Bà Hứa Thị Phấn qua đời, 9.700 tỷ đồng bồi thường... thu hồi sao?

Bà Hứa Thị Phấn qua đời, trách nhiệm hình sự và dân sự liên quan các vụ án sẽ xử lý ra sao? Số tiên 9700 tỷ đồng bồi thường còn lại sẽ được thu hồi thế nào?

Bà Hứa Thị Phấn – (bà Sáu Phấn, SN 1947, cựu cố vấn cấp cao HĐQT Ngân hàng Đại Tín - TrustBank) qua đời vào trưa 13/2. Bà Phấn là người bị tuyên phạt tổng 30 năm tù trong hai vụ án liên quan đến sai phạm trong thời gian điều hành Trustbank và chưa thi hành án.
Đáng chú ý, trong số 18.000 tỷ đồng phải bồi thường, đến cuối năm 2022, đại diện Tổng cục Thi hành án dân sự cho biết, vụ bà Hứa Thị Phấn đã tổ chức thi hành được gần 7.000 tỷ đồng nhưng vẫn phải thi hành trên 9.700 tỷ đồng nữa, cũng đang gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản kê biên.
Ba Hua Thi Phan qua doi, 9.700 ty dong boi thuong... thu hoi sao?
Bà Hứa Thị Phấn. 
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn Luật sư TP Hà Nội trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống cho biết, về trách nhiệm hình sự, khi bà Phấn qua đời, phần còn lại của bạn án hình sự sẽ bị đình chỉ thi hành. Đối với phần trách nhiệm dân sự có thể vẫn được thực hiện đối với phần di sản do nữ đại gia này để lại (nếu có).
“Theo luật thi hành án hình sự Việt Nam chỉ có người còn sống mới phải chấp hành hình phạt, trường hợp người phải thi hành án hình sự tử vong, bản án đó sẽ bị đình chỉ thi hành”, ông Cường nói.
Về trách nhiệm bồi thường của bà Phấn theo Tổng cục Thi hành án dân sự, đến cuối năm 2022 đã thi hành được gần 7.000 tỷ đồng. Số tiền cần thu hồi còn lại, cơ quan chức năng gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản kê biên.
Theo quy định của pháp luật, người bị kết án còn có thể phải bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Bởi vậy, đối với các tài sản do phạm tội mà có hoặc tài sản của bà Phấn đã bị cơ quan tiến hành tố tụng kê biên sẽ tiếp tục xử lý theo quy định của luật thi hành án.
Về nguyên tắc, khi một người chết đi có để lại di sản thì di sản đó sẽ thuộc về những người thừa kế, đồng thời những người thừa kế có trách nhiệm phải thanh toán nghĩa vụ do người chết để lại.
Bởi vậy, nếu bà Hứa Thị Phấn qua đời mà để lại di sản, giá trị di sản đó sẽ được thanh toán để thực hiện các nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật về phần bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả. Sau khi thực hiện hết nghĩa vụ mà vẫn còn di sản mới chia cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Liên quan vấn đề trên, trao đổi với báo chí, một trong các luật sư từng bào chữa cho bà Hứa Thị Phấn cho biết, trong các bản án bà Hứa Thị Phấn đang phải chấp hành, tòa án đều tuyên bà Phấn phải có trách nhiệm bồi thường cho nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau nên sau khi bà mất, những người thừa kế tài sản của bà Phấn có nghĩa vụ thực hiện bồi thường theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015.
Theo đó, những người thừa kế tài sản mà bà Phấn để lại có nghĩa vụ bồi thường trong phạm vi di sản mà bà Hứa Thị Phấn để lại. Những người kế thừa này không có nghĩa vụ phải bồi thường trong trường hợp tài sản bà Phấn để lại không đủ để khắc phục hậu quả, trừ trường hợp họ tự nguyện dùng tài sản cá nhân (không phải phần tài sản thừa kế) bồi thường cho các bị hại trong vụ án.
Theo luật sư này, hiện các con của bà Phấn đang sinh sống ở nước ngoài. Trước khi chết, bà Phấn không có di sản thừa kế để lại. Theo nguyên tắc, không có quyền lợi không có nghĩa vụ nên những hàng thừa kế của bà Phấn không có trách nhiệm bồi thường phần thiệt hại nếu có sau khi thu hồi hết tài sản của bà Phấn.

>>> Mời độc giả xem thêm video Tài sản tham nhũng nghìn tỷ đi đâu, về đâu?

Nguồn: VGP/VTC1

16 ngân hàng được triệu tập tới phiên xử bà Hứa Thị Phấn

(Kiến Thức) - 16 ngân hàng gồm Ngân hàng Xây Dựng (VNCB), An Bình, Hàng Hải, Phương Đông, Đại Dương và 47 tập đoàn, doanh nghiệp sẽ được triệu tập tới phiên tòa xét xử đại gia Hứa Thị Phấn.

Dự kiến, ngày 8/5, TAND TP HCM sẽ mở phiên tòa xét xử bị cáo Hứa Thị Phấn (SN 1947) - nguyên cố vấn cao cấp HĐQT Ngân hàng Đại tín (TrustBank), Ngô Kim Huệ - nguyên Phó TGĐ TrustBank), Bùi Thị Kim Long - nguyên kế toán Công ty Phú Mỹ và 25 thuộc cấp về 2 tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Bà Hứa Thị Phấn.
Bà Hứa Thị Phấn.

Đề nghị tuyên phạt bà Hứa Thị Phấn 30 năm tù, bồi thường...6.300 tỷ

(Kiến Thức) - Bị coi là chủ mưu trong vụ án, dùng mọi thủ đoạn để chiếm đoạt tiền ngân hàng, bà Hứa Thị Phấn bị VKSND đề nghị tuyên tổng hình phạt 30 năm tù giam, buộc bồi thường 6.300 tỷ.

Sáng nay (23/5), phiên tòa xét xử bà Hứa Thị Phấn - nguyên cố vấn cao cấp HĐQT Ngân hàng Đại Tín (TrustBank), nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty đầu tư phát triển Phú Mỹ và các đồng phạm trong vụ án "cố ý làm trái" và "lạm dụng tín nhiệm" gây hậu quả hàng nghìn tỷ cho TrustBank bước vào phần luận tội.
Tại Tòa, VKSND TP HCM nhận định bà Hứa Thị Phấn là chủ mưu trong vụ án, vì lòng tham lôi kéo hàng loạt người thân, nhân viên cấp dưới thực hiện hành vi trái pháp luật. Bị cáo Phấn dùng các thủ đoạn tinh vi điều phối hoạt động ngân hàng cho mục đích bản thân. Bị cáo bất chấp hậu quả dùng mọi thủ đoạn để chiếm đoạt tiền ngân hàng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.