Bác sĩ khuyến cáo kháng sinh không diệt được virus, đừng lạm dụng

(Kiến Thức) - Kháng sinh chỉ có thể tiêu diệt vi khuẩn, không thể diệt được virus, vì vậy có uống kháng sinh cũng vô dụng. Kháng sinh không thể chữa khỏi hoặc làm giảm các triệu chứng cảm lạnh như sốt, sổ mũi, đau họng do virus gây ra.

Bác sĩ khuyến cáo kháng sinh không diệt được virus, đừng lạm dụng
Thuốc kháng sinh được cho là một trong những phát minh y học vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Thế nhưng, do bị "thần thánh hóa", nhiều người đã coi kháng sinh như thuốc trị bách bệnh, dẫn đến lạm dụng quá nhiều, tạo ra những hậu quả đáng sợ. Vậy làm thế nào để sử dụng kháng sinh đúng cách? Hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản sau:
Trong những năm gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liên tục cảnh báo, vi khuẩn phát triển khả năng kháng thuốc, đặc biệt là kháng kháng sinh ngày càng nhanh hơn, có thể nói, ngày càng có nhiều loại siêu vi khuẩn. Đây thực sự là tình trạng vô cùng nguy hiểm.
Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này ngày một tồi tệ hơn, dược sĩ Lương Nhã Phú, công tác tại Khoa Dược Bệnh viện Á Đông, Trung Quốc đã thiết lập khái niệm sử dụng kháng sinh đúng cách, giúp mọi người bảo vệ sức khỏe của mình.
Bac si khuyen cao khang sinh khong diet duoc virus, dung lam dung
Ảnh minh họa. 
Theo dược sĩ Lương, kháng sinh được phát minh bởi Alexander Fleming một cách tình cờ. Thông qua nỗ lực chung của nhiều nhà khoa học và công ty dược phẩm, kháng sinh có tên Penicillin lần đầu tiên được sản xuất đại trà và đưa vào sử dụng vào cuối Thế chiến thứ hai, điều này làm đã làm thay đổi lịch sử y học của nhân loại. Kể từ đó, kháng sinh được phát triển thành nhiều loại có vai trò chính là ức chế sự phát triển của vi khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn. Đến ngày nay, kháng sinh được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Thực tế, rất nhiều người coi thuốc kháng sinh là thuốc chống viêm. Đây là quan niệm nhầm lẫn. Theo dược sĩ Lương, kháng sinh là thứ vũ khí giúp chống lại, tiêu diệt vi khuẩn, chứ không có tác dụng chống viêm và giảm đau. Thuốc chống viêm là thuốc có thể ức chế viêm và giảm triệu chứng nhưng không thể tiêu trừ nguồn gốc bệnh. Vì vậy mọi người không nên nhầm lẫn.
Một quan niệm sai lầm phổ biến khác mà mọi người thường mắc phải là phải, đó là dùng kháng sinh khi bị cảm lạnh hoặc cúm.
Dược sĩ Lương nhấn mạnh, hầu hết các bệnh cảm, cúm thông thường đều do virus gây nên, không phải do vi khuẩn. Kháng sinh chỉ có thể tiêu diệt vi khuẩn, không thể diệt được virus, vì vậy có uống kháng sinh cũng vô dụng. Kháng sinh không thể chữa khỏi hoặc làm giảm các triệu chứng cảm lạnh như sốt, sổ mũi, đau họng do virus gây ra. Nói cách khác, khi cảm lạnh, cúm thường, bạn không cần dùng kháng sinh để điều trị.
Một phần nhỏ cảm lạnh là do vi khuẩn gây nên, có thể dùng kháng sinh, thế nhưng vẫn cần thăm khám cẩn thận để các bác sĩ chẩn đoán, kê đơn, giúp người bệnh sử dụng kháng sinh đúng cách.

Mời quý độc giả theo dõi video: Kháng sinh tự nhiên

Những thuốc cần dùng ngay, không chậm trễ

Một số thuốc có thể “đợi tí chút” rồi uống. Nhưng một số thuốc lại không được chậm trễ, phải dùng ngay lập tức.

Những thuốc cần dùng ngay, không chậm trễ
Một số thuốc có thể “đợi tí chút” rồi uống. Nhưng một số thuốc lại không được chậm trễ, phải dùng ngay lập tức. Vì nếu trì hoãn hậu quả sẽ khó lường. Dưới đây là một vài thuốc tiêu biểu mà bạn cần dùng ngay.
Thuốc trị hen

Mù mắt vì dùng thuốc nhỏ mắt theo tư vấn của tiệm bán thuốc gần nhà

Một bệnh nhân nữ hơn 50 tuổi đã bị mù mắt chỉ vì nghe theo tư vấn của nhân viên một tiệm bán thuốc mà không theo sự chỉ dẫn nào của bác sĩ về thuốc nhỏ mắt.

Mù mắt vì dùng thuốc nhỏ mắt theo tư vấn của tiệm bán thuốc gần nhà
BS Nguyễn Hữu Nghị - Giám đốc Trung tâm Giám định y khoa Đà Nẵng, nguyên trưởng khoa mắt Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng - cho biết trên báo Tuổi Trẻ, đơn vị này vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ là bà N.T.T. (55 tuổi, ở Hải Châu, Đà Nẵng) với một bên mắt vĩnh viễn chỉ nhìn thấy trong cự ly 0,5m.

Phá thai bằng thuốc tại nhà, người phụ nữ băng huyết nguy kịch

Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí vừa tiếp nhận và xử trí một trường hợp băng huyết sau phá thai bằng thuốc tại nhà.

Phá thai bằng thuốc tại nhà, người phụ nữ băng huyết nguy kịch
Theo đó, bệnh nhân N. T. H. (sinh năm 1986, Phường Đông Mai, Thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) nhập viện cấp cứu ngày 11/11 trong tình trạng mệt mỏi, đau bụng âm ỉ, ra máu âm đạo nhiều.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.