Ngày 2/8, Ths. Bs. Phạm Minh Châu - giảng viên bộ môn dinh dưỡng an toàn thực phẩm Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ đa khoa - Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Ths. Bs. Trương Thị Kim Nguyên - Tổ trưởng tổ phòng chống sốt xuất huyết đã tham gia sự kiện kích hoạt chuỗi hoạt động hướng tới mục tiêu nâng cao sức khoẻ cộng đồng, lan toả các biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết.
Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2024, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (HCDC) đã ghi nhận 30.265 ca mắc sốt xuất huyết với 3 trường hợp tử vong. Tháng 7 đến tháng 11 hàng năm là thời điểm cao trào của dịch sốt xuất huyết, trong thời gian tới, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp sẽ làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Các chuyên gia nhận định rằng sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra, lây lan do muỗi vằn đốt bệnh nhân nhiễm virus rồi truyền sang cho người bình thường. Đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt bọ gậy, tránh để nước đọng, vệ sinh nhà cửa thường xuyên, mặc áo dài tay, dùng kem bôi tránh muỗi, ngủ màn kể cả ngày và đêm.
Quá trình muỗi vằn truyền nhiễm virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết cho người. Ảnh: BTC cung cấp |
"Người bệnh sốt cao đột ngột, đau đầu, đau cơ, đau mắt, có khi sốt phát ban… Không phải bất cứ bệnh nhân nào cũng phải nhập viện nhưng có những trường hợp trở nặng như đau bụng, nôn ói nhiều, nôn ra máu... thì phải đưa người nhà đến bệnh viện thăm khám kịp thời. Ngoài ra, có những nhóm nguy cơ cao, những người có biểu hiện bệnh nặng hơn như béo phì, có bệnh nền (đái tháo đường, tăng huyết áp, phụ nữ mang thai…)", bác sĩ Kim Nguyên chia sẻ.
Cũng theo bác sĩ Nguyên, cách đây nhiều năm, sốt xuất huyết chủ yếu xảy ra ở trẻ em, nhưng những năm gần đây đã có sự dịch chuyển về độ tuổi. Ghi nhận từ 2016 tới nay, trên cả TP.HCM có 75 trường hợp sốt xuất huyết tử vong, tỷ lệ dưới 15 tuổi và trên 15 tuổi bằng nhau.
Ths. Bs. Trương Thị Kim Nguyên - Tổ trưởng tổ phòng chống sốt xuất huyết nêu nguyên nhân và cách phòng chống sốt xuất huyết. Ảnh: BTC |
Về biện pháp phòng ngừa, bác sĩ Minh Châu nhấn mạnh: "Việc đầu tiên phải là loại bỏ không gian gây sốt xuất huyết, đó là diệt muỗi. Để phòng ngừa muỗi đốt, mỗi ngày, hàng tuần, các gia đình nên dành 15 phút diệt lăng quăng ở quanh nhà, đồ vật xung quanh, không để đọng nước để muỗi không có cơ hội đẻ trứng. Thứ hai là biện pháp diệt muỗi như kem xoa chống muỗi, nhang muỗi, hoặc xịt muỗi. Thứ ba là phòng chống muỗi đốt, mặc quần áo dài tay, kín, xông muỗi… Không chỉ ngành y tế mà việc phòng chống sốt xuất huyết cần có sự hỗ trợ của các ngành cũng như ngươi dân".
Bác sĩ Minh Châu tư vấn các biện pháp bảo vệ sức khỏe, chống bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: BTC |
Vì mục tiêu giảm các triệu chứng nóng trong người, tạo nền tảng đề kháng khỏe để chống chọi với các loại bệnh nói chung và sốt xuất huyết nói riêng, Sensa Cools và Soffell kích hoạt chuỗi hoạt động "Trong mát ngoài lành, vui mùa lễ hội", giới thiệu bộ đôi bảo vệ cơ thể giúp thanh nhiệt từ bên trong và bảo vệ cơ thể khỏi muỗi đốt từ bên ngoài. Chuỗi hoạt động sẽ diễn ra khắp 6 tỉnh thành phố là TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Đồng Nai, bắt đầu từ ngày 2/8.
Theo bác sĩ Minh Châu, nóng trong không phải là vấn đề nguy hiểm, tuy nhiên tình trạng này kéo dài sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, tiêu hao đề kháng, khi đó rất dễ mắc phải các loại bệnh tật khác, nhất là sốt xuất huyết khi mùa cao điểm đang cận kề. Chỉ có một biện pháp duy nhất để tất cả mọi người đều được tận hưởng thoải mái từ trong ra ngoài là nâng cao đề kháng và ngăn chặn muỗi đốt.