Bà vú của Phổ Nghi cả đời oán hận vì 'cái nghề chua chát'

Khác với những bà vú thời phong kiến, bà vú của Phổ Nghi có số phận chua chát và đau khổ đến không ngờ.

Bà vú của Phổ Nghi cả đời oán hận vì 'cái nghề chua chát' ảnh 1

Thời phong kiến ở Trung Quốc, những người phụ nữ không cần làm phi tần cũng có được địa vị cao chỉ có thể là bà vú của các hoàng tử, đặc biệt là bà vú của vị hoàng tử được kế vị ngai vàng. Họ có "công dưỡng", nuôi dạy các hoàng tử nên rất được trọng vọng, không cần lo lắng về cái ăn cái mặc, gia đình cũng được "thơm lây". Thế nhưng, bà vú của Hoàng đế Phổ Nghi - Hoàng đế cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Quốc - lại không may mắn được như vậy.

Bà vú của Phổ Nghi cả đời oán hận vì 'cái nghề chua chát' ảnh 2

Phổ Nghi hồi nhỏ

Phổ Nghi đã nhắc đến bà vú của mình - Vương Tiêu thị - trong cuốn tự truyện "Nửa đời trước của tôi". Không đơn giản chỉ là người cấp sữa, đối với Phổ Nghi, bà vú này còn là người giúp ông thay đổi, dạy cho ông biết thế nào là "tính người".Vương Tiêu thị là người phụ nữ sinh ra trong một gia đình nghèo khó, cuộc sống thêm khó khăn khi phải sinh tồn trong thời thế loạn lạc, thiên tai hoàng hành. Khi ứng tuyển làm vú nuôi cho Phổ Nghi của phủ Thuần Thân vương, bà đã vượt qua vô số bước để được lựa chọn. Thế nhưng điều này hóa ra lại không phải là may mắn khi Phổ Nghi chưa lên ba đã phải làm Hoàng đế. Vương Tiêu thị vì là bà vú nên cũng phải theo vào cung, chịu đủ mệt mỏi.

Bà vú của Phổ Nghi cả đời oán hận vì 'cái nghề chua chát' ảnh 3

Vương Tiêu thị

Cụ thể, Vương Tiêu thị phải tuân thủ luật lệ nghiêm ngặt, không được về nhà, cũng không được phép gặp mặt người thân vì tính chất nghề nghiệp. Thông thường, các bà vú sẽ được thay thế sau 3 tháng để tránh quá thân thiết với các hoàng tử, thế nhưng Phổ Nghi chỉ có mỗi bà vú là người thân thiết và có thể dựa dẫm nên khi đó đã kiên quyết không cho bà về nhà, cũng không chấp nhận thay bà vú mới.

Bà vú của Phổ Nghi cả đời oán hận vì 'cái nghề chua chát' ảnh 4

Hình tượng Phổ Nghi và bà vú trong phim ảnh

Suốt 3 năm trời không được về nhà, con gái Vương Tiêu thị vì thiếu sữa mà qua đời. Ấy vậy mà bà lại bị người trong vương phủ che giấu để có thể chuyên tâm phục vụ Phổ Nghi. Chỉ đến khi Phổ Nghi lên 9, không còn cần bà vú nữa, Vương Tiêu thị mới được phép về nhà. Thế nhưng con gái bà khi đó không còn nữa, Vương Tiêu thị chỉ có thể đau khổ, oán trách bản thân khi phải làm cái nghề vú nuôi đầy chua chát. 

Mang kiếm vàng Phổ Nghi kiểm định, lão nông nói gì... chuyên gia “nín lặng"?

Một lão nông Trung Quốc đã mang một thanh kiếm vàng của hoàng đế đến nhờ các chuyên gia thẩm định và biết được có giá 5 triệu Nhân dân tệ. Sau đó, ông lão có phản ứng bất ngờ khi được khuyên nên gửi bảo vật tới bảo tàng.

Mang kiếm vàng Phổ Nghi kiểm định, lão nông nói gì... chuyên gia “nín lặng"?
Mang kiem vang Pho Nghi kiem dinh, lao nong noi gi... chuyen gia “nin lang
 Ái Tân Giác La Phổ Nghi (1906-1967) là hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh cũng như trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Lên ngôi báu khi mới 2 tuổi, vua Phổ Nghi bị buộc thoái vị năm 1912.

Số phận 5 bà vợ của hoàng đế Phổ Nghi

Phổ Nghi - vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Trung Hoa có một số phận long đong. Ông có 5 người vợ nhưng không có con.

Số phận 5 bà vợ của hoàng đế Phổ Nghi
1. Hoàng hậu Uyển Dung (1906-1946)
Nếu như nói rằng cuộc đời ông vua bù nhìn Phổ Nghi nhiều long đong, hai lần lên ngôi rồi lưu đày, ngồi tù… thì số phận người phụ nữ đầu tiên gắn bó với ông cũng long đong không kém. Hiếu Khác Mẫn Hoàng hậu là Hoàng hậu của Hoàng đế Phổ Nghi Nhà Thanh, đồng thời cũng là Hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Hoa.

Phục dựng chân dung 12 vị vua nổi tiếng nhà Thanh, bất ngờ dung mạo

12 bức chân dung là cuộc đời của 12 vị hoàng đế nhà Thanh, từ Ái Tân Giác La Nỗ Nhĩ Cáp Xích đến Phổ Nghi, mỗi vị vua đều đại diện cho một giai đoạn lịch sử và sự nghiệp khác nhau.

Phục dựng chân dung 12 vị vua nổi tiếng nhà Thanh, bất ngờ dung mạo
Phuc dung chan dung 12 vi vua noi tieng nha Thanh, bat ngo dung mao
1. Ái Tân Giác La Nỗ Nhĩ Cáp Xích (Thiên Mệnh): Sinh năm 1559, ông là người xây dựng nền móng cho nhà Thanh và lập chế độ Bát Kỳ. Con trai ông, Hoàng Thái Cực, tiếp bước và cùng các thế hệ sau đó xây dựng vững mạnh nhà Thanh. Ông được truy tôn miếu hiệu là Thanh Thái Tổ. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới