quyền Thất Thương.

Theo lời Tạ Tốn, mỗi quyền ông đánh ra, Không Kiến thần tăng lại tiến lên một bước, dùng cơ thể đỡ trực tiếp Thất Thương Quyền, làm phản lực dội ngược lại người ra chiêu. Tạ Tốn đánh ra càng mạnh, lực phản lại càng lớn. Tuy nhiên, do sự cố, Không Kiến thần tăng đã viên tịch, để lại nuối tiếc lớn nhất đời cho Kim Mao Sư Vương.

Bạn có biết "tứ trụ cao thủ" phái Thiếu Lâm là những ai không? ảnh 3

Giác Viễn đại sư

Côn Luân Tam Thánh Hà Túc Đạo lúc bấy giờ vì muốn tỉ thí với võ học Thiếu Lâm, cũng tiện đường chuyển lời sau cuối của Doãn Khắc Tây mà quyết lên núi. Ông đã chạm trán Giác Viễn đại sư, chỉ là nhà sư trông coi Tàng Kinh Các, hàng ngày quét bụi, lau ghế, chống mối mọt. Tuy nhiên, do vô tình học được cuốn "kinh lăng già", Giác Viễn đại sư đã luyện thành Cửu Dương Thần Công vô cùng thâm hậu, đả bại Hà Túc Đạo, khiến y tuyệt vọng, đau đớn khi biết mình còn thua cả kẻ vô danh chốn Thiếu Lâm.

Ban co biet

Xuất hiện ở cuối Thần Điêu Đại Hiệp, Giác Viễn đại sư là nhân vật làm tiền đề cho sự xuất hiện của Trương Tam Phong (Trương Quân Bảo) sau này. Ông là một nhà sư rất đỗi bình thường nhưng cơ duyên lại học được Cửu Dương Thần Công, đánh bại cường địch, càng khiến uy danh phái Thiếu Lâm nổi bật trên giang hồ. Trường hợp của Giác Viễn đại sư chính là minh chứng cho câu nói Thiếu Lâm xuất cao thủ, ngọa hổ tàng long.

Bạn có biết "tứ trụ cao thủ" phái Thiếu Lâm là những ai không? ảnh 5

Vô danh thần tăng

Nói là "vô danh" vì nhân vật này vốn không được Kim Dung đặt tên, thân phận lại càng bình thường hơn nữa, chỉ là nhà sư chuyên... quét lá trong chùa. Xuất hiện ngắn ngủi ở Thiên Long Bát Bộ, Vô danh thần tăng để lại ấn tượng mãnh liệt với toàn bộ bạn đọc. Chẳng ai biết môn võ công của vị sư này là gì, ông đã luyện qua bao nhiêu năm hay thực chiến với những kẻ địch cao cường thế nào. Chỉ biết rằng, với 2 chưởng, Vô danh thần tăng đã đánh gục Mộ Dung Bác và Tiêu Viễn Sơn, chỉ dùng 1 tay để đỡ Hàng Long Thập Bát Chưởng từ Kiều Phong, người được coi là cao thủ mạnh nhất lúc bấy giờ.

Ban co biet

Theo nhiều ý kiến đánh giá, Vô danh thần tăng đã rèn luyện võ học từ thuở còn rất bé cho tới tận lúc này, toàn bộ chiêu thức, toàn bộ tuyệt học từ phái Thiếu Lâm đều ẩn tàng trong vị thần tăng bình dị. Những cao thủ đương thời lúc đó khi đối mặt Vô danh thần tăng đều thua thiệt vài phần, ngay cả Kiều Phong là người sử dụng Hàng Long Thập Bát Chưởng tinh túy nhất cũng có vẻ kém cạnh. Như vậy mới đủ thấy nền tảng võ học từ phái Thiếu Lâm được cố nhà văn Kim Dung lồng ghép khéo léo tới mức nào.

Đặc biệt, Vô danh thần tăng dù không có tên tuổi, thân thế cũng bí ẩn nhưng lại là nhân vật được độc giả xét vào hàng "cao nhân ẩn thế", sức mạnh quán tuyệt thiên hạ trong suốt các bộ tiểu thuyết Kim Dung. Tu vi võ công của ông còn được so sánh với 2 nhân vật nổi tiếng khác là Độc Cô Cầu Bại và Trương Tam Phong, cũng là những nhất đại cao thủ khó ai sánh bằng.  

