Ba hội quán cổ không thể không bước vào ở Hội An

Ba hội quán cổ không thể không bước vào ở Hội An

Hội quán của người Hoa là một loại hình di tích lịch sử - kiến trúc góp phần làm nên giá trị đặc biệt của Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An. Cùng điểm qua ba hội quán đặc sắc nhất ở nơi đây.

1. Tọa lạc tại số 46 Trần Phú, khu vực trung tâm đô thị cổ Hội An,  hội quán Phúc Kiến (hay Phước Kiến) được xem là một trong những điểm tham quan đặc sắc tại Di sản thế giới này. Hội quán được cộng đồng người Hoa gốc tỉnh Phúc Kiến xây dựng từ năm 1697.
1. Tọa lạc tại số 46 Trần Phú, khu vực trung tâm đô thị cổ Hội An, hội quán Phúc Kiến (hay Phước Kiến) được xem là một trong những điểm tham quan đặc sắc tại Di sản thế giới này. Hội quán được cộng đồng người Hoa gốc tỉnh Phúc Kiến xây dựng từ năm 1697.
Ban đầu hội quán có cấu trúc hoàn toàn bằng gỗ, đến năm 1757 được xây dựng lại bằng gạch và mái ngói. Về tổng thể, công trình có kiến trúc kiểu chữ “Tam”, chiều sâu 120 mét theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà đông và tây – chính điện – sân sau – và hậu điện.
Ban đầu hội quán có cấu trúc hoàn toàn bằng gỗ, đến năm 1757 được xây dựng lại bằng gạch và mái ngói. Về tổng thể, công trình có kiến trúc kiểu chữ “Tam”, chiều sâu 120 mét theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà đông và tây – chính điện – sân sau – và hậu điện.
Về hoạt động, hội quán Phúc Kiến là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái, các vị tổ tiên. Đây cũng là nơi họp đồng hương và giúp đỡ lẫn nhau của cộng đồng người Phúc Kiến, những người đến Hội An sớm nhất và đông nhất.
Về hoạt động, hội quán Phúc Kiến là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái, các vị tổ tiên. Đây cũng là nơi họp đồng hương và giúp đỡ lẫn nhau của cộng đồng người Phúc Kiến, những người đến Hội An sớm nhất và đông nhất.
Thông qua cách bài trí thờ phụng, bố trí tiểu cảnh... kiến trúc của hội quán đã góp phần thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.
Thông qua cách bài trí thờ phụng, bố trí tiểu cảnh... kiến trúc của hội quán đã góp phần thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.
2. Nằm tại số 176 đường Trần Phú, hội quán Quảng Đông là một trong những di tích nổi tiếng nhất của phố cổ Hội An. Công trình do cộng đồng bang hội thương nhân Quảng Đông xây dựng năm 1885 làm nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng của người Quảng Đông ở Hội An.
2. Nằm tại số 176 đường Trần Phú, hội quán Quảng Đông là một trong những di tích nổi tiếng nhất của phố cổ Hội An. Công trình do cộng đồng bang hội thương nhân Quảng Đông xây dựng năm 1885 làm nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng của người Quảng Đông ở Hội An.
Toàn bộ công trình được kiến trúc theo kiểu hình chữ "Quốc" trên một nền đất rộng và cao. Sau cổng tam quan là nhà tiền điện quy mô khá lớn. Nhà tiền điện được ngăn cách với chính điện bằng một khoảng sân. Hai bên có tả vu, hữu vu nối hai khu nhà này với nhau.
Toàn bộ công trình được kiến trúc theo kiểu hình chữ "Quốc" trên một nền đất rộng và cao. Sau cổng tam quan là nhà tiền điện quy mô khá lớn. Nhà tiền điện được ngăn cách với chính điện bằng một khoảng sân. Hai bên có tả vu, hữu vu nối hai khu nhà này với nhau.
