Ba nhân vật “lớn” đi theo Tưởng Giới Thạch khi chạy sang Đài Loan

Ba nhân vật “lớn” đi theo Tưởng Giới Thạch khi chạy sang Đài Loan

Khi từ Trung Quốc rút sang Đài Loan năm 1949, Tưởng Giới Thạch đưa 3 nhân vật lớn đi theo cùng. Họ là Khổng Đức Thành, Trương Ân Phổ và Lạt-ma Changkya đời thứ 7. 

Vào năm 1949,  Tưởng Giới Thạch rút quân về Đài Loan. Ngoài người thân, những tướng tá thân cận và của cải giá trị, Tưởng Giới Thạch ra lệnh phải đưa theo 3 nhân vật lớn.
Vào năm 1949, Tưởng Giới Thạch rút quân về Đài Loan. Ngoài người thân, những tướng tá thân cận và của cải giá trị, Tưởng Giới Thạch ra lệnh phải đưa theo 3 nhân vật lớn.
Ba người mà Tưởng Giới Thạch nhất quyết đưa sang Đài Loan gồm: Khổng Đức Thành, Trương Ân Phổ và Lạt-ma Changkya đời thứ 7. Họ đều là những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội thời điểm đó.
Ba người mà Tưởng Giới Thạch nhất quyết đưa sang Đài Loan gồm: Khổng Đức Thành, Trương Ân Phổ và Lạt-ma Changkya đời thứ 7. Họ đều là những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội thời điểm đó.
Trong số này, Khổng Đức Thành là cháu đích tôn đời thứ 77 của Khổng Tử. Kể từ thời Vua Tống Nhân Tông (năm 1055), các đời cháu đích tôn của Khổng Tử được đời đời nhận tước “Diễm Thánh Công”.
Trong số này, Khổng Đức Thành là cháu đích tôn đời thứ 77 của Khổng Tử. Kể từ thời Vua Tống Nhân Tông (năm 1055), các đời cháu đích tôn của Khổng Tử được đời đời nhận tước “Diễm Thánh Công”.
Do đó, Khổng Đức Thành nhận tước Diễm Thánh Công đời thứ 32. Đến năm 1935, chính quyền Trung Hoa dân quốc đổi tước Diễm Thánh Công thành chức quan thờ tế Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là thờ phụng Khổng Tử và kế thừa phát huy văn hóa Trung Quốc.
Do đó, Khổng Đức Thành nhận tước Diễm Thánh Công đời thứ 32. Đến năm 1935, chính quyền Trung Hoa dân quốc đổi tước Diễm Thánh Công thành chức quan thờ tế Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là thờ phụng Khổng Tử và kế thừa phát huy văn hóa Trung Quốc.
Khổng Đức Thành nhận tước vị mới vào năm 1935. Khi chính quyền Quốc dân đảng và Tưởng Giới Thạch sang Đài Loan, cháu đích tôn đời thứ 77 của Khổng Tử đi cùng.
Khổng Đức Thành nhận tước vị mới vào năm 1935. Khi chính quyền Quốc dân đảng và Tưởng Giới Thạch sang Đài Loan, cháu đích tôn đời thứ 77 của Khổng Tử đi cùng.
Bên cạnh Khổng Đức Thành, Trương Ân Phổ là một trong 3 nhân vật lớn sang Đài Loan cùng Tưởng Giới Thạch.
Bên cạnh Khổng Đức Thành, Trương Ân Phổ là một trong 3 nhân vật lớn sang Đài Loan cùng Tưởng Giới Thạch.
Trương Ân Phổ là Thiên Sư đời thứ 63 của Chính Nhất Thiên Sư Đạo. Ngay sau khi tới Đài Loan, ông sáng lập hội Đạo giáo và thiết lập văn phòng “Tự Hán Thiên Sư Phủ” để truyền bá Đạo giáo. Ngoài ra, ông còn sáng lập Hội Đạo giáo Trung Hoa.
Trương Ân Phổ là Thiên Sư đời thứ 63 của Chính Nhất Thiên Sư Đạo. Ngay sau khi tới Đài Loan, ông sáng lập hội Đạo giáo và thiết lập văn phòng “Tự Hán Thiên Sư Phủ” để truyền bá Đạo giáo. Ngoài ra, ông còn sáng lập Hội Đạo giáo Trung Hoa.
Nhân vật lớn cuối cùng mà Tưởng Giới Thạch đưa sang Đài Loan cùng là Lạt-ma Changkya đời thứ 7 (Changkya Khutukhtu).
Nhân vật lớn cuối cùng mà Tưởng Giới Thạch đưa sang Đài Loan cùng là Lạt-ma Changkya đời thứ 7 (Changkya Khutukhtu).
Theo quan niệm luân hồi chuyển thế của Phật giáo Tây Tạng, Đạt-lai Lạt-ma, Ban-thiền Lạt-ma Changkya Khutukhtu được xem là một trong 4 vị cao nhân của Phật giáo Tây Tạng.
Theo quan niệm luân hồi chuyển thế của Phật giáo Tây Tạng, Đạt-lai Lạt-ma, Ban-thiền Lạt-ma Changkya Khutukhtu được xem là một trong 4 vị cao nhân của Phật giáo Tây Tạng.
Chính vì vậy, Lạt-ma Changkya được xem là nhân vật có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo. Do đó, chính quyền Tưởng Giới Thạch muốn đưa vị Lạt ma này sang Đài Loan.
Chính vì vậy, Lạt-ma Changkya được xem là nhân vật có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo. Do đó, chính quyền Tưởng Giới Thạch muốn đưa vị Lạt ma này sang Đài Loan.
Mời độc giả xem video: Đài Loan: Nổ nhà máy hóa chất. Nguồn: THĐT1.

GALLERY MỚI NHẤT