Bài toán bảo đảm lương thực tại châu Âu giữa đại dịch COVID-19

Ưu tiên lớn nhất của chính phủ các nước châu Âu là phải đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của dân chúng, đặc biệt là lương thực, không bị thiếu hụt.

Bài toán bảo đảm lương thực tại châu Âu giữa đại dịch COVID-19
Nước Pháp chính thức thực thi các lệnh phong toả từ ngày 11/3 và từ thời điểm đó, các hoạt động kinh tế gần như tê liệt, chỉ còn lại những ngành có vai trò thiết yếu cho đời sống của người dân và sự vận hành của đất nước trong thời gian khủng hoảng.
Một loạt thách thức đặt ra đối với nhiệm vụ đảm bảo đầy đủ lương thực cho hơn 60 triệu người, trong bối cảnh hầu như toàn bộ các nước châu Âu cùng bị phong toả, biên giới Châu Âu bị đóng cửa, khiến hàng triệu lao động từ các nước Đông Âu và Bắc Phi, vốn chiếm đến 2/3 số lao động thời vụ trong các trang trại tại Pháp, không thể đến Pháp làm việc trong các trang trại. Nhiều cánh đồng rau quả đến vụ thu hoạch không có nhân công.
Bai toan bao dam luong thuc tai chau Au giua dai dich COVID-19
Một nhóm lao động tại một trang trại ở Tây Ban Nha. 
Theo một thống kê, tính đến đầu tháng 4, sau hơn 3 tuần phong toả, các trang trại và các công ty lương thực Pháp thiếu hụt từ 10-15% nhân công, các công ty vận tải cũng đối mặt với làn sóng nghỉ việc từ lao động khi những người này lo ngại an toàn cho bản thân khi phải làm việc mà thiếu đồ bảo hộ. Tuy nhiên, bất chấp các khó khăn, cho đến nay Pháp vẫn đảm bảo được đầy đủ lương thực cho toàn bộ dân chúng. Nhiệm vụ đầu tiên và lớn nhất, đó là phải đảm bảo mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra bình thường.
Bà Christiane Lambert, Chủ tịch Liên đoàn quốc gia các công đoàn sản xuất nông nghiệp (FNSEA), nơi quy tụ các nhà sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Pháp, cho biết: “Về mặt nghề nghiệp, các nông dân không phải chịu phong toả, đây là thời điểm có rất nhiều nông dân đang làm việc với cường độ rất cao.
Chúng tôi cũng có sự tổ chức và đối thoại chặt chẽ với các nhà sản xuất, các công đoàn, các hợp tác xã, các công ty vận tải, nhà máy công nghiệp. Các Bộ trưởng cũng tập hợp chúng tôi thường xuyên để thảo luận tình hình. Chúng tôi cũng tăng cường đối thoại với các nhà phân phối, các siêu thị nên không đang và sẽ không có chuyện thiếu thốn lương thực”.
