Bắc Cực nguy cơ bị xóa sổ khi “bốc hỏa” chưa từng thấy

Bắc Cực nguy cơ bị xóa sổ khi “bốc hỏa” chưa từng thấy

(Kiến Thức) -  Những vụ cháy rừng chưa từng có ở Bắc Cực vào năm 2019 và 2020 giải phóng lượng carbon dioxide kỷ lục ra không khí.

Bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu,  Bắc Cực vừa trải qua mùa hè nóng nhất lịch sử. Trước đó nhà khoa học từng dự đoán nhiệt độ ở Bắc Cực đến năm 2100 mới tăng lên 38 độ C, tuy nhiên mùa hè năm nay đã ghi nhận mức nhiệt chưa từng có, trước dự đoán tận 80 năm.
Bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, Bắc Cực vừa trải qua mùa hè nóng nhất lịch sử. Trước đó nhà khoa học từng dự đoán nhiệt độ ở Bắc Cực đến năm 2100 mới tăng lên 38 độ C, tuy nhiên mùa hè năm nay đã ghi nhận mức nhiệt chưa từng có, trước dự đoán tận 80 năm.
Ngày 20/6 vừa qua, nhiệt độ ghi nhận tại thị trấn Verkhoyansk ở Siberia đã đạt ngưỡng 40 độ C - mức nhiệt được cho là cao nhất trong lịch sử Bắc Cực. Verkhoyansk vốn là nơi khắc nghiệt bậc nhất thế giới với mức nhiệt thấp nhất vào mùa đông trung bình là âm 69 độ C và mức cao nhất vào mùa hè là 37,2 độ C.
Ngày 20/6 vừa qua, nhiệt độ ghi nhận tại thị trấn Verkhoyansk ở Siberia đã đạt ngưỡng 40 độ C - mức nhiệt được cho là cao nhất trong lịch sử Bắc Cực. Verkhoyansk vốn là nơi khắc nghiệt bậc nhất thế giới với mức nhiệt thấp nhất vào mùa đông trung bình là âm 69 độ C và mức cao nhất vào mùa hè là 37,2 độ C.
Phía tây Siberia, một số địa phương có nhiệt độ cao hơn 7 độ C so với thông thường trong suốt một tháng chứ không phải ngày một ngày hai. Ngày 23/5, thị trấn Khatanga thuộc Siberia chạm mốc 25 độ C. Ngày 9/6, vùng Nizhnyaya Pesha gần biển Barents, Bắc Băng Dương, đạt mức 30 độ C.
Phía tây Siberia, một số địa phương có nhiệt độ cao hơn 7 độ C so với thông thường trong suốt một tháng chứ không phải ngày một ngày hai. Ngày 23/5, thị trấn Khatanga thuộc Siberia chạm mốc 25 độ C. Ngày 9/6, vùng Nizhnyaya Pesha gần biển Barents, Bắc Băng Dương, đạt mức 30 độ C.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của mức nhiệt cao đỉnh điểm phần lớn do các đám cháy rừng bùng phát dọc theo Vòng Bắc Cực vào mùa hè năm nay. Do bắt đầu sớm hơn so với trước đây gần 2 tháng, các đám cháy ở Bắc Cực kéo dài lâu hơn bình thường và cũng "tiến xa hơn nhiều về phía bắc so với trước đây".
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của mức nhiệt cao đỉnh điểm phần lớn do các đám cháy rừng bùng phát dọc theo Vòng Bắc Cực vào mùa hè năm nay. Do bắt đầu sớm hơn so với trước đây gần 2 tháng, các đám cháy ở Bắc Cực kéo dài lâu hơn bình thường và cũng "tiến xa hơn nhiều về phía bắc so với trước đây".
Hàng chục nghìn vụ cháy xảy ra ở các khu vực đóng băng vĩnh cửu, nơi mặt đất bị đóng băng quanh năm, thậm chí có thể nhìn thấy từ vũ trụ. Và cho đến hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn đang đánh giá xem mùa cháy ở Bắc Cực này nghiêm trọng như thế nào.
Hàng chục nghìn vụ cháy xảy ra ở các khu vực đóng băng vĩnh cửu, nơi mặt đất bị đóng băng quanh năm, thậm chí có thể nhìn thấy từ vũ trụ. Và cho đến hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn đang đánh giá xem mùa cháy ở Bắc Cực này nghiêm trọng như thế nào.
Điều đáng lo ngại nhất là, các đám cháy ở những vùng đất than bùn cổ đại thuộc Bắc Cực từng là bể chứa carbon đang giải phóng lượng carbon dioxide kỷ lục ra không khí.
Điều đáng lo ngại nhất là, các đám cháy ở những vùng đất than bùn cổ đại thuộc Bắc Cực từng là bể chứa carbon đang giải phóng lượng carbon dioxide kỷ lục ra không khí.
Tại thời điểm mùa cháy giảm dần vào cuối tháng trước, các ngọn lửa đã thải ra 244 megaton (1 megaton tương đương 1 triệu tấn) carbon dioxide (C02) - tăng 35% so với năm ngoái, trong khi mức phát thải năm ngoái vốn đã là một kỷ lục. Thực tế, con số này có thể còn lớn hơn.
