Cô Vương, 52 tuổi ở Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc, mới đây đến bệnh viện gần nhà khám vì đau âm ỉ ở vùng bụng trên bên phải. Sau khi chụp cộng hưởng từ gan nâng cao, bác sĩ cẩn thận dặn cô Vương sau khi về nhà thì hãy uống nhiều nước hơn để đi tiểu nhiều, đẩy nhanh sự đào thải chất cản quang ra khỏi cơ thể.
Nghe lời bác sĩ, ngay khi về đến nhà, cô Vương bắt đầu uống nước liên tục. Chỉ trong vòng 4 tiếng, cô đã uống tới 7 lít nước, sau đó xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, chuột rút ở tay chân, vô niệu, lú lẫn và được gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Ảnh minh họa. |
Sau khi bác sĩ kiểm tra, phát hiện bàng quang của cô Vương nhanh chóng giãn ra và vô niệu là do uống quá nhiều nước, hàm lượng ion natri trong máu là 122 mmol/L, là tình trạng hạ natri máu pha loãng nghiêm trọng, tức là ngộ độc nước. Sau một loạt liệu trình điều trị, cô Vương mới thoát khỏi nguy kịch.
Qua chuyện này, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân chính gây hạ natri máu do pha loãng là vì nồng độ natri trong máu thấp bất thường. Natri là chất điện giải có thể giúp điều chỉnh hàm lượng nước trong và xung quanh tế bào, tuy nhiên uống quá nhiều nước có thể khiến hàm lượng natri trong cơ thể bị pha loãng, gây hạ natri máu, sưng tế bào, rất nguy hiểm.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Hàng chục bệnh nhân bị ngộ độc sau tiêm botox dạ dày để giảm cân