Bài thuốc hay cực hiệu quả từ những cây bóng mát vỉa hè

Bài thuốc hay cực hiệu quả từ những cây bóng mát vỉa hè

(Kiến Thức) - Những loại cây như lộc vừng, osaka hay giáng hương ngoài việc làm bóng mát vỉa hè còn làm thành bài thuốc hay chữa trĩ, tiêu chảy...rất hiệu quả.

Cách làm bài thuốc hay chữa trĩ bằng cây lộc vừng: Lá cây lộc vừng bánh tẻ còn tươi 20g rửa sạch, sau đó rửa lại bằng nước sôi nguội, để ráo nước. Trước khi đi ngủ khoảng 15 phút lấy lá lộc vừng đã rửa nhai và nuốt lấy nước còn bã đắp vào vùng hậu môn 15 phút. Mỗi đợt điều trị từ 7 - 10 ngày và sau đó nếu có thể kiếm được lá lộc vừng ăn sống được 10 ngày nữa thì bệnh trĩ có thể chữa trị được hiệu quả. Ảnh: Cây và hoa.
Cách làm bài thuốc hay chữa trĩ bằng cây lộc vừng: Lá cây lộc vừng bánh tẻ còn tươi 20g rửa sạch, sau đó rửa lại bằng nước sôi nguội, để ráo nước. Trước khi đi ngủ khoảng 15 phút lấy lá lộc vừng đã rửa nhai và nuốt lấy nước còn bã đắp vào vùng hậu môn 15 phút. Mỗi đợt điều trị từ 7 - 10 ngày và sau đó nếu có thể kiếm được lá lộc vừng ăn sống được 10 ngày nữa thì bệnh trĩ có thể chữa trị được hiệu quả. Ảnh: Cây và hoa.
Chữa tiêu chảy kiết lị: Lấy lá lộc vừng non xay nhuyễn ép lấy nước uống. Hạt lộc vừng phối hợp với nước ép gừng để chữa cảm lạnh và đi tả. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc.
Chữa tiêu chảy kiết lị: Lấy lá lộc vừng non xay nhuyễn ép lấy nước uống. Hạt lộc vừng phối hợp với nước ép gừng để chữa cảm lạnh và đi tả. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc.
Cây osaka đỏ trị cảm lạnh: Lấy rễ cây đốt rồi xông khói theo đường mũi sẽ có tác dụng thông khí quản và sạch niêm mạc mũi, chống cảm lạnh. Ảnh: cayxanhcanhquan.com.
Cây osaka đỏ trị cảm lạnh: Lấy rễ cây đốt rồi xông khói theo đường mũi sẽ có tác dụng thông khí quản và sạch niêm mạc mũi, chống cảm lạnh. Ảnh: cayxanhcanhquan.com.
Sưng tấy ngoài da: Dịch ép của lá hoặc dạng bột nhão đắp lên vùng bị nhiễm trùng rồi băng kín lại, áp dụng vài lần sẽ khỏi. Ảnh: Cây cảnh.
Sưng tấy ngoài da: Dịch ép của lá hoặc dạng bột nhão đắp lên vùng bị nhiễm trùng rồi băng kín lại, áp dụng vài lần sẽ khỏi. Ảnh: Cây cảnh.
Bài thuốc điều kinh từ cây giáng hương: Dùng rễ cây giáng hương kết hợp với những vị thuốc khác có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Ảnh: Cây Xanh Trúc Lâm.
Bài thuốc điều kinh từ cây giáng hương: Dùng rễ cây giáng hương kết hợp với những vị thuốc khác có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Ảnh: Cây Xanh Trúc Lâm.
Trám răng: Lấy dịch đỏ chảy ra từ vỏ cây đem sấy khô được một chất nhựa. Nhựa cây này cũng có thể dùng để nhuộm răng. Ảnh: Siêu Thị Cây Xanh.
Trám răng: Lấy dịch đỏ chảy ra từ vỏ cây đem sấy khô được một chất nhựa. Nhựa cây này cũng có thể dùng để nhuộm răng. Ảnh: Siêu Thị Cây Xanh.
Cây phượng vĩ làm thuốc hạ nhiệt, chống sốt: Đun rễ và vỏ thân phượng vĩ lấy nước uống sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể, hạ sốt. Ảnh: Cayhoacanh.com.
Cây phượng vĩ làm thuốc hạ nhiệt, chống sốt: Đun rễ và vỏ thân phượng vĩ lấy nước uống sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể, hạ sốt. Ảnh: Cayhoacanh.com.
Trị tê thấp và đầy hơi: Sắc lá phượng vĩ tới đặc rồi pha nước ấm uống liền 3 ngày. Ảnh: dailymedicalinfo.com.
Trị tê thấp và đầy hơi: Sắc lá phượng vĩ tới đặc rồi pha nước ấm uống liền 3 ngày. Ảnh: dailymedicalinfo.com.
Cây sao đen chữa các bệnh viêm lợi, apxe lợi, sâu răng: Ngâm vỏ sao đen trong rượu 30 hay 40 độ, sau vài giờ ta được một dịch chiết màu nâu đen hơi đỏ. Dùng rượu này súc miệng ngày 3 lần, mỗi lần súc 3 ngụm liền: ngậm 15-20 phút rồi nhổ đi. Thường chỉ súc một lần đã thấy đỡ đau nhức. Ảnh: Cây và hoa.
Cây sao đen chữa các bệnh viêm lợi, apxe lợi, sâu răng: Ngâm vỏ sao đen trong rượu 30 hay 40 độ, sau vài giờ ta được một dịch chiết màu nâu đen hơi đỏ. Dùng rượu này súc miệng ngày 3 lần, mỗi lần súc 3 ngụm liền: ngậm 15-20 phút rồi nhổ đi. Thường chỉ súc một lần đã thấy đỡ đau nhức. Ảnh: Cây và hoa.
Cây bằng lăng trị bệnh đường tiết niệu: Lá bằng lăng chứa các thành phần kháng khuẩn, lợi tiểu rất tốt đối với người mắc bệnh đường tiết niệu, giúp phòng ngừa, chữa trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Sử dụng lá bằng lăng già đun sôi trong nước và uống thay trà để có tác dụng này. Ảnh: Cây xanh.
Cây bằng lăng trị bệnh đường tiết niệu: Lá bằng lăng chứa các thành phần kháng khuẩn, lợi tiểu rất tốt đối với người mắc bệnh đường tiết niệu, giúp phòng ngừa, chữa trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Sử dụng lá bằng lăng già đun sôi trong nước và uống thay trà để có tác dụng này. Ảnh: Cây xanh.
Chữa tiểu đường: Hãm như trà: 50g lá già hoặc 50g quả khô hãm với 0,5 lít nước sôi. Uống ngày 4 - 6 cốc mỗi ngày. Ảnh: dongythaiphuong.
Chữa tiểu đường: Hãm như trà: 50g lá già hoặc 50g quả khô hãm với 0,5 lít nước sôi. Uống ngày 4 - 6 cốc mỗi ngày. Ảnh: dongythaiphuong.
Bài thuốc chữa lị tiêu chảy từ cây bàng: Vỏ bàng sắc lấy nước uống. Chữa cảm sốt, làm ra mồ hôi: Búp hoặc lá bàng non, lá hương nhu, cúc tần, mỗi vị 10g sắc uống. Ảnh: Cảnh Quan Xanh.
Bài thuốc chữa lị tiêu chảy từ cây bàng: Vỏ bàng sắc lấy nước uống. Chữa cảm sốt, làm ra mồ hôi: Búp hoặc lá bàng non, lá hương nhu, cúc tần, mỗi vị 10g sắc uống. Ảnh: Cảnh Quan Xanh.
Cây móng bò tím dùng trị lỵ và trĩ, ỉa chảy: Chồi non phơi khô, sắc lấy nước uống. Ảnh: Cây cảnh.
Cây móng bò tím dùng trị lỵ và trĩ, ỉa chảy: Chồi non phơi khô, sắc lấy nước uống. Ảnh: Cây cảnh.
Trị ho, tiện bí: Lá nhạt, tính bình có tác dụng nhuận phế chỉ khái, hoàn tả. Dùng sắc nước uống. Ảnh: SongKhoe.vn. (Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng bài thuốc, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ).
Trị ho, tiện bí: Lá nhạt, tính bình có tác dụng nhuận phế chỉ khái, hoàn tả. Dùng sắc nước uống. Ảnh: SongKhoe.vn. (Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng bài thuốc, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ).

GALLERY MỚI NHẤT