Để đối phó với việc thiếu hụt nhân công tham gia thu hoạch trong các trang trại rau, quả, từ ngày 24/3, Bộ Nông nghiệp Pháp đã kêu gọi 200 ngàn người Pháp tham gia. Đây là những lao động đang bị thất nghiệp tạm thời do lệnh phong toả, đặc biệt là những người làm trong các ngành khách sạn, nhà hàng, du lịch. Chỉ 1 ngày sau lời kêu gọi, số lao động nộp đơn đã đáp ứng đủ nhu cầu.
Tây Ban Nha cũng đã áp dụng chiến lược tương tự Pháp. Là nước xuất khẩu hoa quả lớn nhất châu Âu, Tây Ban Nha cần đến hơn 300 ngàn lao động thời vụ cho mùa thu hoạch nên bên cạnh việc huy động các lao động thất nghiệp, ngày 7/4, Chính phủ Tây Ban Nha còn ra quyết định cấp phép cho những người nhập cư bất hợp pháp được đến làm việc ở các trang trại.
Bộ trưởng Nông nghiệp Tây Ban Nha, Luis Planas cho rằng, đó là giải pháp tốt cho cả hai phía: “Cho đến ngày 30/06, các lao động này sẽ được hưởng một ngoại lệ đặc biệt, được hưởng các trợ cấp xã hội cũng như có thể có được một khoản thu nhập từ công việc trên các cánh đồng. Vì đây là một việc nặng nhọc nên rõ ràng là các lao động trẻ và những người không quá 40-45 tuổi sẽ đáng quan tâm hơn”.
Tại Đức, trước sức ép thiếu lao động, ngày 9/4, Bộ Nội vụ Đức cũng đã nới lỏng quy định, mở cửa biên giới cho phép 40 ngàn lao động Đông Âu được nhập cảnh vào Đức để đến làm việc trong các trang trại. Tuy nhiên, để đảm bảo những người này không có nguy cơ truyền bệnh Covid-19, Đức buộc các trang trại phải sắp xếp các phòng cách ly tại nơi làm việc, với tối đa 2 người/phòng cho các lao động này.
Khi các ưu tiên lớn nhất về sản xuất nông nghiệp được đảm bảo, việc vận chuyển, phân phối hàng hoá đến các chuỗi cung cấp thực phẩm cũng được xem là mắt xích quan trọng tiếp theo. Tại hầu hết các nước đều có các Uỷ ban liên bộ đặc biệt được lập ra và tiến hành thảo luận hàng ngày, với đại diện của các Bộ Kinh tế, Nông nghiệp, Giao thông-vận tải, các nghiệp đoàn giới chủ và công đoàn của người lao động.
Ở cấp độ Liên minh châu Âu, từ cuối tháng 3/2020, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen đã yêu cầu thiết lập “Làn đường xanh” tại biên giới các nước, dành riêng cho các đoàn xe vận tải chở lương thực, thuốc men, với mục tiêu thông quan trong tối đa 15 phút, thay vì phải xếp hàng dài hàng tiếng đồng hồ.
Với tất cả những biện pháp đó, châu Âu cho đến lúc này vẫn đang duy trì tốt an ninh lương thực cho hàng trăm triệu người.

