Bà mẹ trẻ có quyết định bất ngờ giúp sống khoẻ giữa dịch

Do mất việc không có nguồn thu ổn định, chị H. - một nhân viên phòng vé máy bay đã quyết định chuyển về quê, bắt tay làm những công việc chị chưa từng nghĩ tới. Một năm trôi qua, ngẫm lại chị thấy chuyển về quê là một quyết định đúng đắn.

Phạm Thanh H. cho biết quê cô ở Cửa Lò (Nghệ An). Trước khi có dịch H. sinh sống và làm việc ở Hà Nội.

“Em làm nhân viên phòng vé máy bay ở Hà Nội, đây là công việc chính của em. Em nuôi hai con nhỏ, các cháu còn nhỏ nên cũng bận bịu không làm thêm được việc khác” – H. nói.

Hồi đầu năm, khi bắt đầu bùng dịch COVID-19 công việc bán vé của H. chậm dần, thu nhập cũng dần eo hẹp hơn. Cuộc sống ở thành phố chi phí cao quá trong khi không biết dựa vào ai nên tháng 4/2020 H. quyết định đưa con về quê.

Ba me tre co quyet dinh bat ngo giup song khoe giua dich

Bà mẹ trẻ quyết định về quê, trồng rau nuôi gà

“Ở quê em có nhà mới xây xong cuối năm trước. Nhà mới xây nhỏ thôi nhưng có vườn rộng lại có anh em họ hàng ở gần, nên em quyết định đưa các con về quê” – H. chia sẻ.

Cũng theo chia sẻ của H., trước đây khi chưa có dịch, thu nhập từ việc bán vé đủ cho 3 mẹ con cô trang trải. Tuy nhiên, dịch xuất hiện mang lại nhiều khó khăn nên cô chủ động thu vén và xoay sở.

Khi Hà Nội xuất hiện các trường hợp lây nhiễm và thực hiện giãn cách, công việc bán vé của H. bị ngưng trệ, thu nhập ảnh hưởng rõ rệt. Cũng do lệnh giãn cách, H. nghĩ tới việc dự trữ đồ ăn cho mấy mẹ con. Sau 1 lần đăng bài chia sẻ kinh nghiệm về cách chọn và bảo quản đồ khô, có nhiều chị em quan tâm và ngỏ ý nhờ H. đặt hàng giúp. Vì có tính cầu kỳ lại sẵn kinh nghiệm, kiến thức của người con quê biển nên H. đã tự tay nhận làm các sản phẩm khô cung cấp cho mọi người.

Ba me tre co quyet dinh bat ngo giup song khoe giua dich-Hinh-2

Những đơn hàng do tự tay H. làm và gửi cho khách

Được biết, đồ khô người mẹ trẻ làm là các món đơn giản, dễ chế biến như cá khô, tôm khô, tôm nõn,… mùa nào thức nấy. Thi thoảng, H. bán thêm gà, vịt, trứng, đậu đen, đậu xanh, lạc, vừng,… nên khá nhiều chị em đặt mua.

Vì làm phòng vé nên H. online thường xuyên để làm việc và chăm sóc khách hàng, nhờ đó cô có khá nhiều khách quen là chị em đang sinh sống ở các thành phố lớn.

“Em có nhiều khách ở Hà Nội và Tp. HCM đặt mua, chủ yếu là các chị em đã quen từ trước nên cứ làm tới đâu em bán hết tới đó” – H. nói.

Ba me tre co quyet dinh bat ngo giup song khoe giua dich-Hinh-3

Cũng do tự làm nên số lượng không nhiều, làm tới cô đâu bán hết tới đó

Người mẹ trẻ cho biết, cao điểm nhất là hai tháng hè (tháng 5 – tháng 6) vừa qua, tận dụng nắng cô phơi được khá nhiều tôm, cá thành phẩm. Tuy nhiên, chỉ có một mình làm, sau đó lại tự đóng hàng và gửi cho khách nên trung bình mỗi tháng tổng lượng đơn hàng khoảng 200 - 300 đơn.

“Em bán rẻ lắm, lại tự tay làm nên lợi nhuận chẳng đáng bao nhiêu. 1kg cá em mua tươi về làm sạch, phơi khô sau khi trừ hết chi phí em chỉ lời 10-15 nghìn/kg thôi. Số tiền lời tạm đủ để trang trải các khoản thiết yếu như điện, sữa, đồ ăn cho con...

