Bài ca về sự vươn lên tìm tự do

Nhiều năm trôi qua, nhưng khát vọng hòa bình, tự do và mong muốn hàn gắn vết thương vẫn được nhân loại nhắc đến.

Sau 2 năm chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, sự kiện “Những ngày Văn học châu Âu” (diễn ra trong khoảng thời gian 5/5-15/5) quay trở lại với nhiều hoạt động giao lưu, giới thiệu sách hay có bản quyền từ các quốc gia châu Âu.

Trong khuôn khổ đó, cuộc diệt chủng người Do Thái, sự vươn lên và khát vọng tìm tự do cho dân tộc cũng như giải phóng tâm trí sau những tổn thương nặng nề được độc giả nhắc đến trong nhiều cuốn sách.

Edith Eva Eger hay Viktor Frankl nằm trong số người ít ỏi sống sót sau cuộc diệt chủng này. Những tổn thương, sự kìm kẹp mà họ phải chịu đựng đã được chuyển hóa thành sức mạnh và khát vọng tự do. Câu chuyện đó được kể trong một số ấn phẩm của họ.

Bai ca ve su vuon len tim tu do

Cuốn sách của TS Edith Eva Eger lọt vào danh sách best-seller của New York Times. Ảnh: T.V.

Sức mạnh hàn gắn vết thương

Đi tìm lẽ sống của Viktor Frankl được mệnh danh là “cuốn sách kinh điển của thời đại”. Tác giả - một trong số nhân chứng của chiến tranh - gây bất ngờ khi trong trang sách, ông không hề đề cập những khó nhọc, đau thương, mất mát đã trải qua. Thay vào đó, ông viết về sức mạnh kỳ diệu đã giúp bản thân tồn tại và con đường tìm ra ý nghĩa của cuộc sống. Cuốn sách gây được tiếng vang khi có tới hơn 12 triệu bản in trên toàn cầu.

Không thể phủ nhận rằng văn chương có tính hàn gắn vết thương cho con người. Khi cuốn sách này được xuất bản, nó đã truyền cảm hứng sống cho nhiều người. Trong đó có TS Edith Eva Eger - một trong những nhân chứng còn sống sót của cuộc diệt chủng Do Thái. Điều này thôi thúc bà viết nên các cuốn Sự lựa chọn - Nơi ngục tối không thể ngăn hi vọng nở hoa và Quà tặng cuộc sống - 12 chìa khóa chữa lành quá khứ tổn thương.

Cả 2 tác giả đều hướng người đọc đến sự phục hồi sau chấn thương. Họ cho rằng trải nghiệm trong quá khứ là bài học quý giá của con người. Thông qua 3 cuốn sách, các tác giả muốn nhắn nhủ tới bạn đọc thông điệp “nỗi đau nào rồi cũng sẽ vượt qua và ai cũng có quyền tận hưởng cuộc sống hạnh phúc”.

Khát vọng tự do

Bai ca ve su vuon len tim tu do-Hinh-2

TS Edith Eva Eger là một trong số ít người còn sống sót sau cuộc diệt chủng Do Thái. Ảnh: Sissireads.

Sự lựa chọn - Nơi ngục tối không thể ngăn hi vọng nở hoa là cuốn hồi ký hướng dẫn chữa lành tổn thương từ một người sống sót trở về từ trại tử thần Auschwitz: TS Edith Eva Eger. Đây là cuốn sách được các nhân vật nổi tiếng khuyên đọc như tỷ phú Bill Gates, “nữ hoàng truyền thông” Oprah Winfrey, Tổng giám mục đoạt giải Nobel Hòa bình Desmond Tutu…

Đặc biệt, trong thời kỳ con người căng thẳng chống chọi với đại dịch, tỷ phú Bill Gates chia sẻ: “Tôi nghĩ nhiều độc giả sẽ tìm được sự an tâm khi đọc những hướng dẫn của bà Eger và xử lý được những tình huống khó khăn”.

Sách gồm 4 phần chính: Nhà tù, Trốn chạy, Tự do và Chữa lành. Trong 2 phần đầu, Edith Eger đưa chúng ta quay trở về những năm tháng khi thảm họa diệt chủng Holocaust diễn ra và cũng là quãng đời khi bước vào lứa tuổi trưởng thành khó quên của bà.

