Ba lăng mộ thần bí nhất Trung Quốc: Không thấy, không đào, không xâm phạm

Ba lăng mộ thần bí nhất Trung Quốc: Không thấy, không đào, không xâm phạm

Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, Thành Cát Tư Hãn và Càn Lăng gắn liền với bí mật lớn. Trong 3 lăng mộ hoàng đế, một nơi không dám đào sâu vào bên trong; một nơi không tìm thấy để đào; một nơi không thể đào.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng là một trong những lăng mộ hoàng đế nổi tiếng nhất Trung Quốc. Vào năm 1974,  lăng mộ hoàng đế nhà Tần này được tìm thấy ở phía Bắc núi Ly Sơn thuộc huyện Lâm Đồng, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng là một trong những lăng mộ hoàng đế nổi tiếng nhất Trung Quốc. Vào năm 1974, lăng mộ hoàng đế nhà Tần này được tìm thấy ở phía Bắc núi Ly Sơn thuộc huyện Lâm Đồng, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Theo các chuyên gia khảo cổ, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng còn vẹn nguyên, không có dấu vết cho thấy từng bị mộ tặc xâm phạm. Kể từ khi phát hiện đến nay, nhiều cuộc khai quật đã được thực hiện. Nhờ đó, họ tìm thấy đội quân đất nung hùng hậu cùng nhiều vũ khí, xe ngựa...
Theo các chuyên gia khảo cổ, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng còn vẹn nguyên, không có dấu vết cho thấy từng bị mộ tặc xâm phạm. Kể từ khi phát hiện đến nay, nhiều cuộc khai quật đã được thực hiện. Nhờ đó, họ tìm thấy đội quân đất nung hùng hậu cùng nhiều vũ khí, xe ngựa...
Thế nhưng, giới khảo cổ mới chỉ khai quật một phần nhỏ lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Nguyên do khiến các chuyên gia không dám đào toàn bộ lăng mộ là vì nơi an nghỉ của vua Tần có những cạm bẫy nguy hiểm, bao gồm dòng sông thủy ngân.
Thế nhưng, giới khảo cổ mới chỉ khai quật một phần nhỏ lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Nguyên do khiến các chuyên gia không dám đào toàn bộ lăng mộ là vì nơi an nghỉ của vua Tần có những cạm bẫy nguy hiểm, bao gồm dòng sông thủy ngân.
Do dòng sông thủy ngân cực nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của các nhà khảo cổ nên đến nay giới nghiên cứu chưa dám đào sâu vào bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Họ hy vọng trong tương lai, công nghệ và các thiết bị hiện đại sẽ giúp đảm bảo an toàn cho giới chuyên gia cũng như các cổ vật giúp cuộc khai quật lăng mộ diễn ra thuận lợi.
Do dòng sông thủy ngân cực nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của các nhà khảo cổ nên đến nay giới nghiên cứu chưa dám đào sâu vào bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Họ hy vọng trong tương lai, công nghệ và các thiết bị hiện đại sẽ giúp đảm bảo an toàn cho giới chuyên gia cũng như các cổ vật giúp cuộc khai quật lăng mộ diễn ra thuận lợi.
Trái ngược với nơi an nghỉ ngàn thu của Tần Thủy Hoàng, lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn chưa tìm thấy nên chưa thể đào. Nhà sáng lập đế chế Mông Cổ đã dẫn quân chinh phục được nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn trải dài từ châu Á sang châu Âu.
Trái ngược với nơi an nghỉ ngàn thu của Tần Thủy Hoàng, lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn chưa tìm thấy nên chưa thể đào. Nhà sáng lập đế chế Mông Cổ đã dẫn quân chinh phục được nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn trải dài từ châu Á sang châu Âu.
Vào năm 1227 trước Công nguyên, Thành Cát Tư Hãn qua đời. Tương truyền, ông được chôn cất tại một địa điểm bí mật sâu trong lòng đất. Đội quân đưa tang đã giết toàn bộ những người gặp trên đường cũng như cho đàn ngựa dẫm cho đến khi mặt đất bằng phẳng. Theo đó, vị trí lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn trở thành bí ẩn lớn.
Vào năm 1227 trước Công nguyên, Thành Cát Tư Hãn qua đời. Tương truyền, ông được chôn cất tại một địa điểm bí mật sâu trong lòng đất. Đội quân đưa tang đã giết toàn bộ những người gặp trên đường cũng như cho đàn ngựa dẫm cho đến khi mặt đất bằng phẳng. Theo đó, vị trí lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn trở thành bí ẩn lớn.
Trong suốt nhiều năm qua, nhiều chuyên gia khảo cổ đã thực hiện các nghiên cứu và đào xới ở nhiều nơi nhưng vẫn chưa tìm thấy nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn.
Trong suốt nhiều năm qua, nhiều chuyên gia khảo cổ đã thực hiện các nghiên cứu và đào xới ở nhiều nơi nhưng vẫn chưa tìm thấy nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn.
Trái ngược với lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn, Càn Lăng - nơi chôn cất của Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên trên núi Lương Sơn, huyện Càn, tỉnh Thiểm Tây suốt hơn 1.000 năm không bị mộ tặc xâm phạm. Đây cũng là lăng mộ duy nhất từ thời Đường còn nguyên vẹn.
Trái ngược với lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn, Càn Lăng - nơi chôn cất của Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên trên núi Lương Sơn, huyện Càn, tỉnh Thiểm Tây suốt hơn 1.000 năm không bị mộ tặc xâm phạm. Đây cũng là lăng mộ duy nhất từ thời Đường còn nguyên vẹn.
Theo các ghi chép, vào cuối thời nhà Đường, Hoàng Sào đã chỉ huy khoảng 400.000 tên trộm mộ để đột nhập vào Càn Lăng. Tuy nhiên, dù đã đào sâu đến hơn 40m nhưng nhóm trộm mộ vẫn không thể tìm thấy lối vào Càn Lăng.
Theo các ghi chép, vào cuối thời nhà Đường, Hoàng Sào đã chỉ huy khoảng 400.000 tên trộm mộ để đột nhập vào Càn Lăng. Tuy nhiên, dù đã đào sâu đến hơn 40m nhưng nhóm trộm mộ vẫn không thể tìm thấy lối vào Càn Lăng.
Vào những năm đầu thời Dân quốc, lãnh đạo Quốc dân đảng là Tôn Liên Trọng lấy danh nghĩa bảo vệ cho Càn Lăng đã dẫn theo một đội quân và lấy danh nghĩa tập trận để đột nhập vào Càn Lăng. Dù dùng cả bom mìn, thuốc nổ nhưng nhóm của Tôn Liên Trọng vẫn không đào được lối vào lăng mộ.
Vào những năm đầu thời Dân quốc, lãnh đạo Quốc dân đảng là Tôn Liên Trọng lấy danh nghĩa bảo vệ cho Càn Lăng đã dẫn theo một đội quân và lấy danh nghĩa tập trận để đột nhập vào Càn Lăng. Dù dùng cả bom mìn, thuốc nổ nhưng nhóm của Tôn Liên Trọng vẫn không đào được lối vào lăng mộ.
Mời độc giả xem video: Hé lộ lý do khoan hơn 40.000 lỗ trên lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

GALLERY MỚI NHẤT