Bản chất của người: Tàn khốc, bi tráng

“Bản chất của người” - Năm 2024, Han Kang (Hàn Quốc) trở thành người phụ nữ châu Á đầu tiên thắng Nobel Văn học nhờ các tác phẩm "đề cập trực diện những chấn thương lịch sử và phơi bày sự mong manh của kiếp người".

"Bản chất của người" là một tác phẩm văn học sâu sắc và đầy cảm xúc của nhà văn Hàn Quốc Han Kang, lấy bối cảnh từ sự kiện lịch sử có thật: Phong trào Dân chủ Gwangju năm 1980. Đây là một trong những tiểu thuyết xuất sắc và giàu sức lay động nhất của Han Kang, được chính tác giả thừa nhận là "tác phẩm mà tôi không thể trốn tránh, không thể không viết, nếu không viết, không vượt qua, có lẽ tôi sẽ không thể đi tiếp đến bất cứ đâu".
Ban chat cua nguoi: Tan khoc, bi trang
 "Bản chất của người" là một tác phẩm văn học sâu sắc và đầy cảm xúc của nhà văn Hàn Quốc Han Kang. Ảnh: Hoàng Mai.
Phong trào Dân chủ Gwangju diễn ra vào tháng 5 năm 1980, khi người dân Gwangju, phần lớn là học sinh sinh viên, nổi dậy chống lại chế độ độc tài quân sự của Chun Doo-hwan. Cuộc biểu tình này nhanh chóng bị đàn áp dã man, gây ra thương vong lớn và để lại vết thương sâu sắc trong lịch sử Hàn Quốc.
Vào ngày 18/5/1980, sau một thời gian dài chịu đựng sự áp bức tàn bạo của những kẻ độc tài như Park Chung Hee và Chun Doo Hwan, nhân dân Gwangju đã đồng loạt nổi dậy. Thành phố nhanh chóng chìm trong hỗn loạn khi chính quyền, dưới sự chỉ huy của một tên ác quái và quân đội tàn nhẫn, đã không ngần ngại dùng vũ lực tàn bạo để dập tắt cuộc kháng cự. Họ bắt bớ, đánh đập, và thậm chí nổ súng vào đám đông biểu tình.
Khi những người dân tụ tập, căng biểu ngữ, thì tất cả mọi đều đồng thanh cùng hát bài Arirang đến khản cả cổ. Trong đó có đoạn:
Sau khi bạn chết, chẳng thể nào làm được lễ tang. Cuộc đời tôi đã trở thành lễ tang của bạn.
Chỉ sau chín ngày, vào ngày 27/5, cuộc nổi dậy cơ bản đã bị dập tắt, dù tinh thần đấu tranh của những người yêu tự do vẫn không hề bị khuất phục. Tuy vậy, phải mãi đến nhiều năm sau, sự hy sinh của nhân dân Gwangju mới được công nhận, và cuộc nổi dậy trở thành biểu tượng của phong trào đấu tranh dân chủ, trong khi những kẻ gây nên thảm kịch phải trả giá cho tội ác của mình.
Dù đã trôi qua hàng thập kỷ, vết thương sâu sắc từ quá khứ vẫn không thể nào lành lại, những ký ức kinh hoàng vẫn ám ảnh những người sống sót, để lại những nỗi đau khó có thể quên.
Những sự kiện đau thương đó đã buộc Han Kang, khi chứng kiến tất cả sự thực thảm khốc mới là cô bé 10 tuổi, sau này đã phải cầm bút viết lên những ký ức mà bà không thể né tránh.
Ban chat cua nguoi: Tan khoc, bi trang-Hinh-2
 
