Ba món ăn Việt tinh túy phục vụ phóng viên hội nghị Mỹ - Triều

Ba món ăn Việt tinh túy phục vụ phóng viên hội nghị Mỹ - Triều

(Kiến Thức) - Bún thang bà Ẩm, phở Thìn và bún chả, là ba món ăn Việt truyền thống ẩn chứa nhiều ý nghĩa đặc biệt, đang được phục vụ ở khu nhà ăn dành cho phóng viên tác nghiệp hội nghị Mỹ - Triều.

Bún chả, một trong những  món ăn Việt phục vụ phóng viên hội nghị Mỹ - Triều, là thứ quà có sức sống lâu bền nhất của Hà Nội. Đây là một trong những đặc sản đặc trưng của ẩm thực Hà thành. Đây cũng là món ăn được cựu Tổng tống Obama thưởng thức khi đến thăm Việt Nam.
Bún chả, một trong những món ăn Việt phục vụ phóng viên hội nghị Mỹ - Triều, là thứ quà có sức sống lâu bền nhất của Hà Nội. Đây là một trong những đặc sản đặc trưng của ẩm thực Hà thành. Đây cũng là món ăn được cựu Tổng tống Obama thưởng thức khi đến thăm Việt Nam.
Bún chả thường có cùng một lúc hai loại chả: Chả viên và chả miếng, tuy tùy theo sở thích ăn uống mà có khi thực khách chỉ chọn một trong hai. Chả viên được làm từ thịt nạc vai lợn băm thật nhuyễn nặn viên, ướp trộn với muối, tiêu, nước mắm trên 35 độ đạm, đường, hành khô băm thật nhuyễn, dầu thực vật hoặc mỡ nước.
Bún chả thường có cùng một lúc hai loại chả: Chả viên và chả miếng, tuy tùy theo sở thích ăn uống mà có khi thực khách chỉ chọn một trong hai. Chả viên được làm từ thịt nạc vai lợn băm thật nhuyễn nặn viên, ướp trộn với muối, tiêu, nước mắm trên 35 độ đạm, đường, hành khô băm thật nhuyễn, dầu thực vật hoặc mỡ nước.
Tùy vào độ tươi của thịt, sau khi trộn gia vị nếu thấy thịt có vẻ hơi khô thì cho thêm một chút dầu sao cho miếng thịt dễ dàng kết dính khi vo nắn thành miếng cỡ hai ngón tay rồi nhấn cho hơi dẹp lại. Nếu thích cầu kỳ hơn thì gói ngang mỗi miếng chả là một lần lá chuối rồi mới nướng, miếng chả sẽ không bị sạm và thơm hơn.
Tùy vào độ tươi của thịt, sau khi trộn gia vị nếu thấy thịt có vẻ hơi khô thì cho thêm một chút dầu sao cho miếng thịt dễ dàng kết dính khi vo nắn thành miếng cỡ hai ngón tay rồi nhấn cho hơi dẹp lại. Nếu thích cầu kỳ hơn thì gói ngang mỗi miếng chả là một lần lá chuối rồi mới nướng, miếng chả sẽ không bị sạm và thơm hơn.
Thịt sau khi ướp được xếp vào xiên hoặc vỉ, nướng trên than củi. Khi thịt chín thơm và ngậy mùi, cho vào bát nước mắm pha có đầy đủ vị chua cay mặn ngọt, cùng với hoặc đu đủ xanh (hoặc su hào, cà rốt) trộn dấm. Bát nước mắm có thể vừa ăn vừa húp được, ăn cùng với bún và rau sống (gồm rau xà lách, rau mùi, húng Láng, ngổ, kinh giới, tía tô, giá đỗ). Ảnh: Internet.
