Bắc Kinh đưa S-400 áp sát biên giới, Ấn - Trung căng thẳng tột độ

Bắc Kinh đưa S-400 áp sát biên giới, Ấn - Trung căng thẳng tột độ

(Kiến Thức) - Với việc Trung Quốc triển khai các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 đến sát biên giới khu vực tranh chấp, đã trực tiếp đe dọa và không cho cơ hội để Không quân Ấn Độ có thể cất cánh.

Giữa những dấu hiệu bế tắc trong các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Ấn Độ về tranh chấp lãnh thổ của họ tại khu vực  biên giới Ladakh, Đảng Quốc đại đối lập chính của Ấn Độ cảnh báo rằng, việc Trung Quốc thông tin việc triển khai hệ thống phòng không S-400 ở biên giới, đã thách thức nghiêm trọng an ninh không phận của Ấn Độ.
Giữa những dấu hiệu bế tắc trong các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Ấn Độ về tranh chấp lãnh thổ của họ tại khu vực biên giới Ladakh, Đảng Quốc đại đối lập chính của Ấn Độ cảnh báo rằng, việc Trung Quốc thông tin việc triển khai hệ thống phòng không S-400 ở biên giới, đã thách thức nghiêm trọng an ninh không phận của Ấn Độ.
Ông Pawan Khera, phát ngôn viên đảng Quốc Đại của Ấn Độ nói tại cuộc họp báo hôm 12/10: “Đây là lần đầu tiên Trung Quốc triển khai tên lửa phòng không S-400 ở biên giới; đó là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với chúng tôi và chính phủ phải thực hiện tất cả các bước để đảm bảo rằng, vấn đề bế tắc về đàm phán biên giới giữa hai nước phải được giải quyết”.
Ông Pawan Khera, phát ngôn viên đảng Quốc Đại của Ấn Độ nói tại cuộc họp báo hôm 12/10: “Đây là lần đầu tiên Trung Quốc triển khai tên lửa phòng không S-400 ở biên giới; đó là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với chúng tôi và chính phủ phải thực hiện tất cả các bước để đảm bảo rằng, vấn đề bế tắc về đàm phán biên giới giữa hai nước phải được giải quyết”.
Nếu đúng thống tin được xác nhận, tổ hợp tên lửa S-400 sẽ là một trong những hệ thống vũ khí mới nhất và hiện đại nhất, được triển khai để tăng cường lực lượng cho Chiến khu phía Tây của PLA, khi đối mặt với Ấn Độ.
Nếu đúng thống tin được xác nhận, tổ hợp tên lửa S-400 sẽ là một trong những hệ thống vũ khí mới nhất và hiện đại nhất, được triển khai để tăng cường lực lượng cho Chiến khu phía Tây của PLA, khi đối mặt với Ấn Độ.
Trong những năm qua, khu vực phía tây của Trung Quốc ít được chú ý tăng cường sức mạnh quân sự, mà tập trung ưu tiên ở khu vực phía đông (nhất là khu vực eo biển Đài Loan), khu vực đông bắc (giáp Triều Tiên) và khu vực Biển Đông; nhằm đối phó với Mỹ và đồng minh của Mỹ.
Trong những năm qua, khu vực phía tây của Trung Quốc ít được chú ý tăng cường sức mạnh quân sự, mà tập trung ưu tiên ở khu vực phía đông (nhất là khu vực eo biển Đài Loan), khu vực đông bắc (giáp Triều Tiên) và khu vực Biển Đông; nhằm đối phó với Mỹ và đồng minh của Mỹ.
Những vũ khí được coi là hiện đại nhất của Quân đội Trung Quốc như xe tăng chủ lực Type 99A; máy bay chiến đấu hạng nặng J-11/15/16 và đặc biệt là chiến đấu cơ tàng hình J-20, cùng loại máy bay ném bom H-6, cùng nhiều tên lửa hành trình tầm xa, đều bố trí tại Chiến khu Đông và Nam.
Những vũ khí được coi là hiện đại nhất của Quân đội Trung Quốc như xe tăng chủ lực Type 99A; máy bay chiến đấu hạng nặng J-11/15/16 và đặc biệt là chiến đấu cơ tàng hình J-20, cùng loại máy bay ném bom H-6, cùng nhiều tên lửa hành trình tầm xa, đều bố trí tại Chiến khu Đông và Nam.
Trong khi đó Chiến khu phía Tây chỉ được bố trí những vũ khí hạng nhẹ và có phần lạc hậu của Quân đội Trung Quốc. Lý do là Quân đội Trung Quốc cũng xem nhẹ hơn mối đe dọa từ Ấn Độ; bên cạnh đó là biên giới giữa hai nước đều là cao nguyên, được coi là “nóc nhà thế giới”; do vậy rất khó khăn khi triển khai vũ khí hạng nặng.