Tiểu thuyết được cấu trúc thành sáu chương và một đoạn kết, mỗi phần kể về một góc nhìn khác nhau liên quan đến sự kiện Gwangju:
1. Con chim non: Câu chuyện về một thiếu niên mười lăm tuổi đi tìm người bạn bị thương và chứng kiến sự tàn bạo của quân đội.
2. Hơi thở đen: Lời kể của hồn ma thiếu niên sau khi chết trên chiến luỹ, chứng kiến hành động quả cảm và tuyệt vọng của những người biểu tình.
3. Bảy cái tát: Câu chuyện của một cô nhân viên xuất bản bị cảnh sát chìm nghi ngờ và bạo hành, tái hiện những ký ức đau thương.
4. Thép và máu: Lời kể của một người chỉ huy trên chiến luỹ bị bắt giam và tra tấn cùng đồng đội.
5. Mắt của đêm: Lời kể của một nữ chiến sĩ tham gia chiến đấu, ghi lại những gì mắt thấy tai nghe trong những ngày bi thảm.
6. Về nơi hoa nở: Câu chuyện của người mẹ mất con, tìm đến nơi con trai bị kẹt lại, nỗi đau kéo dài mấy chục năm sau.
7. Đoạn kết: Ngọn đèn tuyết phủ: Tác giả trực tiếp kể lại quá trình gặp gỡ nhân chứng, sưu tầm tài liệu và cảm nhận về vụ đàn áp phong trào Gwangju.
Ban chat cua nguoi: Tan khoc, bi trang-Hinh-3
 Nhà văn Han Kang, 54 tuổi, là tác giả Hàn Quốc gây chú ý văn đàn thế giới. Ảnh: Alamy.
Với “Bản chất của người”, Han Kang phơi bày không che đậy sự bạo tàn vô nhân tính, đồng thời đặt ra câu hỏi về bản chất thực sự của con người. Tác phẩm vừa vươn tầm phổ quát lại vừa bén rễ riêng tư, đã lay động tâm can hàng triệu độc giả.
Trong tác phẩm, tác giả đã đặt ra câu hỏi, có phải con người là một sinh vật tàn nhẫn từ trong bản chất? Hay đó chỉ là những trải nghiệm phổ biến của chúng ta? Có phải chúng ta chỉ đang sống trong ảo tưởng về phẩm giá con người, còn thực ra bất cứ lúc nào, chúng ta cũng có thể biến thành một thứ chẳng là gì cả, thành sâu bọ, thành thú vật, thành một đống mủ dịch lẫn lộn? Bị sỉ nhục, bị bôi nhọ, bị tàn sát, phải chăng đó là bản chất của con người đã được chứng minh trong lịch sử?
“Tôi đang chiến đấu. Ngày nào tôi cũng một mình chiến đấu. Tôi chiến đấu với nỗi nhục nhã vì mình đã sống sót, và vì mình vẫn còn đang sống tiếp. Tôi chiến đấu với sự thật rằng mình cũng là con người. Tôi chiến đấu với ý nghĩ rằng chỉ có cái chết mới là con đường duy nhất có thể kéo tôi thoát khỏi sự thật đó. Cùng là con người với nhau, anh có thể cho tôi một câu trả lời không?", trích đoạn trong tác phẩm.
Với lối viết giàu chất thơ và mang tính thử nghiệm, Han Kang đã khắc họa một cách mạnh mẽ những vết thương lịch sử cũng như sự mỏng manh của con người. Tác phẩm "Bản chất của người" không chỉ là một cuốn tiểu thuyết lịch sử, mà còn là một lời nhắc nhở về khả năng tàn bạo tiềm ẩn trong mỗi con người, và sự cần thiết của lòng nhân ái và sự thấu hiểu để vượt qua những đau thương trong quá khứ.
Han Kang sinh năm 1970 tại thành phố Gwangju, Hàn Quốc trước khi cùng gia đình chuyển đến thủ đô Seoul khi mới 9 tuổi. Cô có nền tảng văn học từ bé: cha cô là tiểu thuyết gia nổi tiếng Han Seung-won. Bên cạnh viết lách, cô cũng dành trọn tâm huyết cho nghệ thuật và âm nhạc, điều này phản ánh trong toàn bộ văn nghiệp của cô.
Sự nghiệp văn chương của Han Kang bắt đầu vào năm 1993 với một số bài thơ xuất bản trên tạp chí Văn học và xã hội. Tác phẩm văn xuôi đầu tay của cô là tập truyện ngắn Love of Yeosu (tạm dịch: Tình yêu Yeosu ) ra mắt vào năm 1995. Ngay sau đó là một số tác phẩm văn xuôi khác, bao gồm cả tiểu thuyết và truyện ngắn. Đáng chú ý trong số đó là tiểu thuyết Your Cold Hands (tạm dịch: Tay người thì lạnh) - ghi đậm dấu ấn về sở thích nghệ thuật của Han Kang.
Han Kang được độc giả Việt Nam biết đến qua các tác phẩm Người ăn chay, Trắng, Bản chất của người.

Ý kiến của nhà khoa học được tiếp thu tối đa trong xây dựng luật

ĐBQH Phan Xuân Dũng cho biết, phần lớn ý kiến của các nhà khoa học VUSTA đều được cân nhắc, tiếp thu trong quá trình hoàn chỉnh các dự án luật tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Sớm đưa luật vào cuộc sống, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội

Các đại biểu đề nghị cần nhanh chóng, bảo đảm đưa các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành 51 nội dung của các lĩnh vực: xây dựng pháp luật; giám sát tối cao; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, thể chế hóa các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, góp phần quan trọng vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trao đổi bên hành lang Quốc hội với PV Tri thức và Cuộc sống, các đại biểu đều khẳng định ý nghĩa quan trọng của Kỳ họp này và đề nghị nhanh chóng, bảo đảm đưa các luật, nghị quyết được thông qua vào cuộc sống.
Tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” giải phóng nguồn lực

PGS.TS Đậu Xuân Cảnh: Không được học, người biết cây thuốc sẽ ít

Theo PGS.TS Đậu Xuân Cảnh, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, Việt Nam có nguồn dược liệu phong phú, đủ để chăm sóc sức khỏe người dân. Nhưng điều đáng lo ngại là nếu không được đào tạo, những người biết về cây thuốc sẽ ít dần.

Năm 2024, PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh vinh dự là 1 trong 135 trí thức cả nước được Liên hiệp các Hội KH& KT Việt Nam tôn vinh là "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu.
PGS.TS Dau Xuan Canh: Khong duoc hoc, nguoi biet cay thuoc se it
 PGS.TS Đậu Xuân Cảnh (hàng trên cùng, thứ 2 từ trái qua) vinh dự được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trao tặng danh hiệu “Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu” năm 2024.

Đọc nhiều nhất

Tin mới