Ba phiên bản truyện cổ tích “Tấm Cám” lạ kỳ trên TG

(Kiến Thức) - Trên thế giới, nhiều quốc gia có những phiên bản truyện cổ tích "Tấm Cám" tương tự như ở Việt Nam với những câu chuyện hấp dẫn.

Ba phiên bản truyện cổ tích “Tấm Cám” lạ kỳ trên TG
Phiên bản "Tấm Cám" của Trung Quốc
Ba phien ban truyen co tich “Tam Cam” la ky tren TG
Cuốn "Yeh Shen: A Cinderella Story from China" được đánh giá là phiên bản truyện cổ tích "Tấm Cám" cổ xưa nhất thế giới. Bởi lẽ, câu chuyện về nàng "Tấm" này có từ thế kỷ 9. "Yeh Shen: A Cinderella Story from China" kể về cô gái Yeh Shen xinh đẹp, chăm chỉ và tốt bụng sống cùng người mẹ kế độc ác và người con riêng của bà ta. 
Giống như nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám, Yeh Shen có một con cá ở ao gần nhà bầu bạn. Hàng ngày, Yeh Shen cho cá ăn thực phẩm từ chính bữa ăn khiêm tốn của mình. Tuy nhiên, mụ dì ghẻ đã phát hiện ra và bắt con cá đó rồi đem ăn thịt. Yeh Shen vô cùng đau buồn vì chuyện ấy. Cũng như truyện "Tấm Cám", Bụt sau đó cũng xuất hiện và khuyên Yeh Shen nhặt lại xương cá và ban cho cô một điều ước.
Cô gái tội nghiệp Yeh Shen ước được tham dự lễ hội mà triều đình tổ chức - nơi nam thanh nữ tú chưa lập gia đình khiêu vũ và được toại nguyện. Khi ở lễ hội, Yeh Shen bị dì ghẻ phát hiện nên nhanh chóng ra về. Trong lúc vội vã, Yeh Shen đánh rơi một chiếc hài và nhà vua vô tình nhặt được. Sau đó, nhà vua tổ chức một cuộc thi chọn hoàng hậu với yêu cầu là người nào đi vừa chiếc hài sẽ trở thành người đầu gối tay ấp với hoàng đế. Sau cùng, Yeh Shen đi vừa chiếc giày và trở thành hoàng hậu. Về phần mẹ con dì ghẻ, họ bị ném đá đến chết.
Phiên bản "Tấm Cám" trong truyện "Cô bé Lọ Lem"
Ba phien ban truyen co tich “Tam Cam” la ky tren TG-Hinh-2
Truyện cổ tích "Cô bé Lọ Lem" ("Cinderella") của anh em nhà Grimm là một trong những phiên bản "Tấm Cám" kể về cuộc sống dì ghẻ con chồng nổi tiếng thế giới của anh em nhà Grimm. Trong câu chuyện này, Lọ Lem sống cùng dì ghẻ xấu xa, độc ác và hai người con gái riêng của mẹ kế.
Người dì ghẻ cùng 2 đứa con gái riêng thường bày mưu hãm hại Lọ Lem khiến cô có cuộc sống khốn khổ. Hàng ngày, cô phải nằm ngủ cạnh đống tro cạnh bếp nên lúc nào người cũng lem luốc dính đầy tro bụi. Từ đó, 2 người con riêng dì ghẻ mới gọi cô là “Lọ Lem”.
Vào lần triều đình tổ chức lễ hội, Lọ Lem xin dì ghẻ tham dự nhưng không được. Sau khi mẹ con dì ghẻ rời nhà tham dự lễ hội, Lọ Lem được bà tiên giúp cho có quần áo đẹp và xe bí ngô để tới lễ hội. Tại đây, Lọ Lem đã khiêu vũ với hoàng tử.
Khi chuông đồng hồ điểm 12h đêm, Lọ Lem phải quay trở về nhà và trong lúc chạy đã vô tình làm rơi chiếc giày thủy tinh. Hoàng tử nhặt được chiếc giày và mở cuộc thi thử giày để tìm người trong mộng. Trong đợt thử giày, hai bà chị kế của Lọ Lem đến thử, người thì cắt ngón chân, người cắt gót chân để vừa với chiếc giày. Tuy nhiên, con chim của Lọ Lem đã mách cho hoàng tử biết chỉ có Lọ Lem là đi vừa giày. Hoàng tử đã cho mấy con chim mổ mắt hai người con của dì ghẻ khiến họ sống trong cảnh mù lòa suốt đời.
Phiên bản "Tấm Cám" trong truyện "The Rough-Face Girl"
Ba phien ban truyen co tich “Tam Cam” la ky tren TG-Hinh-3
Câu truyện cổ tích "The Rough-Face Girl" (tạm dịch: Cô gái xấu xí) là câu truyện khá nổi tiếng của người da đỏ ở Bắc Mỹ. Phiên bản truyện cổ tích "Tấm Cám" này kể về một gia đình có 3 người con gái sống ở một ngôi làng. Tại ngôi làng đó, một vị tộc trưởng trở thành người mà mọi cô gái trong làng ao ước muốn cưới làm chồng bởi vì người này rất giàu có, tuấn tú và quyền lực. Tuy nhiên, để cưới được người đàn ông trong mơ này, cô gái phải nhìn thấy tộc trưởng - người có khả năng tàng hình trước mọi người.
Do ngôi làng có truyền thống duy trì ngọn lửa sáng liên tục trong đêm nên có một tối đến lượt 3 chị em nhà cô bé. Tuy nhiên, người em út bị 2 người chị bắt làm việc ấy trong nhiều giờ liên tục trong khi họ đi ngủ. Trong lúc duy trì ngọn lửa, mái tóc của người con gái út bị lửa bén vào làm cháy xém và gương mặt cũng vì thế mà đầy sẹo. 
Tuy nhiên, với trái tim thánh thiện và chân thành, người con gái út đã nhìn thấy vị tộc trưởng tàng hình trên nên được cưới làm vợ và có cuộc sống hạnh phúc. Dung nhan của cô cũng được khôi phục lại như xưa nhờ tắm nước thần.

12 kiệt tác kiến trúc bất tử của Trung Quốc cổ đại

(Kiến Thức) - Cùng chiêm ngưỡng những kiệt tác kiến trúc xuất hiện từ thời cổ đại Trung Quốc và còn tồn tại tới ngày nay sau bao nhiêu thăng trầm lịch sử. 

12 kiệt tác kiến trúc bất tử của Trung Quốc cổ đại
12 kiet tac kien truc bat tu cua Trung Quoc co dai
Cùng chiêm ngưỡng những kiệt tác kiến trúc xuất hiện từ thời cổ đại Trung Quốc và còn tồn tại tới ngày nay sau bao nhiêu thăng trầm lịch sử. 1. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng – Lăng tẩm đế vương với quy mô lớn nhất thế giới. nằm ở phía bắc Ly Sơn,thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây, cách Tây An 50 km về phía đông. Đây là khu lăng mộ của vị hoàng đế đầu tiên của lịch sử Trung Quốc. Lăng mộ được xây dựng với quy mô vô cùng hoành tráng với các vật tùy táng vô cùng phong phú, với tổng diện tích địa cung lên đến 180.000m². 
12 kiet tac kien truc bat tu cua Trung Quoc co dai-Hinh-2
2. Cố Cung Bắc Kinh - quần thể kiến trúc cung điện có quy mô lớn nhất thế giới. Cố Cung còn được gọi với tên là Tử Cấm Thành, là hoàng cung của 24 đời hoàng đế hai triều đại Minh, Thanh. Tổng diện tích là 720.000 m²,  trong đó diện tích xây dựng  chiếm tới 150.000 m². Đây là kiến trúc cung điện có kết cấu từ gỗ được bảo tồn hoàn chỉnh nhất, với quy mô tồn hiện lớn nhất thế giới. Đây cũng được coi là tinh hoa kiến trúc cung điện của dân tộc Hán và là kiệt tác kiến trúc cổ đại. 

12 kiet tac kien truc bat tu cua Trung Quoc co dai-Hinh-3
3. Vạn Lý Trường Thành được khởi công xây dựng từ thế kỷ 5 trước công nguyên và liên tục xây đến thế kỷ 16 tức triều Minh mới dừng lại, với tổng chiều dài lên đến 21.196,18km, trải dài qua 15 tỉnh thành và khu vực trên lãnh thổ Trung Quốc.  

12 kiet tac kien truc bat tu cua Trung Quoc co dai-Hinh-4
6. Kinh Hàng Đại Vận Hà là con kênh đào dài nhất, lâu đời nhất thế giới, hiện đã có 2.500 năm lịch sử. Bắt đầu được xây dựng từ cuối thời kỳ Xuân Thu do Ngô vương Phù Sai ra lệnh đào để vận chuyển binh lính, trong cuộc chinh phạt nước Tề, đến triều Tùy thì mở rộng và tu sửa kéo dài nối đến Đô Thành Lạc Dương, đến triều Nguyên thì nối tiếp từ Lạc Dương đến Bắc Kinh. 
12 kiet tac kien truc bat tu cua Trung Quoc co dai-Hinh-5
7. Khảm Nhi Tỉnh - hệ thống tưới tiêu lâu đời nhất Trung Quốc. Khảm Nhi Tỉnh nghĩa là huyệt đạo, là hệ thống tưới tiêu đặc thù ở khu vực hoang mạc, trải khắp khu vực Turfan Tân Cương. Cùng với Van Lý Trường Thành, sông Vận Hà Kinh Hàng, Khảm Nhi Tỉnh là một trong ba công trình vĩ đại nhất của thời cổ đại Trung Quốc với tổng cộng gồm hơn 1.100 con kênh, rạch và tổng chiều dài ước tính khoảng 5.000km. 

Những tuyệt sắc mỹ nhân không có thật trong lịch sử

(Kiến Thức) - Một số mỹ nhân tuyệt sắc được miêu tả xinh đẹp mỹ miều, thậm chí có người là khởi nguồn của chiến tranh nhưng đều là nhân vật hư cấu.

Những tuyệt sắc mỹ nhân không có thật trong lịch sử
Nàng Helen của thành Troy
Nhung tuyet sac my nhan khong co that trong lich su
 Nàng Helen của thành Troy.
Nàng Helen của thành Troy là mỹ nhân tuyệt sắc được miêu tả trong bản trường ca bất hủ Iliad của Homer. Theo đó, Helen là con gái của thần Zeus và Leda đồng thời là chị em của Castor, Polydeuces và Clytemnestra. Nàng Helen có làn da trắng tỏa ánh sáng lung linh mờ ảo.

Các nhân vật cổ tích nổi tiếng có tồn tại trên đời?

Tại sao trong nền văn hóa của nhiều nước trên thế giới lại có những “phiên bản” về các nàng tiên trong những câu chuyện cổ tích và trong những bộ phim dành cho trẻ em?

Các nhân vật cổ tích nổi tiếng có tồn tại trên đời?
Nếu trở lại thời cổ đại và chu du khắp thế giới, đến thăm mỗi châu lục và mỗi nền văn hóa, chúng ta sẽ được thấy ở mỗi nơi đó đều có những niềm tin khác nhau về những nhân vật trong chuyện cổ tích. Tất nhiên, họ đều có những tên riêng cho các nàng tiên của mình, nhưng về mô tả ngoại hình và tính cách đều tương đối giống nhau. Các nàng tiên thường có tầm vóc nhỏ nhắn, một số nàng có đôi cánh, nguồn gốc bí ẩn, thậm chí có nàng tiên lại đóng “vai ác”. Niềm tin này tiếp tục được lan truyền vào thời trung cổ ở châu Âu, thậm chí cả một số lớn các bộ lạc bản địa ở Bắc Mỹ cũng tổ chức tín ngưỡng của mình thông qua “nhân vật nhỏ bé” này. Nhiều người tin rằng các nàng tiên tồn tại, thậm chí là cả những người trong xã hội hiện đại ngày nay.

Đọc nhiều nhất

Tin mới