Thịt sau khi ướp được xếp vào xiên hoặc vỉ, nướng trên than củi. Khi thịt chín thơm và ngậy mùi, cho vào bát nước mắm pha có đầy đủ vị chua cay mặn ngọt, cùng với hoặc đu đủ xanh (hoặc su hào, cà rốt) trộn dấm. Bát nước mắm có thể vừa ăn vừa húp được, ăn cùng với bún và rau sống (gồm rau xà lách, rau mùi, húng Láng, ngổ, kinh giới, tía tô, giá đỗ). Ảnh: Internet.
Phở Thìn: Theo DidierCorlou, bếp trưởng khách sạn Sofitel Motropole Hà Nội, nếu bạn đến Việt Nam mà chưa thưởng thức món phở thì bạn chưa thực sự trải nghiệm phong vị ẩm thực của đất nước này. Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội. Không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính vì chỉ ở Hà Nội mới ngon. Ảnh: Zing.
Phở Thìn: Theo DidierCorlou, bếp trưởng khách sạn Sofitel Motropole Hà Nội, nếu bạn đến Việt Nam mà chưa thưởng thức món phở thì bạn chưa thực sự trải nghiệm phong vị ẩm thực của đất nước này. Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội. Không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính vì chỉ ở Hà Nội mới ngon. Ảnh: Zing.
Phở Thìn thu hút hàng ngàn lượt khách thập phương khi đến với Hà Nội bởi thứ nước dùng hảo hạng với công thức bí truyền. Chia sẻ với Zing.vn, ông chủ quán Nguyễn Trọng Thìn bật mí bí quyết làm nên tên tuổi tô phở trứ danh đất Hà thành. Đó là ở cách xào bò tái lăn. "Đầu tiên chảo mỡ phải nóng già, sau đó cho tỏi gừng và thịt bò thái mỏng vào, đảo thật nhanh", ông nói. Ảnh: Zing.
Phở Thìn thu hút hàng ngàn lượt khách thập phương khi đến với Hà Nội bởi thứ nước dùng hảo hạng với công thức bí truyền. Chia sẻ với Zing.vn, ông chủ quán Nguyễn Trọng Thìn bật mí bí quyết làm nên tên tuổi tô phở trứ danh đất Hà thành. Đó là ở cách xào bò tái lăn. "Đầu tiên chảo mỡ phải nóng già, sau đó cho tỏi gừng và thịt bò thái mỏng vào, đảo thật nhanh", ông nói. Ảnh: Zing.
Nước dùng pha chế theo phương thức bí truyền mà ông Thìn học hỏi từ người xưa, thêm những gia vị truyền thống vốn có. Bởi vậy, phở Thìn đã giữ được những gì tinh túy nhất của phở Việt truyền thống, tạo nét đặc biệt riêng làm say lòng những ai yêu ẩm thực quê hương. Ảnh: Tuổi trẻ.
Nước dùng pha chế theo phương thức bí truyền mà ông Thìn học hỏi từ người xưa, thêm những gia vị truyền thống vốn có. Bởi vậy, phở Thìn đã giữ được những gì tinh túy nhất của phở Việt truyền thống, tạo nét đặc biệt riêng làm say lòng những ai yêu ẩm thực quê hương. Ảnh: Tuổi trẻ.
Món ăn này tưởng chừng rất đơn giản với nước dùng ninh từ xương, bánh phở tươi làm từ bột gạo, một nhúm rau hành, thịt bò hoặc gà, dễ phù hợp với khẩu vị số đông và chiếm ưu thế trong các món ăn địa phương. Ảnh: Tripi.vn.
Món ăn này tưởng chừng rất đơn giản với nước dùng ninh từ xương, bánh phở tươi làm từ bột gạo, một nhúm rau hành, thịt bò hoặc gà, dễ phù hợp với khẩu vị số đông và chiếm ưu thế trong các món ăn địa phương. Ảnh: Tripi.vn.
