Bà Rịa - Vũng Tàu: Lễ hội Dinh Cô năm 2024 có gì đặc sắc

Lễ hội Dinh cô năm 2024 sẽ đưa thêm phần nghi lễ rước Cô qua cầu rước Long Vị (cầu tâm linh) để phục vụ người dân và du khách chiêm ngưỡng, sờ, nắm Long Vị dễ dàng.

Ông Lê Hữu Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, lễ hội Dinh Cô là một trong những lễ hội nước lớn của ngư dân vùng biển Nam Bộ với ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, ngư dân được mùa biển thuận lợi.

“Năm nay, lễ hội Dinh Cô sẽ có nhiều hoạt động mới, đặc sắc cả về phần lễ và phần hội để phục vụ người dân và du khách đến chiêm bái”, ông Hiền cho biết.

Ba Ria - Vung Tau: Le hoi Dinh Co nam 2024 co gi dac sac
Thỉnh Long Vị nhập điện tại Lễ hội Dinh Cô. Ảnh: BTC

Về phần lễ năm nay, ngoài nghi thức cúng truyền thống, nghi thức Thỉnh Long Vị sẽ được địa phương lắp cầu rước Long Vị (cầu tâm linh) để đoàn rước Cô đi từ phía biển vào bờ và đi qua cầu, sau đó đưa về Khu di tích lịch sử - văn hóa Dinh Cô.

Theo Ban tổ chức lễ hội Dinh Cô năm 2024, cầu di động được thiết kế bằng sắt, mô phỏng hình con thuyền đánh cá, có chiều cao 1 mét, ngang 1,2 mét, dài 10 mét.

Mục đích của việc rước Cô qua cầu nhằm phục vụ người dân, du khách không phải chen lấn nhưng vẫn chiêm ngưỡng, sờ, nắm Long Vị dễ dàng.

Về phần hội, sẽ tổ chức thêm nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao để phục vụ du khách đến tham quan, như: chương trình sân khấu tái hiện lịch sử hình thành di tích lịch sử - văn hoá Dinh Cô và Mộ Cô kết hợp chương trình đơn ca tài tử.

Bên cạnh đó còn có các hội thi dân gian của ngư dân vùng biển như: đan lưới, cột lưới, đi cà kheo trên cát, ném còn, thả diều thửng bãi biển. Đặc biệt, địa phương phối hợp tổ chức giải bóng chuyền bãi biển nam, nữ với quy mô cấp tỉnh thu hút nhiều vận động viên trong và ngoài tỉnh về tham dự.

Lễ hội Dinh Cô năm nay sẽ diễn ra trong 8 ngày, từ ngày 17/3 đến ngày 25/3 (nhằm ngày mùng 8/2 đến 16/2 Âm lịch), tại Khu di tích lịch sử - văn hoá Dinh Cô, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền.

Lễ hội Dinh Cô (thị trấn Long Hải, huyện Long Điền) được Bộ Văn hoá - Thể thao và du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia theo Quyết định số 237/QĐ-BVHTTDL, ngày 14/2/2023. Lễ hội Dinh Cô được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là niềm tự hào của người dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhất là bà con ở vùng biển Long Hải, mà còn góp phần thiết thực vào việc giữ gìn sự phong phú, đa dạng của kho tàng của di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam.

Khám phá du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu qua công nghệ thực tế ảo

Du khách sẽ được khám phá nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, những bãi biển nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu qua công nghệ thực tế ảo hiện đại.

Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa cho ra mắt website bariavungtau360.vn, sử dụng công nghệ thực tế ảo hiện đại giới thiệu các điểm đến, danh lam thắng cảnh, cơ sở hạ tầng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Du lịch Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu bội thu dịp Tết

Với thời gian nghỉ dài ngày, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục là điểm đến hút khách trong dịp Tết Giáp Thìn nhờ giao thông thuận lợi cũng như tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn…

Tại Bình Thuận, nhờ hai tuyến đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và Phan Thiết - Vĩnh Hảo đã thu hút đông đảo du khách tham quan, nghỉ dưỡng và bắt đầu tăng từ mùng 2 Tết.

Theo số liệu của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, nhờ lượng khách tăng cao, các cơ sở lưu trú trên tỉnh Bình Thuận hầu như kín phòng, một số resort đạt công suất phòng tối đa. Công suất huy động phòng bình quân của các khách sạn, resort trong dịp Tết đạt 75 - 85%. Từ ngày 29 tháng Chạp đến mùng 4 Tết, Bình Thuận đón khoảng 180.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Nhà Lớn Long Sơn có gì khiến vạn người mê?

Là khu di tích với lối kiến trúc độc đáo, mỗi năm Nhà lớn Long Sơn (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) lại thu hút hàng vạn du khách khắp nơi về tham quan, tìm hiểu.

Nhà lớn Long Sơn còn có tên gọi khác là đền Ông Trần, do ông Trần (tên thật là Lê Văn Mưu, sinh năm 1856, người Hà Tiên) xây dựng từ năm 1910 đến 1929. Tất cả tiền bạc, tài nguyên cần thiết để xây dựng nên ngôi nhà đều là của ông Trần và những người tin theo ông tự nguyện gom góp.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.