Tại thời điểm mùa cháy giảm dần vào cuối tháng trước, các ngọn lửa đã thải ra 244 megaton (1 megaton tương đương 1 triệu tấn) carbon dioxide (C02) - tăng 35% so với năm ngoái, trong khi mức phát thải năm ngoái vốn đã là một kỷ lục. Thực tế, con số này có thể còn lớn hơn.
Để ước tính lượng khí thải carbon dioxide này, các nhà khoa học thuộc Dịch vụ Giám sát Khí quyển Copernicus của Ủy ban Châu Âu đã dùng các vệ tinh nghiên cứu vị trí và cường độ của các đám cháy, sau đó tính toán lượng nhiên liệu mỗi nơi có thể đã bị đốt.
Để ước tính lượng khí thải carbon dioxide này, các nhà khoa học thuộc Dịch vụ Giám sát Khí quyển Copernicus của Ủy ban Châu Âu đã dùng các vệ tinh nghiên cứu vị trí và cường độ của các đám cháy, sau đó tính toán lượng nhiên liệu mỗi nơi có thể đã bị đốt.
Gần một nửa lượng carbon lưu trữ trong đất than bùn của thế giới nằm trong khoảng từ 60 đến 70 độ Bắc, dọc theo Vòng Bắc Cực (hay vĩ tuyến 66° 33′ 39″ ở phía bắc đường xích đạo). Vùng đất giàu carbon này vốn đóng băng nhưng khi hành tinh ấm lên, chúng dễ bị cháy hơn, làm tăng tốc độ biến đổi khí hậu.
Gần một nửa lượng carbon lưu trữ trong đất than bùn của thế giới nằm trong khoảng từ 60 đến 70 độ Bắc, dọc theo Vòng Bắc Cực (hay vĩ tuyến 66° 33′ 39″ ở phía bắc đường xích đạo). Vùng đất giàu carbon này vốn đóng băng nhưng khi hành tinh ấm lên, chúng dễ bị cháy hơn, làm tăng tốc độ biến đổi khí hậu.
Theo Thomas Smith, nhà địa lý môi trường tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London, những vụ cháy rừng chưa từng có ở Bắc Cực vào năm 2019 và 2020 cho thấy điều này đang diễn ra sớm hơn dự tính.
Theo Thomas Smith, nhà địa lý môi trường tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London, những vụ cháy rừng chưa từng có ở Bắc Cực vào năm 2019 và 2020 cho thấy điều này đang diễn ra sớm hơn dự tính.
Các vùng đất than bùn không "mọc" lại nhanh chóng sau một trận hỏa hoạn và sẽ không hấp thụ lại CO2 trong tương lai. Vì vậy khi đất than bùn cháy, lượng carbon thải ra sẽ vĩnh viễn ở lại trong khí quyển.
Các vùng đất than bùn không "mọc" lại nhanh chóng sau một trận hỏa hoạn và sẽ không hấp thụ lại CO2 trong tương lai. Vì vậy khi đất than bùn cháy, lượng carbon thải ra sẽ vĩnh viễn ở lại trong khí quyển.
Nhà khoa học về khí hậu, Martin Stendel nói rằng sự nóng lên bất thường ở Bắc Cực cùng lượng CO2 đang giải phóng không kiểm soát là sự kiện "100.000 năm có 1" và tất cả là vì biến đổi khí hậu. Điều này đang tác động mạnh đến môi trường sống của loài gấu trắng Bắc cực, đẩy loài động vật ăn thịt này vào nguy cơ tuyệt chủng trong vòng 80 năm tới.
Nhà khoa học về khí hậu, Martin Stendel nói rằng sự nóng lên bất thường ở Bắc Cực cùng lượng CO2 đang giải phóng không kiểm soát là sự kiện "100.000 năm có 1" và tất cả là vì biến đổi khí hậu. Điều này đang tác động mạnh đến môi trường sống của loài gấu trắng Bắc cực, đẩy loài động vật ăn thịt này vào nguy cơ tuyệt chủng trong vòng 80 năm tới.
Số lượng gấu trắng giảm sút tại nhiều khu vực và chúng phải nhịn ăn trong thời gian dài do săn mồi ít đi vì diện tích bề mặt băng thu hẹp. Hiện chỉ còn khoảng 25.000 gấu trắng Bắc cực trong thế giới tự nhiên.
Số lượng gấu trắng giảm sút tại nhiều khu vực và chúng phải nhịn ăn trong thời gian dài do săn mồi ít đi vì diện tích bề mặt băng thu hẹp. Hiện chỉ còn khoảng 25.000 gấu trắng Bắc cực trong thế giới tự nhiên.
Những dự báo về sự tuyệt chủng của loài gấu trắng và nguy cơ Bắc Cực bị xóa sổ trên bản đồ Thế giới đã buộc các nhà chuyên môn đưa ra những giải pháp cấp bách. Theo các nhà nghiên cứu, cách duy nhất là ngăn chăn tình trạng Trái Đất ấm lên.
Những dự báo về sự tuyệt chủng của loài gấu trắng và nguy cơ Bắc Cực bị xóa sổ trên bản đồ Thế giới đã buộc các nhà chuyên môn đưa ra những giải pháp cấp bách. Theo các nhà nghiên cứu, cách duy nhất là ngăn chăn tình trạng Trái Đất ấm lên.
NĂM 2100 SẼ KHÔNG CÒN GẤU BẮC CỰC? | HTV TIN TỨC

GALLERY MỚI NHẤT