Theo sử sách Trung Quốc ghi lại, nữ nhân tên Vạn Trinh Nhi giữ một vai trò vô cùng phức tạp với vua Minh Hiến Tông. Nàng vừa chị, là mẹ, là bạn, là nô tì, lại cũng là người tình,
Sau khi Chu Kiến Thâm lên ngôilấy hiệu là Minh Hiến Tông, ông đã không quên tình cảm gắn bó bao năm giữa mình và người vú nuôi hơn 17 tuổi. Ông đãsắc phong cho người tình Vạn Trinh Nhicủa mình làm Hoàng quý phi. Thậm chí, nếu không phảivì Vạn thị khi đó đã nhiều tuổi thì có lẽ người đàn bà này đã được phong làm Hoàng hậu.
Chuyện chưa từng có trong lịch sử hoàng thất này bấy giờ đã khiến cả triều đình chấn động. Dù không được phong làm ngôi mẫu nghi thiên hạ song vị trí của Trinh Nhi trong lòng Hoàng đế vẫn không hề suy chuyển. Sự sủng ái của Minh Hiến Tông dành cho Vạn Trinh Nhi khiến Hoàng hậu khi đóphải nổi cơn ghen.
Không thể chịu đựng nổi sự lạnh lùng xa cách của Hoàng đế, Hoàng hậu bấy giờ đãbày mưu tìm cách hãm hại Trinh Nhi nhưng cuối cùng người bịtrừng phạt và phế truất lại là Hoàng hậu.
Sau khi được sắc phong làm Hoàng quý phi một năm,Vạn Trinh Nhi sinh cho vua Minh Hiến Tông một tiểu hoàng tử. Song không may hoàng tử này chỉ thọ được 1 tháng thì chết yểu.Từ đó về sau,Trinh Nhi không sinh cho vua thêm một người con nào.
Biến cố đó có lẽ đã thay đổi một phần trong tính cách của người đàn bà này. Kể từ ngày mất con, Trinh Nhi sinh lòng căm ghét, thù hằn với tất cả phi tần có được long thai. Hễ biết tinphi tần đang manglong thai, bà sẽtìm cách hãm hại.
Theo ghi chép, một ngày nọ Vạn thị biết tincung nữ họ Kỷvô tình được vuađể mắt rồi sau đó mang long thai liền . sai người mang bát thuốc phá thai đếnbắtcung nữ kia uống. Nhờ một thái giám có tên Trương Mẫn giúp đỡ mà cung nữ nọ đã thoát được và đến ởAn Lạc Đường chờ đến ngày sinh nở.
Sau này khi cung nữ đó sinh con, vị hoàng tử này được bí mật nuôi dưỡng ở Tây Cung. Mãi đến sau này khi vua Minh Hiến Tông đã già mà chưa có người nối dõi,Vạn thị mới cho phép đón vị hoàng tử này về nuôi dưỡng. Tuy nhiên sau đó Vạn thị vẫn tìm mọi cách triệt hạ Kỷ thị bất chấp hoàng đế biết mọi chuyện.
Theo những ghi chép xưa, Vạn Trinh Nhi không phải người phụ nữ có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, thậm chí còn bị đánh giá là người đàn bà ác độc nhiều thủ đoạn có xuất thân đầy tỳ vết. Thế nhưng lạ lùng một điều rằng vua Minh Hiến Tông lại chẳng thể dứt nổi người đàn bà này, thậm chí ngay cả khi bà trở thành người phụ nữ già với thân hình đồ sộ.
Khi Vạn Trinh Nhi 58 tuổi, bà qua đời trong sự đau khổ của hoàng đế Minh Hiến Tông.Ông gào khóc thương tiếc khi người mình yêu thương nhất cuộc đời đã ra đi mãi mãi."Vạn bỏ đi rồi, ta còn ở lâu sao được?".Sau cái chết của Vạn thị, nhà vua đâm âu sầu, u uất mà sinh bệnh. Chỉ vài tháng sau đó, vua Hiến Tông vì quá đau buồn mà cũng qua đời.
Một văn nhân đời Minh từng viết, Vạn Quý phi là phi tần được sủng ái muộn nhất nhưng cũng là người được sủng ái lâu nhất,có thể coi là tự cổ chí kim chưa từng có. Nguyên nhân vì sao người đàn bà này lại được Hoàng đế sủng ái đến vậy thì có rất nhiều người đưa ra.
Có sử gia cho rằng, mối quan hệ giữa họ không đơn giản làtình cảmtrai gái thông thường. Chu Kiến Thâm được Vạn Trinh Nhi một tay chăm sóc từ khimới 2 tuổi, sau này cuộc đời lại biến động khi bị em cướp ngôi rồi được phục vị,Vạn Trinh Nhi vẫn luôn là người ở bên ông.
Sự gắn kết đó có thể khiến Chu Kiến Thâm không chỉ coiVạn Trinh Nhi như một người tình, một người vợ đơn thuần mà còn là một người chị,một người mẹ. Có rất nhiều người cho rằng chính vì lẽ vậy mà ngay sau khi lên ngôi, Chu Kiến Thâm đã không quên sắc phong cho Vạn thị và dành sự sủng ái cho tới tận cuối đời, bất chấp những tội tác người đàn bà này gây ra.
Cũng có người lại cho rằng, việc Hiến Tông si mê Vạn Trinh Nhinhư vậy là do Vạn thị quá xuất sắc trong chuyện chăn gối.Sử sách từng chép lại một câu nói củavua về Trinh Nhi: "Con không hiểu mắc bệnh gì nhưng không có Vạn thị thì không thể ngủ được!".
Dù là vì bất kỳ lý do nào đi nữa, mối tình này vẫn khiến hậu cung chấn động thời bấy giờ và khiến nhiều đời sau còn nhắc đến.