Bà phải chịu nhiều bất công và đau khổ, từ việc bị loại khỏi đội tuyển Thể dục Dụng cụ dự thi Olympic vì là người Do Thái, cha mẹ bị ép đến phòng khí độc và ngạt hơi cho đến chết, cho tới chịu sự ghê tởm và sợ hãi của người khác sau khi được trả tự do, hay cuộc trốn chạy kịch tính cùng chồng đến vùng đất tự do.

Còn trong 2 phần cuối của cuốn sách, Edith Eger tập trung kể lại cách đối mặt với quá khứ và sức mạnh nội tại khiến bà trở thành một tiến sĩ tâm lý học lâm sàng. Quá trình ấy được thể hiện từ câu chuyện điều trị cho cô bé biếng ăn đến những cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam…

Với văn phong kể hấp dẫn, lôi cuốn, giọng điệu mang chất thơ, cuốn sách như một bộ phim với những hình ảnh rõ ràng, rành mạch. Câu chuyện xuất phát từ trải nghiệm cá nhân và những bệnh nhân của tác giả không thôi gợi nhắc người đọc tìm đến sự tự do hoàn toàn trong tâm trí.

Những hồi ức của một nhân chứng sống đã giúp cuốn sách tái hiện chân thực sự vươn lên mạnh mẽ từ ngục tối của những người sống sót sau chiến tranh trở về.

Trên tất cả, ta thấy được một Edith Eger kiên cường vươn lên, chấp nhận tha thứ để không chỉ giải phóng tâm trí của bản thân, mà còn chữa lành vết thương cho nhiều người khác.

Bai ca ve su vuon len tim tu do-Hinh-3

TS Edith Eva Eger tiếp tục kể câu chuyện về khát vọng tự do đến độc giả. Ảnh: T.V.

Truyền cảm hứng sống cho nhiều người

Edith Eva Eger đã vượt qua quá khứ và tổn thương trở thành một tiến sĩ tâm lý đi hàn gắn vết thương cho nhiều người. Bệnh nhân của bà là doanh nhân, nạn nhân chiến tranh, cá nhân với những tổn thương khác nhau.

Sau khi cuốn sách đầu tiên đầy hấp dẫn của Edith Eger - Sự lựa chọn - kể lại câu chuyện về hành trình tìm đến tự do của bà, hàng nghìn độc giả trên thế giới đã viết thư gửi Eger để kể về sự xúc động, truyền cảm hứng mà cuốn sách đã mang lại cho họ.

Từ hiệu ứng này, trong cuốn tiếp theo của bà - Quà tặng cuộc sống - Eger tiếp tục tiết lộ 12 chìa khóa truyền thông điệp về cách tự chữa lành tổn thương và khuyến khích độc giả thay đổi suy nghĩ, hành vi để có được cuộc đời tự do.

Với mỗi chìa khóa đó, Edith Eger lại truyền những cảm hứng sống cho nhiều người. Bà đã thay đổi cuộc đời của những bệnh nhân bằng câu chuyện của chính mình, làm sống dậy trong họ những mảng màu hy vọng tươi sáng nhất cho dù họ đã phải trải qua một trong những chương đen tối nhất của lịch sử nhân loại.

Chứa đầy sự đồng cảm, sâu sắc nhưng không kém hài hước, tác phẩm đưa ra lời khuyên giúp bạn đọc tự thoát ra khỏi “nhà tù cá nhân” để tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn hơn, hướng đến cánh cửa tự do hoàn toàn.

“Tận hưởng món quà của cuộc sống là tìm ra món quà trong mọi biến cố, ngay cả những biến cố đầy đau đớn mà chúng ta không chắc mình có thể vượt qua”, tác giả nhắn nhủ.

Những sự kiện khủng khiếp khó quên trong lịch sử loài người

(Kiến Thức) - Vụ diệt chủng người Armenia, nạn đói khoai tây Ireland hay thảm sát Nam Kinh,... là một số sự kiện khủng khiếp khó quên trong lịch sử loài người.

