Bác sĩ tròn mắt vì mạch máu nữ bệnh nhân 36 tuổi phình to như cái bát

Động mạch chủ bụng của bệnh nhân phình rất lớn, đường kính xấp xỉ 10 cm, nguy cơ tử vong rất cao.

Bác sĩ tròn mắt vì mạch máu nữ bệnh nhân 36 tuổi phình to như cái bát
Bệnh nhân Đặng Thị Hoa, 36 tuổi, Việt Yên, Bắc Giang được BV đa khoa tỉnh chuyển xuống Trung tâm Tim mạch, BV E vào 22h đêm 29/11 trong tình trạng động mạch chủ bụng trái sắp vỡ do phình quá to. Tình trạng bệnh nhân tiên lượng rất nặng, đối mặt với nguy cơ tử vong cao dù trước đó bệnh nhân chỉ đau bụng dài ngày, tình trạng ngày càng nặng.
Ngay lập tức, 1 ekip của Trung tâm tim mạch, BV E trực chờ sẵn, mổ cấp cứu cho bệnh nhân. Trực tiếp mổ cho bệnh nhân, TS.BS Nguyễn Công Hựu, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch và lồng ngực cho biết, đây là ca phẫu thuật khó do vị trí khối phình nằm rất gần với các nhánh động mạch chủ nuôi cho tạng trong ổ bụng như thận, ruột…
Do đó các phẫu thuật viên cần phải vô cùng khéo léo, hạn chế xâm lấn, tránh tổn thương trong vùng bụng của bệnh nhân.
Thêm nữa, mức độ nguy hiểm của ca phẫu thuật này rất cao khi khối phình động mạch chủ rất to (đường kính xấp xỉ 10cm), dọa vỡ bất cứ lúc nào, gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng của bệnh nhân, có thể khiến bệnh nhân đối mặt với nguy cơ tử vong cao.
Tuy nhiên, sau 3 giờ phẫu thuật căng thẳng, ca mổ kết thúc lúc 0h30 ngày 30/11. Bác sĩ phải khống chế trên và dưới đoạn động mạch chủ bị phình to, sau đó cắt bỏ và thay bằng đoạn động mạch nhân tạo.
Hiện bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, sức khoẻ chuyển biến tốt, không có dấu hiệu nhiễm trùng, cơn đau bụng đã không còn.
Bac si tron mat vi mach mau nu benh nhan 36 tuoi phinh to nhu cai bat
Bệnh nhân hồi phục tốt sau phẫu thuật 
Theo TS Hựu, bệnh lý phình động mạch chủ bụng thường gặp ở người cao tuổi, nhất ở nam trên 60 tuổi, tuy nhiên, ở bệnh nhân nữ trẻ mới 36 tuổi như trường hợp bệnh nhân Hoa khá hiếm gặp.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này như xơ vữa động mạch, hút thuốc, tăng cholesterol, giới tính nam, di truyền...
Theo y văn thế giới, vỡ phình động mạch chủ bụng là một cấp cứu y khoa với nguy cơ tử vong lên đến 90%. Phình động mạch càng lớn, nguy cơ vỡ càng cao.
Bệnh lý phình động mạch chủ bụng xảy ra khi một đoạn động mạch chủ bụng phình lên như một túi nhỏ. Bệnh lý này thường có diễn biến thầm lặng, bệnh nhân thường không có bất cứ triệu chứng nào trong suốt quá trình ủ bệnh, cho đến khi các triệu chứng đột ngột xuất hiện.
Đa số trường hợp phình động mạch chủ bụng được phát hiện thông qua các phương tiện chẩn đoán hình ảnh... Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo, người dân cần đi khám kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần. Khi có các triệu chứng đau bụng, sờ thấy khối to ở bụng… cần đến ngay các cơ sở y tế để chẩn đoán và cấp cứu kịp thời, tránh nguy cơ tử vong.
*Tên bệnh nhân đã được thay đổi.

Kiểm soát cân nặng để tránh phình động mạch chủ

Kiểm soát cân nặng để tránh phình động mạch chủ
- Hỏi: Bệnh phình tĩnh mạch chủ là bệnh như thế nào? Xin cho biết thông tin về bệnh này? Lê Quốc Thái (nhà A22 tập thể Bộ GD&ĐT, ngõ 191/46 đường Lạc Long Quân, phường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội).

 
PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Viện Tim mạch Quốc gia trả lời: Có lẽ ông đã nhầm về thuật ngữ bởi lẽ không có bệnh lý phình tĩnh mạch chủ (hoặc nếu có thì rất hiếm, là hình thức dị dạng ở động mạch).

Điều trị thành công bệnh phình động mạch chủ ngực

(Kiến Thức) - Bệnh nhân bị phình động mạch chủ ngực có đường kính đến 6,5cm, một bệnh lý nặng và nguy hiểm đến tính mạng.

Điều trị thành công bệnh phình động mạch chủ ngực
Bệnh lý nguy hiểm 
Bệnh nhân là bà Lê Thị T. (86 tuổi ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre) đi khám vì đau âm ỉ ở vùng ngực trái. Bà T. cho biết, suốt một tháng nay, bà thường có triệu chứng đau ngực sau xương ức, lan sau lưng, đau liên tục và  âm ỉ ngay cả khi nằm. Dù đã được điều trị tại một số cơ sở y tế nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm.

Bệnh nhân chết ở bệnh viện Nguyễn Trãi: Không có BS trực?

Theo Sở Y tế, ngày ông Nam tử vong tại bệnh viện Nguyễn Trãi có 2 bác sĩ trực nhưng gia đình khẳng định mất hơn 30 phút tìm bác sĩ.

Bệnh nhân chết ở bệnh viện Nguyễn Trãi: Không có BS trực?
Sở Y tế TP HCM đã gửi công văn về cái chết của ông Trần Thanh Nam, 76 tuổi, ở 55/8 Trần Đình Xu, quận 1, TP HCM.
Trong công văn Sở này cho biết, trong ngày ông Nam trở bệnh nặng và tử vong có 2 bác sĩ trực nhưng gia đình khẳng định họ đã mất hơn 30 phút tìm bác sĩ nhưng vô vọng đến khi người thân không đo được mạch thì bác sĩ mới xuất hiện.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.