Cảnh sát khắp thế giới “căng mình” trong cuộc chiến chống COVID-19

(Kiến Thức) - Hãng thông tấn Reuters mới đây đăng tải loạt ảnh ghi lại những nỗ lực của lực lượng cảnh sát khắp thế giới trong cuộc chiến chống COVID-19.

Cảnh sát khắp thế giới “căng mình” trong cuộc chiến chống COVID-19
Canh sat khap the gioi “cang minh” trong cuoc chien chong COVID-19
 Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang bùng phát, các nước trên thế giới đã đưa ra nhiều biện pháp mạnh như phong tỏa đất nước, ban bố lệnh giới nghiêm,...nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus. Và lực lượng cảnh sát đang làm việc ngày đêm để đảm bảo người dân tuân thủ các quy định của chính phủ, hạn chế ra đường. (Nguồn ảnh: Reuters)
Canh sat khap the gioi “cang minh” trong cuoc chien chong COVID-19-Hinh-2
Một nhân viên an ninh nhắc nhở người dân trên bãi biển ở Brighton, Anh, ngày 4/4, giữa lúc dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát và lây lan mạnh ở nước này. 
Canh sat khap the gioi “cang minh” trong cuoc chien chong COVID-19-Hinh-3
 Cảnh sát Ấn Độ phạt roi người đàn ông vì vi phạm lệnh giới nghiêm của chính phủ tại New Delhi hôm 25/3.
Canh sat khap the gioi “cang minh” trong cuoc chien chong COVID-19-Hinh-4
 Cảnh sát Somali cố gắng giải tán những người tắm biển ở bãi biển Lido, Mogadishu, ngày 3/4.
Canh sat khap the gioi “cang minh” trong cuoc chien chong COVID-19-Hinh-5
Lực lượng cảnh sát tuần tra ngày 8/4, khi lệnh phong tỏa được ban bố ở Nice, Pháp. 
Canh sat khap the gioi “cang minh” trong cuoc chien chong COVID-19-Hinh-6
 Một người đàn ông bị cảnh sát Israel bắt giữ tại khu Mea Shearim, Jerusalem, ngày 30/3.
Canh sat khap the gioi “cang minh” trong cuoc chien chong COVID-19-Hinh-7
 Cảnh sát Guatemala áp giải một số người đàn ông bị bắt giữ vì vi phạm lệnh giới nghiêm tại thành phố Guatemala, ngày 3/4.
Canh sat khap the gioi “cang minh” trong cuoc chien chong COVID-19-Hinh-8
 Cảnh sát Los Angeles (Mỹ) hỏi mục đích đi lại của hành khách tại nhà ga Union ở California hôm 4/4.
Canh sat khap the gioi “cang minh” trong cuoc chien chong COVID-19-Hinh-9
 Một số người bị phạt vì vi phạm lệnh cấm của chính phủ ở Chennai, Ấn Độ, ngày 1/4.
Canh sat khap the gioi “cang minh” trong cuoc chien chong COVID-19-Hinh-10
 Cảnh sát Nepal giữ khoảng cách khi áp giải một người đàn ông vi phạm lệnh giới nghiêm ở Kathmandu hôm 29/3.
Canh sat khap the gioi “cang minh” trong cuoc chien chong COVID-19-Hinh-11
 Cảnh sát Guatemala còng tay một người đàn ông vì vi phạm lệnh giới nghiêm tại thành phố Guatemala hôm 3/4.
Canh sat khap the gioi “cang minh” trong cuoc chien chong COVID-19-Hinh-12
 Các thành viên của lực lượng phản ứng nhanh tuần tra một khu dân cư để yêu cầu mọi người ở trong nhà tại Ahmedabad, Ấn Độ, hôm 1/4.
Canh sat khap the gioi “cang minh” trong cuoc chien chong COVID-19-Hinh-13
 Cảnh sát Đức tuần tra trong công viên Boeckler, Kreuzberg, thủ đô Berlin, hôm 4/4.
Canh sat khap the gioi “cang minh” trong cuoc chien chong COVID-19-Hinh-14
 Một thành viên của Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Nam Phi kiểm tra giấy tờ của người dân khi tuần tra tại thị trấn Alexandra, Nam Phi, hôm 28/3.
Canh sat khap the gioi “cang minh” trong cuoc chien chong COVID-19-Hinh-15
 Cảnh sát Moscow hướng dẫn cho người dân tại khu vực Quảng trường Đỏ hôm 31/3, sau khi thủ đô nước Nga bị phong tỏa nhằm đối phó COVID-19.

Tỷ lệ ủng hộ cách xử lý COVID-19 của Tổng thống Trump đang giảm dần

Một số cuộc khảo sát trên toàn nước Mỹ cho thấy tỷ lệ ủng hộ các biện pháp của Tổng thống Trump nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 đang giảm dần.

Tỷ lệ ủng hộ cách xử lý COVID-19 của Tổng thống Trump đang giảm dần
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần khen ngợi cách phản ứng của chính phủ liên bang với cuộc khủng hoảng COVID-19.

3 du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc bị trục xuất vì vi phạm cách ly

3 du học sinh Việt Nam tại Gunsan, Hàn Quốc đã bị trục xuất vì bị phát hiện đã ra ngoài trong lúc phải thực hiện lệnh tự cách ly.

3 du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc bị trục xuất vì vi phạm cách ly
Ba sinh viên Việt Nam sẽ bị trục xuất khỏi Hàn Quốc vì vi phạm các quy tắc tự cách ly, Bộ Tư pháp Hàn Quốc cho biết hôm 9/4, theo Yonhap.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.