Nhung su kien khung khiep kho quen trong lich su the gioi
 Hơn 1 triệu người Armenia và các nhóm người Cơ đốc giáo khác đã bị Đế chế Ottoman giết hại trong khoảng thời gian Chiến tranh Thế giới Thứ nhất. Sự kiện còn được biết đến là vụ Thảm sát Armenia hay Diệt chủng Armenia.
Nhung su kien khung khiep kho quen trong lich su the gioi-Hinh-2
 Cuộc diệt chủng do Đức Quốc xã cùng bè phái tiến hành trong khoảng thời gian từ năm 1941 đến 1945 đã khiến khoảng 6 triệu người Do Thái thiệt mạng. Đây là một trong những sự kiện khủng khiếp khó quên trong lịch sử thế giới.
Nhung su kien khung khiep kho quen trong lich su the gioi-Hinh-3
 Một sự kiện kinh hoàng khác từng diễn ra trên thế giới đó là vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào năm 1945. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000.
Nhung su kien khung khiep kho quen trong lich su the gioi-Hinh-4
 Đơn vị 731 là một đơn vị nghiên cứu và phát triển vũ khí hóa-sinh của Nhật Bản. Đơn vị này đã tiến hành nhiều thí nghiệm nguy hiểm trên cơ thể người trong thời kỳ chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai (1937-1945) và Chiến tranh Thế giới II. Đây bị coi là một trong những tội ác chiến tranh khét tiếng nhất của người Nhật.
Nhung su kien khung khiep kho quen trong lich su the gioi-Hinh-5
 Các cuộc xâm lược của Thành Cát Tư Hãn (ở Mông Cổ) vào khoảng những năm 1200 đã cướp đi sinh mạng của 40 triệu người.
Nhung su kien khung khiep kho quen trong lich su the gioi-Hinh-6
Diệt chủng Rwandan: Nạn diệt chủng trong khoảng những năm đầu của thập niên 90 tại Rwanda đã khiến khoảng 1 triệu người thiệt mạng. 
Nhung su kien khung khiep kho quen trong lich su the gioi-Hinh-7
 Hoạt động buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương từng là một vấn đề gây nhức nhối.
Nhung su kien khung khiep kho quen trong lich su the gioi-Hinh-8
 Vụ cháy thư viện Alexandria làm mất nhiều tài liệu có giá trị.
Nhung su kien khung khiep kho quen trong lich su the gioi-Hinh-9
Vụ ám sát Thái tử của Áo-Hung Archduke Franz Ferdinand năm 1914 là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc Chiến tranh Thế giới lần 1. 
Nhung su kien khung khiep kho quen trong lich su the gioi-Hinh-10
Vụ Thảm sát Nam Kinh là tội ác chiến tranh do phát xít Nhật thực hiện bên trong và xung quanh Nam Kinh, Trung Quốc, sau khi thành phố này rơi vào tay quân đội Thiên hoàng Nhật Bản ngày 13/12/1937. Các nhà sử học ước tính, khoảng 250.000 tới 300.000 người đã thiệt mạng trong vụ thảm sát kinh hoàng này. 
Nhung su kien khung khiep kho quen trong lich su the gioi-Hinh-11
Nạn đói khoai tây Ireland trong khoảng thời gian từ năm 1845 đến 1852 đã khiến 1 triệu người thiệt mạng. 
Nhung su kien khung khiep kho quen trong lich su the gioi-Hinh-12
Trong tội ác diệt chủng Bangladesh năm 1971, quân đội Pakistan đã giết hại tới 3 triệu người. 

Lộ bằng chứng Mỹ dùng vũ khí cấm ở Syria

(Kiến Thức) - Vừa mới đây, phía Nga đã nêu cáo buộc Mỹ sử dụng bom phốt pho tại chiến trường Syria dù thứ vũ khí này đã bị cấm.

Lo bang chung My dung vu khi cam o Syria
 Vừa mới đây, Nga cùng các phương tiện truyền thông ở Trung Đông đã đồng loạt lên tiếng việc Mỹ sử dụng bom phốt pho trên chiến trường Syria. Kèm theo lời cáo buộc, một loạt các hình ảnh được cho là bằng chứng đã được đăng tải để cáo buộc Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Lo bang chung My dung vu khi cam o Syria-Hinh-2
 Bom phốt pho trắng được liệt vào ngang hàng cùng với bom napal, là loại vũ khí đã bị cấm nhất là trong trường hợp sử dụng trong chiến tranh đô thị vì sức công phá lớn, độ chính xác không cao, có thể ảnh hưởng lớn đến tính mạng dân thường đang lẩn trốn trong khu vực giao tranh. Nguồn ảnh: Sina.

Đọc nhiều nhất

Tin mới