“Bà tổ” nghề làm món “hao cơm nhất miền Tây” kể thời hoàng kim

Theo "bà tổ" nghề mắm ba khía ở huyện Bình Đại (Bến Tre), những năm 1990, mỗi ngày bà bán hàng trăm kg, có ngày bán 7 tạ mắm.

Nghề mắm ba khía - Bí quyết riêng

Bà Phạm Thị Được (79 tuổi, ngụ xã Đại Hòa Lộc, huyện Bình Đại, Bến Tre) có kinh nghiệm hơn 40 năm làm nghề muối ba khía. Bà nổi danh khắp huyện với tay nghề muối ba khía ngon, từng có thời mỗi ngày bán hàng trăm kg mắm ba khía.

“Ba to” nghe lam mon “hao com nhat mien Tay” ke thoi hoang kim

Mắm ngon là khi con ba khía đã chín nhưng vẫn chắc thịt, đủ càng, cọng (Ảnh: Nguyễn Cường).

"Trước đây, khắp những chợ trong huyện, khách mua đều hỏi mắm ba khía của tôi trước, nếu hết rồi người ta mới mua đến hàng khác. Dù tôi không nói mình làm ngon, nhưng ai cũng công nhận như thế", bà Được lý giải cho danh tiếng của mình.

Bà Được kể, hồi cuối những năm 70 của thế kỷ trước, gia đình bà làm muối. Sau những buổi chiều phơi muối, bà tranh thủ bắt ba khía quanh ruộng về làm mắm để gia đình ăn. Nhiều hàng xóm biết bà làm mắm ba khía nên đến xin, rồi khen ngon, khuyên bà nên làm nhiều hơn để bán.

Nghe nhiều người nói, bà Được tranh thủ vừa làm muối, vừa làm mắm ba khía để bán, kiếm thêm thu nhập. Tuy vậy, khi người mua ngày một đông, chỉ thời gian sơ chế ba khía đã hết ngày, vì vậy mà bà chuyển hẳn sang làm mắm. Lượng ba khía gia đình bắt cũng không xuể, bà Được phải thuê hơn 10 người quanh vùng đi bắt.

“Ba to” nghe lam mon “hao com nhat mien Tay” ke thoi hoang kim-Hinh-2

Mắm ba khía chỉ làm từ 2 nguyên liệu là ba khía và muối, nhưng với bí quyết riêng, mỗi thợ sẽ cho sản phẩm có hương vị đặc trưng (Ảnh: Nguyễn Cường).

"Nghề này tôi tự biết làm chứ không học ai đâu. Nguyên liệu chỉ có ba khía với muối, nhưng cách chọn nguyên liệu và tỷ lệ, cách muối mỗi người một khác, nên mắm làm ra cũng khác nhau.

Những năm 1990-2000, ngày nào tôi cũng bán hàng trăm ký mắm, có nhiều ngày bán đến 7 tạ mắm, toàn khách sỉ đặt mua từ trước. Hồi đó khắp nhà đều là những lu sành, chum vại để ủ mắm, cả gia đình nguyên ngày ngồi lựa với sơ chế ba khía cũng không kịp", bà Được chia sẻ.

Cũng theo bà Được, thời hoàng kim của nghề làm mắm ba khía kết thúc vào khoảng năm 2005, khi nghề nuôi tôm công nghiệp ở quê bà phát triển. Môi trường nuôi tôm không phù hợp cho ba khía sống, vì thế lượng nguyên liệu ít dần. Mặt khác, đời sống người dân cũng cải thiện nên "thứ thức ăn nhà nghèo" chỉ còn là món ăn trải nghiệm.

“Ba to” nghe lam mon “hao com nhat mien Tay” ke thoi hoang kim-Hinh-3

Thời hoàng kim, mỗi ngày bà Được bán hàng trăm kg mắm, khắp nhà đều là lu sành đựng mắm (Ảnh: Nguyễn Cường).