Trong khi đó Chiến khu phía Tây chỉ được bố trí những vũ khí hạng nhẹ và có phần lạc hậu của Quân đội Trung Quốc. Lý do là Quân đội Trung Quốc cũng xem nhẹ hơn mối đe dọa từ Ấn Độ; bên cạnh đó là biên giới giữa hai nước đều là cao nguyên, được coi là “nóc nhà thế giới”; do vậy rất khó khăn khi triển khai vũ khí hạng nặng.
Hiện Trung Quốc đã triển khai hai tổ hợp S-400, loại vũ khí phòng không được đánh giá cao nhất thế giới do Nga sản xuất, mà Trung Quốc là khách hàng nước ngoài đầu tiên.
Hiện Trung Quốc đã triển khai hai tổ hợp S-400, loại vũ khí phòng không được đánh giá cao nhất thế giới do Nga sản xuất, mà Trung Quốc là khách hàng nước ngoài đầu tiên.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 được đánh giá cao nhờ phạm vi tác chiến rất xa, có khả năng phát hiện và tiêu diệt được cả các mục tiêu tàng hình, khả năng chống nhiễu rất mạnh và có khả năng đánh chặn mục tiêu siêu thanh.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 được đánh giá cao nhờ phạm vi tác chiến rất xa, có khả năng phát hiện và tiêu diệt được cả các mục tiêu tàng hình, khả năng chống nhiễu rất mạnh và có khả năng đánh chặn mục tiêu siêu thanh.
Đáng chú ý, Ấn Độ mới là khách hàng nước ngoài lớn nhất đối với hệ thống tên lửa phòng không S-400, nhưng họ lại vướng cảnh “trâu chậm uống nước đục”, khi chỉ mới đặt hàng đầu tiên vào gần cuối năm 2018, và hiện tại vẫn chưa nhận được bất kỳ khẩu đội S-400 nào.
Đáng chú ý, Ấn Độ mới là khách hàng nước ngoài lớn nhất đối với hệ thống tên lửa phòng không S-400, nhưng họ lại vướng cảnh “trâu chậm uống nước đục”, khi chỉ mới đặt hàng đầu tiên vào gần cuối năm 2018, và hiện tại vẫn chưa nhận được bất kỳ khẩu đội S-400 nào.
Hiện nay hệ thống phòng không quốc gia của Trung Quốc, được trang bị hai loại tên lửa phòng không chủ yếu; loại thứ nhất là các hệ thống phòng không mua của Nga như S-400 hay S-300PMU-2; loại thứ hai là do Trung Quốc sao chép và tự phát triển như HQ-9B. Trong khi đó, Ấn Độ không có hệ thống phòng không tầm xa hiện đại nào tương đương như của Trung Quốc.
Hiện nay hệ thống phòng không quốc gia của Trung Quốc, được trang bị hai loại tên lửa phòng không chủ yếu; loại thứ nhất là các hệ thống phòng không mua của Nga như S-400 hay S-300PMU-2; loại thứ hai là do Trung Quốc sao chép và tự phát triển như HQ-9B. Trong khi đó, Ấn Độ không có hệ thống phòng không tầm xa hiện đại nào tương đương như của Trung Quốc.
Ông Pawan Khera nhấn mạnh, việc Trung Quốc triển khai hệ thống phòng không S-400 tại vùng Ladakh, đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với lợi ích an ninh của Ấn Độ trong khu vực và đặc biệt là đặt ra những thách thức đối với sức mạnh không quân Ấn Độ.
Ông Pawan Khera nhấn mạnh, việc Trung Quốc triển khai hệ thống phòng không S-400 tại vùng Ladakh, đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với lợi ích an ninh của Ấn Độ trong khu vực và đặc biệt là đặt ra những thách thức đối với sức mạnh không quân Ấn Độ.
“Chính phủ phải được nhắc đi nhắc lại về mối đe dọa đang rình rập ở biên giới. Trên thực tế, tất cả người dân Ấn Độ phải nhận thức được mối đe dọa ở biên giới… Các máy bay Ấn Độ ở Jammu và Kashmir, Ladakh cách những khẩu đội S-400 này bao xa” Ông Pawan Khera đặt câu hỏi?.
“Chính phủ phải được nhắc đi nhắc lại về mối đe dọa đang rình rập ở biên giới. Trên thực tế, tất cả người dân Ấn Độ phải nhận thức được mối đe dọa ở biên giới… Các máy bay Ấn Độ ở Jammu và Kashmir, Ladakh cách những khẩu đội S-400 này bao xa” Ông Pawan Khera đặt câu hỏi?.
