“Bài giảng cuối cùng” lay động triệu người của giáo sư Randy Pausch

(Kiến Thức) - Giáo sư Randy Pausch nổi tiếng thế giới với “Bài giảng cuối cùng” được ông thực hiện trước khi qua đời vài tháng chứa đựng những nội dung sâu sắc.

“Bài giảng cuối cùng” lay động triệu người của giáo sư Randy Pausch
Giáo sư Randy Pausch được tạp chí TIME bình chọn là một trong 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2007. Sinh ngày 23/10/1960, ông tốt nghiệp ĐH Brown. Sau đó, ông lấy được bằng tiến sĩ ngành Khoa học Máy tính tại ĐH Carnegie Mellon (Mỹ). Sau khi ra trường, ông giảng dạy tại ĐH Virginia từ năm 1988 - 1997 trước khi chuyển công tác đến dạy học ở ĐH Carnegie Mellon vào năm 1997. Tại đây, ông là giáo sư bộ môn Khoa học Máy tính, Tương tác Người – Máy và bộ môn Thiết kế.
Khi đang có một sự nghiệp thành công và cuộc sống gia đình hạnh phúc bên vợ và 3 người con, cuộc sống của giáo sư Pausch bất ngờ có biến cố lớn khi ông phát hiện có 10 khối u trong gan và mắc ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối.
Sau khi phát hiện bệnh, giáo sư Pausch đã trải qua nhiều đợt hóa trị. Tuy nhiên, tình hình sức khỏe của ông không có chuyển biến tốt. Không buông xuôi, đầu hàng trước số phận, giáo sư Pausch kiên cường chống lại căn bệnh quái ác để có thêm thời gian ở bên những người thân yêu.
"Chúng ta không đổi được những quân bài đã chia, chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đó", giáo sư Pausch bày tỏ sự kiên cường, lạc quan chống chọi bệnh tật.
“Bai giang cuoi cung” lay dong trieu nguoi cua giao su Randy Pausch
 Giáo sư Randy Pausch thực hiện “Bài giảng cuối cùng” tại ĐH Carnegie Mellon ngày 18/9/2007. Ảnh: AP.
Đứng trước lằn ranh sinh tử, giáo sư Pausch quyết định thực hiện “Bài giảng cuối cùng” tại ĐH Carnegie Mellon vào ngày 18/9/2007. Theo đó, hơn 400 sinh viên, giảng viên đã có mặt tại giảng đường ĐH Carnegie Mellon để lắng nghe bài giảng của giáo sư Pausch.
Chủ đề bài giảng "Thật sự đạt được những ước mơ tuổi thơ" của giáo sư Pausch đã gây ấn tượng sâu sắc đối với toàn bộ khán giả có mặt tại đó. Thậm chí, video “Bài giảng cuối cùng” trong hơn 1 tiếng đồng hồ của ông nhận được hơn 10 triệu lượt xem trên YouTube.
Giáo sư Randy Pausch bắt đầu bài giảng với hình ảnh chụp CT lá gan của ông với hơn 10 khối u khác nhau. Vị giáo sư này còn gửi lời xin lỗi những người đang ngồi phía dưới giảng đường nếu như họ lầm tưởng rằng, ông ta đang yếu đuối và chán nản.
Kế đến, ông thực hiện động tác hít đất và giải thích rằng, đây chính là cách ông vượt qua bệnh tật. Không những vậy, ông còn nói đùa với mọi người rằng, ông có thân hình "chuẩn" hơn nhiều người.
>> Mời quý vị độc giả xem video Đại học lừng danh thế giới bổ nhiệm Giáo sư chuyên ngành "chơi lego" (nguồn: VTC14):
Đặc biệt, trong "Bài giảng cuối cùng", giáo sư Pausch không nói về cái chết. Thay vào đó, ông nói về sự sống. Ông nói về cuộc sống tràn đầy những ước mơ, niềm tin, sự hứng khởi và tình yêu mãnh liệt dành cho những gì mà một người thật sự đam mê, thật sự quý trọng trong cuộc đời.
Thông qua bài giảng này, giáo sư Pausch khiến mọi người nhận thấy bản thân ông luôn lạc quan cho đến cuối cùng. Mặc dù đã ra đi nhưng ông đã để lại cho 3 con cũng như mọi người trên thế giới nghệ thuật sống đáng trân trọng và đáng học hỏi.
Sau khi hoàn thành bài giảng "Thật sự đạt được những ước mơ tuổi thơ", giáo sư Pausch viết cuốn tự truyện "Bài giảng cuối cùng". Trong tác phẩm này, ông đem đến cho độc giả những câu chuyện ngắn gọn chứa đựng những ký ức đáng nhớ trong cuộc đời ông. Đặc biệt, ông cảm thấy bản thân là một người may mắn khi đã sống và thực hiện được những giấc mơ thuở bé của mình.