Bà Được cho biết, giờ đây thợ bắt ba khía trong vùng cũng chỉ còn độ 5-7 người, mỗi người một ngày bắt được chừng 5kg. Với nguồn nguyên liệu ít ỏi, mỗi ngày bà Được chỉ làm ra chừng 20kg mắm.

"Mắm vẫn luôn có người đặt, vẫn bán hết. Mỗi ký mắm mình ăn lãi 10.000 đồng thôi thì bạn hàng mới dễ bán, cũng nhiều người có điều kiện ăn hơn. Làm mắm ba khía tôi cũng kiếm được tiền xài, cũng để ra được một khoản", bà Được nói.

“Ba to” nghe lam mon “hao com nhat mien Tay” ke thoi hoang kim-Hinh-4

Bà Được kể về nghề muối ba khía của mình (Ảnh: Nguyễn Cường).

Gần 80 tuổi, bà Được đã kịp truyền nghề cho con gái của mình, bà mong nghề làm mắm ba khía sẽ được truyền lại mãi mãi.

Mắm ba khía từ món ăn nhà nghèo thành đặc sản

Chị Nguyễn Thị Nương, một mối quen mua hàng của bà Được cho biết, ở huyện Bình Đại còn một vài thợ làm mắm ba khía số lượng lớn, nhưng mắm của bà Được luôn đắt hàng hơn cả. Vì là nghề truyền thống, nên không có sách vở hay công thức muối đồng nhất mà dựa vào kinh nghiệm mỗi người.

Tuy vậy, chị Nương cũng thừa nhận "hỏi thì thợ sẽ chia sẻ, nhưng không ai móc ruột nói hết bí quyết với mình đâu".

Cũng theo chị Nương, hiện nay người mua mắm ba khía không còn nhiều, cũng chỉ mua số lượng nhỏ, ngược lại có nhiều khách ở các vùng xa đặt mua như là món quà đặc sản. Mắm ba khía cũng không phù hợp với người mắc bệnh tiêu hóa và tim mạch, vì vậy nhiều người già dù muốn ăn nhưng đành phải "nhịn thèm".

“Ba to” nghe lam mon “hao com nhat mien Tay” ke thoi hoang kim-Hinh-5

Mắm ba khía được trộn với xoài, cóc, khóm, khế để thành món ăn trứ danh (Ảnh: Nguyễn Cường).

"Ba khía thuộc họ cua, nhưng chỉ vùng nước lợ ven biển miền Tây mới có, nên nó thành đặc sản. Mắm ba khía từng được coi là món hao cơm nhất, cũng phù hợp nhất với nông dân đưa đi ăn ngay bờ ruộng trong những ngày mùa.

Bây giờ mắm ba khía như là món ăn gợi lại ký ức xa xưa của người già, còn người trẻ thì ăn như là sự trải nghiệm. Giá mắm ba khía trên thị trường hiện khoảng 120.000 đồng/kg. Còn mắm ba khía đã được trộn khóm (dứa, thơm), khế, xoài… để thành món bày lên đĩa thì sẽ có giá cao hơn một chút, tùy người bán", chị Nương nói.

Theo kinh nghiệm lựa hàng của chị Nương, mắm ba khía ngon nhất là khi ba khía mới được muối 3-4 ngày, con mắm phải nhìn tươi và không bị gãy càng, cọng. Ba khía vừa đủ độ chín thì không bị tanh mà có mùi thơm đặc trưng, còn đầy thịt, nếu mắm chưa đến ngày hoặc quá ngày thì sẽ bị tanh hoặc bị mặn và ít thịt.

Khó quên những món đặc sản bốc mùi nhưng cực ngon của Cà Mau

(Kiến Thức) - Cà Mau có nhiều loại mắm đặc trưng khiến du khách phải nhắm mắt bịt mũi. Tuy nhiên, hương vị của những đặc sản bốc mùi này lại mang cho du khách những trải nghiệm thú vị và khó quên.