Theo thông tin tình báo của Ấn Độ, hiện Trung Quốc đã triển khai hệ thống phòng không S-400 tại căn cứ Không quân Ningchi, chỉ cách biên giới Ấn Độ khoảng 20 km. Nếu S-400 được trang bị tên lửa 40N6E, chúng có thể tấn công các mục tiêu cách xa 400km, có thể bắn hạ máy bay và tên lửa ở sâu trong lãnh thổ Ấn Độ.
Theo thông tin tình báo của Ấn Độ, hiện Trung Quốc đã triển khai hệ thống phòng không S-400 tại căn cứ Không quân Ningchi, chỉ cách biên giới Ấn Độ khoảng 20 km. Nếu S-400 được trang bị tên lửa 40N6E, chúng có thể tấn công các mục tiêu cách xa 400km, có thể bắn hạ máy bay và tên lửa ở sâu trong lãnh thổ Ấn Độ.
Hiện nay ở biên giới Trung - Ấn, nhất là khu vực xung đột Ladakh, phía Ấn Độ chủ yếu dựa vào máy bay chiến đấu MiG-29 để bảo vệ không phận; mặc dù Không quân Ấn Độ cũng đã bố trí máy bay chiến đấu Rafale với các cảm biến vượt trội và máy bay Su-30MKI có khả năng mạnh hơn; nhưng số lượng máy bay hiện đại là không nhiều.
Hiện nay ở biên giới Trung - Ấn, nhất là khu vực xung đột Ladakh, phía Ấn Độ chủ yếu dựa vào máy bay chiến đấu MiG-29 để bảo vệ không phận; mặc dù Không quân Ấn Độ cũng đã bố trí máy bay chiến đấu Rafale với các cảm biến vượt trội và máy bay Su-30MKI có khả năng mạnh hơn; nhưng số lượng máy bay hiện đại là không nhiều.
Đặc biệt là không loại nào trong số c cơ của Ấn Độ có khả năng tàng hình, hoặc được coi là có khả năng “thách thức” được hệ thống S-400. Đặc biệt khi phối hợp tác chiến với hệ thống phòng không S-400, còn có các vũ khí hiện đại, trong đó có cả máy bay chiến đấu J-16, được coi là phiên bản Su-35 của Trung Quốc.
Đặc biệt là không loại nào trong số c cơ của Ấn Độ có khả năng tàng hình, hoặc được coi là có khả năng “thách thức” được hệ thống S-400. Đặc biệt khi phối hợp tác chiến với hệ thống phòng không S-400, còn có các vũ khí hiện đại, trong đó có cả máy bay chiến đấu J-16, được coi là phiên bản Su-35 của Trung Quốc.
Mặc dù trong một năm qua, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ luôn trong cảnh “cơm chẳng lành…”; nhưng đánh giá chung, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Delhi nhìn chung vẫn tích cực. Bất chấp việc tranh chấp biên giới giữa hai bên, khối lượng thương mại vẫn gia tăng và liên tục và họ luôn đưa ra tuyên bố, không tìm kiếm sự đối đầu.
Mặc dù trong một năm qua, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ luôn trong cảnh “cơm chẳng lành…”; nhưng đánh giá chung, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Delhi nhìn chung vẫn tích cực. Bất chấp việc tranh chấp biên giới giữa hai bên, khối lượng thương mại vẫn gia tăng và liên tục và họ luôn đưa ra tuyên bố, không tìm kiếm sự đối đầu.
Sau hơn một năm xảy ra cuộc ẩu đả biên giới chết người, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã tổ chức 13 vòng đàm phán cấp chỉ huy quân sự, cũng như các cuộc họp cấp cao để giải quyết tranh chấp. Đến nay, Ấn Độ và Trung Quốc đã đồng ý rút quân ở thung lũng Galwan, bờ phía bắc và phía nam Hồ Pangong Tso và Gogra Post. Nguồn: Flickr.
Sau hơn một năm xảy ra cuộc ẩu đả biên giới chết người, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã tổ chức 13 vòng đàm phán cấp chỉ huy quân sự, cũng như các cuộc họp cấp cao để giải quyết tranh chấp. Đến nay, Ấn Độ và Trung Quốc đã đồng ý rút quân ở thung lũng Galwan, bờ phía bắc và phía nam Hồ Pangong Tso và Gogra Post. Nguồn: Flickr.
Sức mạnh của hệ thống tên lửa phòng không S-400. Nguồn: FFGH.

GALLERY MỚI NHẤT