7 điều bí ẩn về Thiếu Lâm Tự không phải ai cũng biết

Bạn có biết thủy tổ Thiếu Lâm là người Ấn Độ và 1 trong những vị sư danh dự nhất Thiếu Lâm là người phương Tây?

7 điều bí ẩn về Thiếu Lâm Tự không phải ai cũng biết
7 dieu bi an ve Thieu Lam Tu khong phai ai cung biet
 Dưới đây là 7 điều về Thiếu Lâm mà bạn chưa biết. 1. Nguồn gốc của Thiếu lâm: Thủy tổ của Thiếu Lâm Tự là Bồ đề đạt ma. Ông là một nhà sư được cho là từ Ba Tư hoặc Nam Ấn Độ sang Trung Quốc vào thế kỉ thứ 5 hay thứ 6 để truyền bá Phật giáo. Trường phái Phật giáo do Bồ-đề-đạt-ma lập ra ở Thiếu Lâm trở thành nền tảng cho Thiền tông sau này. Sau đó, Hiếu Văn Đế của nhà Bắc Ngụy xây dựng Thiếu Lâm Tự ở phía bắc núi Thiếu Thất, đỉnh phía tây của Tung Sơn, một trong các ngọn núi linh thiêng của Trung Quốc.

Kiến trúc tuyệt mỹ của “Thiếu Lâm Tự” nổi tiếng Việt Nam

(Kiến Thức) - Gắn với sự nghiệp thiền sư Chuyết Chuyết đến từ Trung Hoa, chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh còn được biết đến với tên gọi "Thiếu Lâm Tự". Đây được coi là một trong những ngôi chùa cổ có kiến trúc hoàn chỉnh nhất còn lại ở Việt Nam.

Kiến trúc tuyệt mỹ của “Thiếu Lâm Tự” nổi tiếng Việt Nam
Kien truc tuyet my cua “Thieu Lam Tu” noi tieng Viet Nam
Nằm ở thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chùa Bút Tháp là một trong những ngôi chùa cổ có kiến trúc hoàn chỉnh nhất còn lại ở Việt Nam. Chùa còn được biết đến với các tên gọi khác chùa Nhạn Tháp, Thiếu Lâm Tự, Hoàng Cung Tự.
Kien truc tuyet my cua “Thieu Lam Tu” noi tieng Viet Nam-Hinh-2
Theo sách Địa chí Hà Bắc (xuất bản năm 1982), chùa Bút Tháp có từ đời vua Trần Thánh Tông (1258-1278). Đến thế kỷ 17, chùa trở nên nổi tiếng với sư trụ trì là Hòa thượng Chuyết Chuyết (1590-1644) đến từ Trung Hoa. Năm 1644, Hòa thượng viên tịch, kế nghiệp là Thiền sư Minh Hạnh.

Môn võ công nào lợi hại nhất trong tiểu thuyết Kim Dung?

Độc giả mê tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung chắc hẳn đều rất quen thuộc với Cửu Dương thần công, Cửu Âm chân kinh, Quỳ Hoa bảo điển hay Độc Cô cửu kiếm…

Môn võ công nào lợi hại nhất trong tiểu thuyết Kim Dung?
Những chiêu thức võ thuật huyền thoại trong chưởng Kim Dung Nhà văn Kim Dung ra đi và để lại cho người hâm mộ kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trong đó, những chiêu thức võ thuật từng là thơ ấu, là ký ức khó quên của bao người.

Một trong những điểm đặc sắc nhất của tiểu thuyết Kim Dung là cách ông mô tả võ công và những cảnh giao chiến rất độc đáo, đầy sáng tạo. Các môn võ được Kim Dung nghệ thuật hóa, cá tính hóa, thậm chí triết lý hóa, do đó không đơn giản “đọc để mua vui” mà còn ẩn chứa bên trong những ý nghĩa sâu sắc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới