Bác sĩ nói gì về ngộ độc Methanol nặng khi uống rượu?

(VietnamDaily) - Sau một ngày uống rượu thịt chó tại phòng trọ với bạn, thanh niên 32 tuổi xuất hiện các cơn đau đầu dữ dội, nhìn mờ, mất ý thức do ngộ độc methanol rất nặng.

Thông tin từ Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đơn vị này hiện đang điều trị cho một nam thanh niên 32 tuổi ở Bắc Ninh, bị ngộ độc methanol rất nặng, tiên lượng rất dè dặt.
Bệnh nhân này được chuyển từ tuyến dưới lên Bệnh viện Bạch Mai ngày 3/11 vừa qua trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử giãn, glasgow 7 điểm, huyết áp tụt, chẩn đoán ngộ độc cồn công nghiệp methanol.
Bac si noi gi ve ngo doc Methanol nang khi uong ruou?
Nam bệnh nhân ngộ độc cồn công nghiệp methanol đang điều trị tại Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai. Ảnh: BVCC.

Người nhà bệnh nhân cho biết, trước khi chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai 3 ngày, bệnh nhân có mua rượu cùng thịt chó về ăn uống cùng 3 người bạn khác cùng phòng trọ.

Loại rượu bệnh nhân uống được mua ở một cửa hàng tạp hóa, không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ. Sau uống 1 ngày, bệnh nhân xuất hiện đau đầu, nhìn mờ, mất ý thức (nói nhảm, gọi hỏi không thưa).

Tại bệnh viện, xét nghiệm cho thấy nồng độ methanol trong máu bệnh nhân rất cao 141mg/dL, nhiễm toan chuyển hóa nặng. Kết quả chụp CT cho thấy có tổn thương não rất nặng do đến viện muộn, tiên lượng dè dặt.

Được biết, 3 người cùng uống với bệnh nhân này cũng ngộ độc nhưng nhẹ hơn, trong đó 2 người đang theo dõi tại Bệnh viện tỉnh Bắc Ninh.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, khi xét nghiệm mẫu rượu bệnh nhân uống (được người nhà mang đến) cho thấy hàm lượng methanol (cồn công nghiệp) là 20,21%, trong khi đó hàm lượng ethanol chỉ có 11,42%.

Theo thông tin từ Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, thời gian gần đây, tình trạng ngộ độc cồn công nghiệp methanol lại có chiều hướng gia tăng. Riêng trong tháng 10/2020, đã có 18 trường hợp ngộ độc methanol được xác nhận tại Trung tâm Chống độc. Phần lớn các ca bệnh này đều nặng và rất nhiều trường hợp đã tử vong.

Methanol tàn phá cơ thể “kinh khủng” thế nào?

Theo Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Hà Nội, khi người uống bị ngộ độc Ethanol sẽ khiến các hoạt động của não bị giảm, gây mất ý thức và khó thở. Nếu bị ngộ độc cấp tính thì giai đoạn đầu người uống sẽ nói nhiều, vận động bị rối loạn, sau đó sẽ đến giai đoạn ức chế với biểu hiện phản xạ gân xương giảm, tri giác giảm, mất khả năng tập trung tư tưởng, giãn mạch ngoại vi.

Bac si noi gi ve ngo doc Methanol nang khi uong ruou?-Hinh-2
Bệnh nhân cấp cứu vì ngộ độc Methanol. Ảnh: Internet. 
Đối với những người uống rượu chứa Ethanol trong thời gian dài có thể bị ngộ độc mạn tính dẫn đến sút cân, chán ăn, tiêu chảy do tổn thương gan và ruột, da xanh do thiếu máu, thoái hóa gan, xơ gan và có thể ung thư gan, gây mất trí nhớ, rối loạn tâm thần.
Ngoài Ethanol, ngộ độc cồn methanol nguy hiểm và cấp độ tổn thương cơ thể cao gấp nhiều lần. Các trường hợp ngộ độc rượu Methanol đã được phát hiện, nhiều bệnh nhân ngộ độc nặng lâm vào tình trạng nguy kịch vì mua phải loại rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ và không nhãn mác.

Mời độc giả theo dõi video "Cảnh báo ngộ độc thuốc diệt chuột thế hệ mới". Nguồn: VTV1.

Cồn Methanol được sử dụng trong công nghiệp hóa chất cũng như trong các hoạt động của đời sống. Cồn Methanol có thể gây ngộ độc do uống nhầm hoặc pha chế rượu uống từ cồn công nghiệp. Đây là loại chất rất độc vì chúng thải trừ chậm, khi bị oxy hóa sẽ chuyển thành Formol (Formaldehyd) và axit Formic. Trong đó, Formol là chất tẩy khuẩn mạnh, dùng trong công nghiệp thường được pha loãng để tẩy uế dụng cụ, mặt đất và môi trường bị nhiễm khuẩn, nấm mốc. Còn axit Formic thường xuất hiện trong nọc độc của các loài ong và kiến. Chính những chất này sẽ gây độc cho gan và thận gây suy thận cấp, gan nhiễm độc.
Đối với người bình thường, chỉ cần uống phải từ 5 - 15ml Methanol có thể gây ngộ độc nặng, 15ml trở lên là gây mù loà, 30ml có thể gây tử vong. Điều đáng nói, nguy cơ ngộ độc Methanol rất cao bởi nhiều cơ sở sản xuất sử dụng lại cồn này để pha chế vì giá rẻ, khó phát hiện và dễ pha chế.
Để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của chính bản thân mình, mỗi người dân nên có sự nhận thức rõ ràng hơn khi mua và sử dụng rượu, đặc biệt những loại rượu không nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ. Ngoài ra, các cơ quan quản lý, doanh nghiệp sản xuất rượu cũng cần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất và kinh doanh, tiêu dùng rượu, tuyệt đối không mua bán các loại rượu không rõ nguồn gốc trên thị trường.

Nghi ngộ độc sau bữa ăn trưa, hàng chục trẻ mầm non nhập viện

Hàng chục học sinh mầm non tư thục ở Thanh Hóa bất ngờ nôn, ói nghi do ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn, phải nhập viện cấp cứu.

Trưa 23/12, hàng chục học sinh trường Mầm non tư thục Vườn Mặt Trời (đóng ở phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) phải nhập viện điều trị do có biểu hiện buồn nôn, khó thở nghi bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng tránh ngộ độc do Botulinum ra sao?

(VietnamDaily) - Để phòng tránh ngộ độc do Botulinum, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận. Thận trọng với các thực phẩm đóng kín...

Theo Bộ Y tế, ngộ độc thực phẩm do độc tố Botulinum thường do ăn uống các thực phẩm có sẵn độc tố Botulinum do các chủng vi khuẩn clostridium sinh ra. Người bị ngộ độc do Botulinum có thể khởi phát bệnh ở 12 - 36 giờ sau ăn, nhưng dao động trong khoảng 6 - 8 ngày sau ăn.
Các dấu hiệu bệnh: nôn, buồn nôn, liệt đối xứng 2 bên bắt đầu từ vùng đầu - mặt, cổ, lan dần xuống chân, sụp mi, nhìn đôi, nhìn mờ, nói khó, liệt vùng ngực - bụng, liệt 2 chân, phản xạ gân xương thường giảm hoặc mất nhưng người bệnh vẫn tỉnh táo.

Tin mới