Kho quen nhung mon dac san boc mui nhung cuc ngon cua Ca Mau

Lẩu mắm U Minh Cà Mau là một trong những đặc sản bốc mùi mà dân dã không thể thiếu đối với người dân Nam Bộ nói chung và U Minh nói riêng. Với hương vị đậm đà, da diết khiến thực khách ăn một lần rồi nhớ mãi.

Kho quen nhung mon dac san boc mui nhung cuc ngon cua Ca Mau-Hinh-2
Cà Mau mảnh đất cuối cùng của bản đồ Việt Nam cũng là xứ sở của những món ăn ngon làm say đắm lòng lữ khách phương xa. Nếu có dịp đến Cà Mau, du khách đừng bỏ lỡ hương vị thơm nồng nàng món ăn gây “nghiện” lẩu mắm U Minh.
Kho quen nhung mon dac san boc mui nhung cuc ngon cua Ca Mau-Hinh-3
Từ lâu, lẩu mắm được xem là nét đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Với sự kết hợp vô vàn các nguyên liệu đã làm cho món lẩu mắm U Minh thêm phần đặc biệt. Tuy là mùi lẩu mắm nồng kén người ăn nhưng nếu đã thưởng thức một lần, du khách sẽ nhớ mãi không nguôi.
Kho quen nhung mon dac san boc mui nhung cuc ngon cua Ca Mau-Hinh-4
Mắm ba khía Rạch Gốc: Chắc hẳn những ai từng đặt chân đến mảnh đất Cà Mau này đều không thể bỏ lỡ việc thưởng thức món mắm ba khía của người dân nơi đây, món được mệnh danh “ăn một lần, nhớ một đời”.
Kho quen nhung mon dac san boc mui nhung cuc ngon cua Ca Mau-Hinh-5
Ba khía trông rất giống cua đồng, phần dưới có tám ngoe lấm chấm những sợi lông tơ, có hai càng màu nâu đỏ, mai màu nâu sẫm có 3 vạch nên người ta gọi là ba khía. Ba khía sống thường có mặt tại nhiều nơi như Gò Công, Cần Giờ,… nhưng đặc biệt nhất là ở Rạch Gốc – Cà Mau vì ba khía ở đây có thịt chắc nịch và thơm hơn nhưng vùng khác.
Kho quen nhung mon dac san boc mui nhung cuc ngon cua Ca Mau-Hinh-6
Vào độ tầm khoảng tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, ba khía sinh sản đông nhất. Ba khía sau khi bắt về, rửa sạch rồi nêm nếm gia vị vừa ăn, không quá mặn cũng không quá nhạt. Sau khoảng một tuần, màu sắc ba khía được làm ra vẫn giữ màu sắc như ban đầu thì sản phẩm đã đạt chất lượng.
Kho quen nhung mon dac san boc mui nhung cuc ngon cua Ca Mau-Hinh-7
Mắm tôm chua: Đây được xem là loại mắm đặc trưng nhất của vùng đất này, với chất lượng và mùi vị thơm ngon ít nơi nào sánh được. Từ con tôm đất tự nhiên, người dân xứ Đất Mũi đã làm nên món mắm tôm đặc biệt. Để có được những con mắm tôm thơm ngon này, người làm phải trải qua nhiều giai đoạn kỳ công.
Kho quen nhung mon dac san boc mui nhung cuc ngon cua Ca Mau-Hinh-8
Được biết, để có được loại mắm tôm xứng danh đặc sản Đất Mũi thì nguyên liệu phải là con tôm đất còn sống, chưa qua ướp đá. Quá trình làm mắm tôm trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ. Mắm tôm sau khi làm khoảng 20 ngày mới bắt đầu dùng được. Con mắm thành phẩm ngon phải có màu đỏ tự nhiên, mùi thơm, thịt tôm ngọt tự nhiên, nước đậm đà với vị chua ngọt.
Kho quen nhung mon dac san boc mui nhung cuc ngon cua Ca Mau-Hinh-9
Mắm cá sơn: Loại mắm này có vị hơi chua, đậm đà, thịt cá mềm, xương rệu và hương thơm đặc trưng của một loại mắm miền biển. Đây từ lâu đã trở thành một đặc sản của vùng Đất Mũi được gửi đi khắp cả nước.
Kho quen nhung mon dac san boc mui nhung cuc ngon cua Ca Mau-Hinh-10
Dù mắm còn nguyên con nhưng toàn bộ xương đã mềm. Có thể trộn mắm cá sơn với gỏi đu đủ hoặc ăn trực tiếp kèm với ổi xanh, cóc non, bần ổi, khế chua, chuối chát, cà phổi, dưa leo, rau thơm… Nếu ăn kèm mắm cá sơn với thịt ba rọi luộc thì càng thêm ngon.
Kho quen nhung mon dac san boc mui nhung cuc ngon cua Ca Mau-Hinh-11
Mắm cá lóc: Với bí quyết được lưu truyền từ mấy chục năm nay, bà con ở huyện Thới Bình (Cà Mau) đã giữ được hương vị mắm lóc truyền thống của xứ sở. Từ đó, giúp nó trở thành một đặc sản hấp dẫn du khách gần xa khi đến đây.
Kho quen nhung mon dac san boc mui nhung cuc ngon cua Ca Mau-Hinh-12
Theo những hộ chuyên làm mắm lóc ở địa phương, con mắm cá lóc Thới Bình chính gốc có mùi thơm, vị mặn nhưng đậm đà chứ không mặn chát, thịt cá đỏ au, có thể để rất lâu mà không bị thay đổi mùi vị.
Kho quen nhung mon dac san boc mui nhung cuc ngon cua Ca Mau-Hinh-13
Mắm ong: Đây là một đặc sản thiên nhiên tuyệt vời mà rừng U Minh dành tặng riêng cho người dân Cà Mau.
Kho quen nhung mon dac san boc mui nhung cuc ngon cua Ca Mau-Hinh-14
Nghe tên loại mắm này có lẽ các bạn sẽ thấy rất lạ, nhưng mùi vị thì lại đậm đà khó quên. Mắm ong khá hiếm do phụ thuộc vào mùa thu hoạch mật ong. Ảnh: Internet. 

