Ba Lan từng có cơ hội xóa sổ nước Nga ra sao

Ba Lan từng có cơ hội quét sạch tận gốc đối thủ không đội trời chung là Nga và trở thành kẻ thống trị duy nhất của Đông Âu vào đầu thế kỷ thứ 17.

Suốt hàng thế kỷ, Đông Âu là chiến trường của hai chủng tộc Slav. Đó là người Nga và người Ba Lan. Điều đáng nói là Nga càng chiến thắng bao nhiêu thì tầm ảnh hưởng của Ba Lan ngày càng bị thu hẹp bấy nhiêu.

Tuy nhiên cũng có một giai đoạn duy nhất trong lịch sử mà người Ba Lan có cơ hội rõ ràng nhất để khiến người Nga quỳ gối.

Ba Lan tung co co hoi xoa so nuoc Nga ra sao

Ba Lan từng có giai đoạn trong lịch sử suýt chút nữa thôn tính được Nga, giành quyền bá chủ Đông Âu.

Đó là vào đầu thế kỷ 17, khi Nga rơi vào bất ổn nội bộ sau cái chết của Ivan IV - vị sa hoàng đầu tiên của Nga, còn được biết đến với cái tên Ivan Khủng khiếp hay Ivan Bạo chúa.

Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Lithuania đã chiếm được Kremlin và đưa dòng dõi hoàng gia Ba Lan trở thành Sa hoàng Nga.

Nỗ lực đầu tiên

Năm 1604, sau một thời gian dài chờ đợi, liên minh Ba Lan-Lithuania dựng nên một hậu duệ giả mạo của Ivain IV, gọi là False Dmitry I – người tuyên bố mình người thừa kế ngai vàng hợp pháp ở Nga, sau vụ ám sát bất thành.

False Dmitry I từng có thời gian sống ở Ba Lan và được giới quý tộc Ba Lan lựa chọn làm người tranh ngôi Sa hoàng Nga.

Năm 1605, False Dmitry I dẫn đạo quân gồm 3.500 người từ Ba Lan tiến về Moscow để "đòi lại quyền lực", khi đó thuộc về tay Sa hoàng Boris Godunov – người có em gái cưới con trai của vua Ivan IV.

Những phe phái chống đối Boris cũng nhân cơ hội này hội quân với Dmitry. Khi giao tranh dở dang thì Boris đột ngột qua đời và False Dmitry I đường hoàng lên ngai vàng ở Nga.

Trái với hi vọng của Ba Lan, kẻ giả mạo không trở thành con rối và cũng không thực hiện lời hứa khi được liên minh Ba Lan-Lithuania giúp đỡ, cụ thể là nhượng lại phần lãnh thổ ở phía tây và xây dựng nhà thờ Công giáo ở Nga.

Ba Lan tung co co hoi xoa so nuoc Nga ra sao-Hinh-2

Vua Ba Lan Sigismund III là người lập kế hoạch đưa con trai trở thành Sa hoàng Nga.

Nhưng False Dmitry I cũng không nắm quyền được lâu vì sự tranh giành quyền lực trong giới quý tộc Nga, Ngày 27.5.1606, kẻ giả mạo bị ám sát, dẫn đến một khoảng thời gian Ba Lan tìm cơ hội khác để xâm nhập vào Nga.

Lần thứ hai

Năm 1609, nội bộ Nga lại mâu thuẫn giữa giới quý tộc và Sa hoàng mới lên ngôi là Vasily IV. Giới quý tộc Nga mệt mỏi với mâu thuẫn nội bộ, ngày càng nghiêng về ý tưởng mời một ứng viên từ bên ngoài và con trai vua Ba Lan rất phù hợp để làm người lãnh đạo mới.

Vasily IV biết vị thế của mình bị đe dọa, liền lập liên minh với kẻ thù của Ba Lan là Thụy Điển. Chiến tranh Ba Lan-Nga bùng nổ.

Ngày 4.7.1610, tại trận Klushino, liên quân Ba Lan-Lithuania do thủ lĩnh Cossack Hetman Stanislav Zolkiewski chỉ huy, đánh bại liên quân Nga-Thụy Điển. Sa hoàng Vasily IV bị lật đổ.

Hai tháng sau, người dân Nga thề trung thành với "Sa hoàng và Hoàng tử Vladislav Sigismundovich" – con trai của vua Ba Lan Sigismund III. Vladislav, khi đó mới 14 tuổi, không xuất hiện trong lễ tuyên thệ ở Moscow.