Bún thang bà Ẩm: Nói đến ẩm thực Hà Nội, ngoài phở, sẽ là điều thiếu sót nếu không nhắc đến bát bún thang, trong đó nổi bật hơn cả là bún thang bà Ẩm. Là món ăn cầu kỳ, tinh tế, thể hiện phong cách thanh nhã của ẩm thực Hà thành, bún thang Hà Nội có sự kết hợp hoàn hảo giữa sắc, hương và vị. Ảnh: Phunuthoinay
Bún thang bà Ẩm: Nói đến ẩm thực Hà Nội, ngoài phở, sẽ là điều thiếu sót nếu không nhắc đến bát bún thang, trong đó nổi bật hơn cả là bún thang bà Ẩm. Là món ăn cầu kỳ, tinh tế, thể hiện phong cách thanh nhã của ẩm thực Hà thành, bún thang Hà Nội có sự kết hợp hoàn hảo giữa sắc, hương và vị. Ảnh: Phunuthoinay
Sở dĩ gọi là bún thang vì từ “thang” để chỉ nhiều thành phần cùng phối hợp, như thang thuốc Đông y. Tính ra, để làm một bát bún thang cần đến 12 loại nguyên liệu. Thế mới nói, bát bún thang Hà Nội là sự tổng hòa, kết hợp từ những thứ nhỏ nhặt một cách tinh tế để cho ra hương vị hoàn hảo. Ảnh: Baophunuonline.
Sở dĩ gọi là bún thang vì từ “thang” để chỉ nhiều thành phần cùng phối hợp, như thang thuốc Đông y. Tính ra, để làm một bát bún thang cần đến 12 loại nguyên liệu. Thế mới nói, bát bún thang Hà Nội là sự tổng hòa, kết hợp từ những thứ nhỏ nhặt một cách tinh tế để cho ra hương vị hoàn hảo. Ảnh: Baophunuonline.
Để mang đến tô bún thang Hà Nội đúng kiểu cách, người đứng bếp phải rất cầu kỳ, cẩn thận trong từng khâu một, từ chọn nguyên liệu, sơ chế, chế biến đến trình bày. Ảnh: Internet.
Để mang đến tô bún thang Hà Nội đúng kiểu cách, người đứng bếp phải rất cầu kỳ, cẩn thận trong từng khâu một, từ chọn nguyên liệu, sơ chế, chế biến đến trình bày. Ảnh: Internet.
Nguyên liệu chính để làm bún thang là loại bún rối gỡ được thành sợi nhỏ, mềm, trắng như bông. Thịt gà ta xé khéo để vẫn dính chút da vàng óng, giò lụa loại ngon thái sợi, trứng tráng mỏng xắt chỉ rối, ruốc tôm ngọt mà không tanh, được làm bông lên. Ảnh: Internet.
Nguyên liệu chính để làm bún thang là loại bún rối gỡ được thành sợi nhỏ, mềm, trắng như bông. Thịt gà ta xé khéo để vẫn dính chút da vàng óng, giò lụa loại ngon thái sợi, trứng tráng mỏng xắt chỉ rối, ruốc tôm ngọt mà không tanh, được làm bông lên. Ảnh: Internet.
Một thành phần quan trọng quyết định độ ngon, thanh của bún thang là nước dùng. Trong lúc nấu, người đầu bếp phải hớt bọt liên tục và đều tay để nước không bị vẩn đục. Nồi nước dùng đạt chuẩn là nồi nước dùng trong veo, được nấu từ tôm nhưng không tanh mà lại ngọt thanh, thoảng mùi nấm khô, tôm khô đặc trưng. Ảnh: Foody.
Một thành phần quan trọng quyết định độ ngon, thanh của bún thang là nước dùng. Trong lúc nấu, người đầu bếp phải hớt bọt liên tục và đều tay để nước không bị vẩn đục. Nồi nước dùng đạt chuẩn là nồi nước dùng trong veo, được nấu từ tôm nhưng không tanh mà lại ngọt thanh, thoảng mùi nấm khô, tôm khô đặc trưng. Ảnh: Foody.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

GALLERY MỚI NHẤT