Giáo sư ĐH Cambridge: “Thủ tướng Lý Hiển Long là sinh viên xuất sắc“

(Kiến Thức) - Thủ tướng Lý Hiển Long tốt nghiệp ĐH Cambridge với bằng cử nhân toán học hạng ưu và được giáo sư Bela Bollobas đánh giá là sinh viên đặc biệt xuất sắc.

Giáo sư ĐH Cambridge: “Thủ tướng Lý Hiển Long là sinh viên xuất sắc“
Thủ tướng Lý Hiển Long và phu nhân thăm Việt Nam đang có chuyến thăm tại Việt Nam từ ngày 21/3 - 24/3. Trước khi trở thành người đứng đầu Singapore, ông Lý Hiển Long được đánh giá cao bởi tài năng toán học. Thậm chí, một số người còn cảm thấy tiếc nuối khi ông không trở thành chuyên gia trong lĩnh vực toán học hay một số lĩnh vực khác mà đi trên con đường chính trị.

Giáo sư mặc quần đùi dạy học: Có lạ với thế giới?

(Kiến Thức) - Nhân chuyện Giáo sư mặc quần đùi dạy học đang "nóng" dư luận Việt Nam, cùng tìm hiểu phong cách và quan điểm ăn vận khi đứng trên giảng đường của các giáo viên trên thế giới. 

Giáo sư mặc quần đùi dạy học: Có lạ với thế giới?

Gần đây, hình ảnh "Giáo sư mặc quần đùi dạy học" đang tạo ra sự việc nóng, gây xôn xao dư luận trong nước. Khi hình ảnh về Giáo sư Trương Nguyện Thành, Phó hiệu trưởng ĐH Hoa Sen (TP.HCM) mặc quần đùi giảng dạy trước sinh viên được lan truyền trên mạng xã hội đã tạo ra nhiều luồng ý kiến khác nhau, ủng hộ có, phản đối cũng có.

Nhân sự việc đang gây nóng dư luận này, Kiến Thức xin giới thiệu tới bạn đọc một góc nhìn đa chiều về quan điểm và phong cách ăn vận của các giảng viên trên thế giới khi họ đứng trên giảng đường.

Ở nhiều nước trên thế giới, giáo viên thường mặc những trang phục lịch sự, trang trọng khi đứng trên bục giảng. Thậm chí, một số trường học còn có những quy định cụ thể về trang phục đối với giáo viên. Theo đó, giáo viên thế giới mặc trang phục phù hợp với quy định sẽ giúp họ tự tin và thoải mái khi dạy học. Một số trường trên thế giới, ở cả phương Đông lẫn phương Tây quy định giáo viên, giảng viên không được mặc những trang phục quá "mát mẻ", hở hang vì chúng sẽ gây phản cảm và làm ảnh hưởng đến việc dạy và học. 

Stephen Hawking: “Con người sẽ thuộc địa hóa những hành tinh khác“

(Kiến Thức) - Nhà vật lý nổi tiếng Stephen Hawking tin chắc con người sẽ thuộc địa hóa những hành tinh khác trong 100 năm tới.

Stephen Hawking: “Con người sẽ thuộc địa hóa những hành tinh khác“
Thời gian gần đây, nhà vật lý nổi tiếng Stephen Hawking liên tục đưa ra những dự đoán về tương lai của nhân loại khiến công chúng vô cùng quan tâm. Trong chương trình Tìm kiếm Trái Đất mới phát trên kênh BBC, ông hoàng vật lý này đã có "tiên đoán" thú vị về cuộc sống của con người trong 1 thế kỷ tới.
"Con người sẽ sống trên hành tinh khác"

Đọc nhiều nhất

Tin mới