Nửa cuối tháng 7 vừa qua dịch phức tạp quá, các dịch vụ vận chuyển quá tải nên em cũng cũng tạm nghỉ bán hàng” – H. nói thêm.

Ba me tre co quyet dinh bat ngo giup song khoe giua dich-Hinh-4

Lấy công làm lãi, tiền lời cô dành dụm trang trải những đồ thiết yếu cho các con

Nhà sẵn vườn rộng, với tính hay làm, ngoài thời gian làm tôm, cá khô thì H. nuôi rất nhiều gà, vịt, trồng thêm rau, cà, mướp, đậu đen, đậu xanh, lạc, ngô… để mấy mẹ con tận dụng cuộc sống tự cung tự cấp.

Thời điểm này không bán đồ khô nữa, nên ngoài khu vườn của nhà H. còn mượn thêm đất từ các ruộng bỏ hoang của hàng xóm để trồng ngô, đậu, lạc,….

Chia sẻ với phóng viên, người mẹ hai con nói: “Thực sự giờ mới thấy cuộc sống khó khăn, may mắn là em lựa chọn về quê sớm. Dù ở quê không làm ra tiền nhiều như ở phố nhưng bù lại chi phí cũng giảm đi rất nhiều. Ở quê em được ở nhà của mình nên không lo khoản tiền thuê nhà phải trả hàng tháng, em có rau củ quả tươi trong vườn để ăn hàng ngày. Nhà gần biển nên đồ ăn cũng rất nhiều, lại rẻ nữa…

Nói thế thôi, do mới làm nhà xong nên em vẫn đang trả ngân hàng khoản vay 300tr hàng tháng. Chịu khó chắt chịu và tiết kiệm nên mấy mẹ con cũng sống ổn qua ngày.

Dù vất vả chút nhưng em hài lòng với cuộc sống hiện tại. So với các chị em khác có lẽ em vẫn ổn hơn nhiều người. Khi dịch được kiểm soát, cuộc sống bình thưởng trở lại nếu còn duyên em sẽ tiếp tục làm công việc phòng vé nhưng không lên thành phố nữa mà ở lại quê nhà”…

Bỏ ngành kế toán, bà mẹ trẻ có thu nhập vài triệu mỗi ngày

Theo học chuyên ngành kế toán nhưng với niềm đam mê tự tay may đồ cho con, chị Trần Thị Thắm quyết định rẽ ngang để khởi nghiệp. Bà mẹ trẻ cho biết đang xây dựng một nhãn hàng thời trang và phụ kiện trẻ em gái riêng và dần được nhiều người biết đến.

Chị Trần Thị Thắm (1993) quê Ninh Bình tốt nghiệp ngành kế toán năm 2016. Tuy nhiên, tình yêu dành cho con trẻ đã khiến chị không đi theo con đường mình học mà chọn may vá để khởi nghiệp.

Có lòng cho sữa, mẹ trẻ nghẹn cứng khi nhìn cách sử dụng

(Kiến Thức) - Sữa về tức ngực, Tiểu Dung thường hút ra trữ đông. Lượng sữa tồn nhiều, cô quyết định mang cho những em bé thiệt thòi. Có lòng cho sữa, vậy mà nhìn cách sử dụng, cô chỉ biết nghẹn cứng cổ họng không nói nên lời. 

Tiểu Dung năm nay 26 tuổi, sinh sống tại Phúc Châu, Trung Quốc. Cô vừa sinh cách đây 1 tháng, đứa trẻ khỏe mạnh và xinh xắn nên trong nhà ai cũng hân hoan. Mọi người đều ý thức tầm quan trọng của sữa mẹ dành cho trẻ nhỏ nên ra sức tẩm bổ cho Tiểu Dung. Nhờ vậy, sữa của cô rất nhiều, đứa trẻ bú thỏa thuê song ngực vẫn căng đầy. Lượng sữa tiết ra nhiều không dùng hết nên Tiểu Dung hút ra trữ đông, đem cho các em bé thiệt thòi không được hưởng dòng sữa ấm từ mẹ.
Có lòng cho tặng sữa mẹ là vậy song những người quanh khu vực Tiểu Dung sống lại không cần nhiều. Những bà mẹ có con nhỏ hầu hết đều đủ sữa. Nhìn tủ đông đầy ắp sữa sắp phải bỏ bớt, Tiểu Dung kể với đồng nghiệp để họ có thể liên hệ với những người cần.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.