Video "Chế biến các món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

Ngon hết nấc loạt đặc sản mắm không làm từ cá ở Việt Nam

Ngoài đủ loại mắm làm từ cá, các địa phương, vùng miền ở Việt Nam còn có những món mắm đặc sắc khác.

Ngon het nac loat dac san mam khong lam tu ca o Viet Nam

Đặc sản mắm tôm Hậu Lộc trứ danh của Thanh Hóa được chế biến từ con moi biển, còn gọi là ruốc biển, ruốc hôi..., ủ với muối, phơi nắng theo phương pháp truyền thống. Theo các nguồn tư liệu, nghề chế biến mắm tôm Hậu Lộc có từ thế kỷ 12, khoảng 800 năm trước, từ khi thành lập làng cá Diêm Phố, nay là xã Ngư Lộc của huyện Hậu Lộc, một huyện đồng bằng ven biển ở Thanh Hóa. Ảnh: Saphavi.

Ngon het nac loat dac san mam khong lam tu ca o Viet Nam-Hinh-2

Một số địa phương Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có đặc sản mắm rươi, mắm cáy đặc sắc. Nguyên liệu chính để làm mắm là rươi, cáy sống ở vùng nước lợ ven biển ở đây, được chế biến công phu. Mắm rươi, mắm cáy thường được dùng để chấm rau luộc, thịt luộc... Ảnh: Dacsandongtrieu.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.