Trên thực tế, đích thân Sigismund III ký các sắc lệnh và mệnh lệnh, điều hành nước Nga từ Ba Lan. Nhưng Sigismund III không thể can thiệp quá sâu vào nội bộ nước Nga vì sự phản đối của giới quý tộc Nga.

Theo thỏa thuận Ba Lan-Nga, tín ngưỡng Công giáo và giới quý tộc Ba Lan đều không có quyền áp đặt ở Nga. Thay vì trở thành một quốc gia, Ba Lan và Nga đạt thỏa thuận về một nền "hòa bình vĩnh hằng", cam kết cùng hành động chống lại kẻ thù chung và thực hiện tự do thương mại.

Cực chẳng đã, Sigismund III đơn phương đưa quân tiến vào Moscow, chiếm Điện Kremlin, với toan tính xóa sổ hoàn toàn nước Nga khỏi bản đồ thế giới.

Lần cuối cùng

Binh sĩ Ba Lan-Lithuania đồn trú bị người dân địa phương Nga phản đối dữ dội. Một quý tộc Ba Lan tên Blinsky trong tình trạng say rượu đã gây hư hại nặng cho biểu tượng Đức Mẹ đồng trinh ở Cổng Sretensky.

Để xoa dịu cơn phẫn nộ của người địa phương, chỉ huy Điện Kremlin Alexander Gonsevsky, ra lệnh chặt tay của kẻ phạm tội và đem thiêu sống Blinsky tại quảng trường.

Ba Lan tung co co hoi xoa so nuoc Nga ra sao-Hinh-3

Quân Ba Lan đầu hàng ở Moscow.

Nhưng cơn phẫn nộ của người Moscow đã lên tới đỉnh diểm, biến thành phong trào giải phóng. Ngày 1/4/1611, một cuộc đụng độ giữa người Moscow và một nhóm người Ba Lan và Litva đã biến thành một cuộc tắm máu. Gonosevsky đã không thể ngăn được điều này.

Mọi toan tính của vua Ba Lan Sigimund III về việc chờ cho con trai Vladislav đủ lớn để lãnh đạo nước Nga đã sụp đổ. Mùa xuân năm 1611, hầu hết Moscow đã được giải phóng và lực lượng Ba Lan-Litva đồn trú trong điện Kremlin bị bao vây và rơi vào cảnh cùng quẫn. Hy vọng của lực lượng đồn trú tan biến khi đội quân tiếp viện Ba Lan bị đánh bại gần Moscow.

Một thành viên hoàng tộc Nga tên Mikhail Fedorovich Romanov nhân cơ hội này tuyên bố trở thành Sa hoàng Nga, vào ngày 21/7/1613. Điều đó có nghĩa là nước Nga rơi vào tình trạng có hai Sa hoàng, với một là con trai của vua Ba Lan.

Đại sứ Đế quốc La Mã Thần thánh, Erasmus Gandelius, khi đó cũng không biết giải quyết ra sao. "Một đất nước có hai người lãnh đạo, một bên là lửa, một bên là nước, làm sao lại có thể dung hòa được 2 nhân tố này?"

Cuối năm 1616, Sa hoàng Vladislav, năm đó 20 tuổi, cố gắng củng cố quyền lực một lần cuối. Quân đội Ba Lan-Lithuania lại bao vây Moscow, nhưng lần này, người Ba Lan đã không thể giúp được Vladislav. Nội bộ nước Nga khi đó cũng nghiêng về ủng hộ Sa hoàng Romanov.

Sau cái chết của Sigismund III năm 1632, Vladislav trở thành vua của Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Lithuania. Hai năm sau, Vladislav mới từ bỏ từ bỏ tuyên bố mình là chủ nhân ngai vàng Nga.

Duyên nợ giữa Ba Lan và Nga cứ như vậy tiếp nối đến tận ngày nay, nhưng cứ mỗi lần trải qua chiến tranh, Nga lại càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, còn Ba Lan có lẽ chỉ biết ngậm ngùi khi họ từng có cơ hội mười mươi để xóa sổ đối thủ ở phía đông, nhưng rồi lại thất bại.

Nao lòng trước mùa thu lá vàng tuyệt đẹp của nước Nga

Nước Nga được thiên nhiên ưu đãi cho một mùa thu lá vàng tuyệt đẹp. Từ cuối tháng 9, đầu tháng 10, khắp xứ sở bạch dương đã phủ một màu vàng rực.

Nao lòng trước mùa thu lá vàng tuyệt đẹp của nước Nga
Nao long truoc mua thu la vang tuyet dep cua nuoc Nga

Mùa thu lá vàng đã trở thành “thương hiệu” riêng của nước Nga với rừng bạch dương mơ màng, rừng phong lá đỏ, lá vàng chạy miên man ngút tầm mắt…

Nao long truoc mua thu la vang tuyet dep cua nuoc Nga-Hinh-2
Khoảng thời gian từ cuối tháng 9-11 hàng năm ở Nga, tiết trời se se lạnh vô cùng dễ chịu.
Nao long truoc mua thu la vang tuyet dep cua nuoc Nga-Hinh-3
Mùa thu nước Nga kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11 nhưng có lẽ tháng 9 là thời điểm thích hợp nhất để đến xứ sở Bạch Dương và cảm nhận, chiêm ngưỡng mùa thu đẹp đến nao lòng ở đây.
Nao long truoc mua thu la vang tuyet dep cua nuoc Nga-Hinh-4
Nước Nga vào thu sớm hơn nhiều địa danh khác trên thế giới. Thời tiết ở xứ sở bạch dương thời điểm này vô cùng biết chiều lòng người: dễ chịu, ôn hòa và trong lành, mát mẻ.
Nao long truoc mua thu la vang tuyet dep cua nuoc Nga-Hinh-5
Du khách đều bị ấn tượng trước hình ảnh nước Nga vào thu tinh tế, nhẹ nhàng với những cây Phong lá đỏ, sồi vàng, hàng ngàn cây bạch dương được nhuộm một sắc vàng ngút ngàn cộng với những làn gió nhẹ rung rinh trên những ngọn cây. 
Nao long truoc mua thu la vang tuyet dep cua nuoc Nga-Hinh-6
Mùa thu ở thủ đô Moscow dịu dàng, nhẹ nhàng với những con đường trải đầy lá vàng rơi hay trong những cánh rừng nằm giữa Moscow như: Neskuchny Sad, Sokolniki, Izmailovsky.
Nao long truoc mua thu la vang tuyet dep cua nuoc Nga-Hinh-7
Đặc biệt, khi đi thuyền trên sông Moscow bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ thành phố từ phía xa, ngắm đất nước Nga cổ kính, nguy nga.
Nao long truoc mua thu la vang tuyet dep cua nuoc Nga-Hinh-8
Chỉ những ai từng một lần ngắm nước Nga vào mùa thu mới cảm nhận hết được vẻ đẹp lung linh mà thiên nhiên ưu ái ban tặng con người.
Nao long truoc mua thu la vang tuyet dep cua nuoc Nga-Hinh-9
Trong cái nắng vàng óng ánh, bầu trời trong xanh và những áng mây trắng xóa, nước Nga chìm trong sắc thu lãng mạn.
Nao long truoc mua thu la vang tuyet dep cua nuoc Nga-Hinh-10
Đến xứ sở bạch dương, bạn sẽ không những được tận hưởng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, mà còn được thưởng ngoạn những công trình kiến trúc vĩ đại giữa một khung cảnh đẹp như cổ tích.
Nao long truoc mua thu la vang tuyet dep cua nuoc Nga-Hinh-11
Khoảng thời gian này, đất trời Nga có chút se lạnh của cơn gió lạ, chút dịu nhẹ của tia nắng ban mai, chút sương còn đọng lại trên chiếc lá vàng khẽ rơi. Ảnh: IT. 

Ông Dmitry Medvedev nói về vùng 'đất nguyên thủy' của Nga

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh LB Nga Dmitry Medvedev tuyên bố, nước này sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt cho đến khi cho đến khi chế độ Đức quốc xã bị xóa sổ hoàn toàn ở Ukraine...

Ông Dmitry Medvedev nói về vùng 'đất nguyên thủy' của Nga
“Chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ tiếp tục cho đến khi chế độ Đức quốc xã ở Kiev bị xóa sổ hoàn toàn ở Ukraine và vùng đất nguyên thủy của Nga được giải phóng khỏi kẻ thù”, ông viết trên Telegram nhân Ngày thống nhất các nước Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk và Luhansk (DPR và LPR) cũng như các vùng Zaporizhzhia và Kherson với Nga.

Bất ngờ những sự thật kỳ lạ về nước Nga

Nga không chỉ là một đất nước rộng lớn và xinh đẹp mà còn chứa rất nhiều sự thật kỳ lạ và bất ngờ mà không phải ai cũng biết.

Bất ngờ những sự thật kỳ lạ về nước Nga
Bat ngo nhung su that ky la ve nuoc Nga

1. Nước Nga là quê hương của một trong những thành phố có người ở cổ xưa nhất hành tinh: Đó là thành phố Derbent ở Cộng hòa Dagestan. Theo một số dữ liệu, con người đã sống ở đó từ 5.000 năm trước.

Bat ngo nhung su that ky la ve nuoc Nga-Hinh-2
2. Điện Kremlin ở Moscow là pháo đài thời trung cổ lớn nhất châu Âu: Điện Kremlin ở Moscow chiếm không gian 277.000 mét vuông, trong khi bức tường thành của nó dài tới hai km. Kho tàng kiến trúc có niên đại từ thế kỷ 14.
Bat ngo nhung su that ky la ve nuoc Nga-Hinh-3
3. Ngọn núi cổ nhất thế giới cũng ở Nga : Mặc dù điều này còn gây tranh cãi, nhưng một số dữ liệu ước tính Núi Karandash ở Vùng Chelyabinsk có niên đại khoảng 4,2 tỷ năm.
Bat ngo nhung su that ky la ve nuoc Nga-Hinh-4
4. Sushi phổ biến ở Nga hơn cả Nhật Bản: Món ăn Nhật Bản ở Nga bát đầu bùng nổ vào những năm 1990. Sau đó, sushi ngày càng phổ biến ở Nga và nó cũng khác biệt rất nhiều so với sushi gốc Nhật.
Bat ngo nhung su that ky la ve nuoc Nga-Hinh-5
5. Nga có vô số di tích kỳ lạ: Người Nga dường như rất tôn sùng các tượng đài - có khoảng 172.000 tượng đài trên khắp đất nước. Và không phải tất cả đều là loại thông thường: Ví dụ, có một tượng đài ở Stavropol Krai tôn vinh thuốc xổ trong khi Moscow có tượng đài tôn thờ pho mát mềm.
Bat ngo nhung su that ky la ve nuoc Nga-Hinh-6
6. Nga có hơn 1.100 thành phố – nhưng chỉ 15 trong số đó là nơi sinh sống của hơn 1 triệu dân: Trong số 15 thành phố đó, riêng Moscow có dân số chính thức là 13 triệu người vào năm 2023, khiến thủ đô trở thành thành phố đông dân nhất đất nước. 
Bat ngo nhung su that ky la ve nuoc Nga-Hinh-7
7. Nga là quê hương của môn thể thao kỳ lạ là chơi gôn bằng trực thăng: Người chơi sẽ sử dụng cây gậy khúc côn cầu dài 4m từ một chiếc trực thăng đang di chuyển để đánh một quả bóng khổng lồ có đường kính 1m vào khu vực được chỉ định. Giải vô địch đầu tiên được tổ chức vào năm 2013.
Bat ngo nhung su that ky la ve nuoc Nga-Hinh-8
8. Đường sắt dài nhất thế giới là ở Nga: Đó là tuyến đường sắt xuyên Siberia, có tổng chiều dài 9.298 km và đi qua 8 múi giờ, 87 thành phố và 16 con sông. Nếu bạn đi không ngừng nghỉ, cuộc hành trình sẽ mất gần một tuần.
Bat ngo nhung su that ky la ve nuoc Nga-Hinh-9
9. Hầu hết lãnh thổ Nga không có người ở: Hơn 50% lãnh thổ của đất nước được bao phủ bởi rừng taiga và lớp băng vĩnh cửu ở miền Bắc nước Nga. Do đó, phần lớn dân số Nga cư trú ở phía tây và tây nam.
Bat ngo nhung su that ky la ve nuoc Nga-Hinh-10
10. Quốc huy của Chelyabinsk có hình con lạc đà: Lý do quốc huy có hình con lạc đà có liên quan đến thành phố Chelyabinsk nằm trên Con đường Tơ lụa, có từ thời lạc đà là phương tiện vận chuyển hàng hóa thuận tiện nhất.
Bat ngo nhung su that ky la ve nuoc Nga-Hinh-11
11. Nga là nơi có ngọn núi lửa hoạt động lâu đời nhất trên thế giới: Ngọn núi lửa Klyuchevskaya Sopka có tuổi đời hơn 7.000 năm tuổi, nằm trên quần đảo Kamchatka. Nó coi là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất trên thế giới, với hơn 30 vụ phun trào đã diễn ra trong 100 năm qua.
Bat ngo nhung su that ky la ve nuoc Nga-Hinh-12
12. Ekaterinburg giữ kỷ lục Guinness về lượng tiêu thụ sốt mayonnaise: Thực tế, một trong những nhà máy sản xuất mayonnaise lớn nhất ở Nga nằm ngay ở Ekaterinburg. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi sốt mayonnaise trở thành một trong những loại gia vị chủ yếu trên mỗi bàn ăn ở đó. Ảnh: RBTH. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới