3 bệnh Tây y = 1 bệnh chung của Đông y
BS Lê Thị Hà, Bệnh viện Thanh Khê, Đà Nẵng cho biết, mẹ chị là bà Đoàn Thị Đốc, sinh năm 1940 từ năm 2003 thường xuyên bị ngất, người mệt mỏi, hay chóng mặt, đau đầu, hoa mắt... Đi khám được bệnh viện kết luận thiếu máu, huyết áp thấp (HAT) 90/60mmHg... Sau truyền máu và uống thuốc bà có đỡ một thời gian rồi lại tái phát, hồng cầu xuống thấp.
Đặc biệt, uống thuốc Tây nhiều khiến bà thấy nóng, ăn uống kém, ngủ ít... nên chị đã liên hệ mua thuốc cho mẹ ở chỗ lương y Phạm Anh Duy. Kết quả sau 3 ngày dùng thuốc bà đỡ mệt, được 1 tháng thì ngủ tốt, ăn ngon. Sau hơn 1 tháng dùng thuốc thì bà hết chóng mặt, người khoẻ mạnh, ăn ngủ tốt, huyết áp ổn định 120/80mmHg.
Lương y Phạm Anh Duy cho biết, quan điểm về bệnh của Đông y và Tây y đôi khi khác nhau. Tây y dựa vào các chỉ số xét nghiệm để điều trị, còn Đông y khi điều trị phải nắm rõ gốc bệnh nằm ở đâu, nguyên nhân bệnh sinh là gì rồi từ đó mới có thể đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Chứng bệnh huyết áp thấp có nghĩa là áp lực trong mạch máu bị yếu nên không thể đưa máu đi thong suốt cơ thể và gặp khó khăn trong việc đẩy máu lên đầu nuôi các tế bào não, gây nên tình trạng chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, người xây xẩm mệt mỏi...
Thực tế điều trị cho thấy, chứng bệnh huyết áp thấp, thiếu máu và suy nhược cơ thể thường đi chung với nhau, các chứng bệnh này giống với các biểu hiện của chứng "Khí huyết hư" trong Đông y. Bởi cả 3 chứng bệnh với 3 tên gọi khác nhau theo Tây y kể trên, theo Đông y đều có nguyên nhân chính yếu là do khí và huyết trong cơ thể thiếu hụt, suy kém gây nên. Khi bồi bổ được khí huyết đầy đủ thì các chứng bệnh trên sẽ tự khỏi. Đó chính là phương pháp điều trị gốc bệnh của y học cổ truyền.
Lương y Phạm Anh Duy đang cắt thuốc và bắt mạch cho bệnh nhân. |
Phải hiểu rõ cơ chế của huyết áp trong lòng mạch
Theo lương y Phạm Anh Duy, muốn điều trị HAT hiệu quả phải hiểu rõ cơ chế của huyết áp trong lòng mạch. Áp lực máu trong lòng mạch vận hành qua 3 cơ chế chính: Lực co bóp của tim để đẩy máu đi, lực co bóp của mạch máu và chất lượng máu (máu không được quá đặc hoặc quá lỏng). Chúng ta thấy 2 trong 3 nhân tố chính để tạo ra áp lực trong lòng mạch (huyết áp) nằm ở "lực" co bóp của tim và "lực" co bóp của mạch máu.
Vì vậy, phương pháp điều trị HAT mà chỉ nhằm tăng lượng máu mà không tăng "lực" cho tim và mạch máu thì sẽ không thể giải quyết triệt để được. Việc điều trị HAT phải sử dụng các vị thuốc bổ khí của y học cổ truyền để tăng lực cho tim và mạch máu cộng thêm với các vị thuốc bổ huyết để tăng chất lượng máu.
Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng các bài thuốc Bát trân, Quy tỳ thang... nổi tiếng của Đông y có tác dụng bổ khí huyết để điều trị các chứng bệnh này thì chỉ đạt kết quả khoảng 60 - 70%. Bởi việc bồi bổ "Nguyên khí" và "Tinh huyết" mà chỉ sử dụng các vị thuốc từ thảo mộc thì hiệu quả kém hơn so với các vị thuốc làm từ động vật. Bởi theo lương y Phạm Anh Duy, "Huyết nhục hữu hình năng bồi Nguyên khí" và đặc biệt là vị thuốc Cao Ban Long (bào chế từ gạc sừng hươu nai) lại có tác dụng vượt trội trong tác dụng bổ khí huyết. Công dụng bồi bổ của vị thuốc này được Hải Thượng Lãn Ông phong là "Thánh dược" trong Đông y.
Qua kinh nghiệm gần 10 năm điều trị bệnh, lương y Phạm Anh Duy đã áp dụng Cao Ban Long là vị thuốc chính kết hợp với sâm tam thất, sâm bố chính, ba kích thiên, thỏ ty tử, mật ong để điều trị HAT, thiếu máu và suy nhược cơ thể. Nhiều người sau 2 - 3 liệu trình dùng thuốc đã khỏi bệnh.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần kiêng quan hệ tình dục (vì làm hao tổn nguyên khí), tránh lao tâm lao lực, ăn ngủ không điều độ. Sau khi khí huyết được hồi phục thì cần tuân thủ chế độ ăn uống và làm việc hợp lý cộng với việc tập thể dục mỗi ngày thì khả năng bị tái phát rất ít.