Chính điện hội quán rộng lớn, khoáng đãng với hệ cột kèo đồ sộ được liên kết bởi các vì chồng rường vững chắc. Nơi đây chia làm 3 gian, gian giữa thờ Quan Công, hai gian còn lại thờ Tài Bạch tinh quân và Phước Đức Chánh Thần.
Chính điện hội quán rộng lớn, khoáng đãng với hệ cột kèo đồ sộ được liên kết bởi các vì chồng rường vững chắc. Nơi đây chia làm 3 gian, gian giữa thờ Quan Công, hai gian còn lại thờ Tài Bạch tinh quân và Phước Đức Chánh Thần.
So với nhiều công trình khác ở Hội An, nghệ thuật sử dụng hài hòa các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực... đã mang lại cho Hội quán Quảng Đông vẻ độc đáo riêng. Các chi tiết trang trí công phu của hội quán cũng thể hiện giá trị đặc sắc của nghệ thuật tạo hình Trung Hoa.
So với nhiều công trình khác ở Hội An, nghệ thuật sử dụng hài hòa các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực... đã mang lại cho Hội quán Quảng Đông vẻ độc đáo riêng. Các chi tiết trang trí công phu của hội quán cũng thể hiện giá trị đặc sắc của nghệ thuật tạo hình Trung Hoa.
3. Tọa lạc ở số 64 phố Trần Phú, hội quán Ngũ Bang (còn có tên gọi là hội quán Dương Thương hay Trung Hoa Hội quán) được xây dựng từ năm 1741 với sự đóng góp của các thương nhân đến từ 5 bang: Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Gia Ứng.
3. Tọa lạc ở số 64 phố Trần Phú, hội quán Ngũ Bang (còn có tên gọi là hội quán Dương Thương hay Trung Hoa Hội quán) được xây dựng từ năm 1741 với sự đóng góp của các thương nhân đến từ 5 bang: Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Gia Ứng.
Về kiến trúc, hội quán Ngũ Bang được xây dựng theo phong cách đặc trưng của hội quán người Hoa, pha trộn một số chi tiết trang trí của phong cách kiến trúc địa phương. Bố cục mặt bằng tổng thể gồm: Cổng chính, sân trước, tiền điện, sân giữa, phương đình, chính điện, nhà Đông và Tây.
Về kiến trúc, hội quán Ngũ Bang được xây dựng theo phong cách đặc trưng của hội quán người Hoa, pha trộn một số chi tiết trang trí của phong cách kiến trúc địa phương. Bố cục mặt bằng tổng thể gồm: Cổng chính, sân trước, tiền điện, sân giữa, phương đình, chính điện, nhà Đông và Tây.
Về chức năng thờ tự, hội quán Ngũ Bang cũng thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, tương tự hội quán Phúc Kiến. Bên cạnh đó, hội quán còn thờ thần Thiên Lý Nhãn, Thuận Phong Nhĩ, là những vị thần quan trọng trong văn hóa người Hoa.
Về chức năng thờ tự, hội quán Ngũ Bang cũng thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, tương tự hội quán Phúc Kiến. Bên cạnh đó, hội quán còn thờ thần Thiên Lý Nhãn, Thuận Phong Nhĩ, là những vị thần quan trọng trong văn hóa người Hoa.
Với tuồi đời gần 300 năm, dù trải qua nhiều lần trùng tu nhưng về cơ bản hội quán Ngũ Bang vẫn giữ lối kiến trúc ban đầu. Bên cạnh nét đẹp kiến trúc, hội quán còn là nơi lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị, nổi bật là chiếc đỉnh sắt 500 năm tuổi được đặt giữa sân.
Với tuồi đời gần 300 năm, dù trải qua nhiều lần trùng tu nhưng về cơ bản hội quán Ngũ Bang vẫn giữ lối kiến trúc ban đầu. Bên cạnh nét đẹp kiến trúc, hội quán còn là nơi lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị, nổi bật là chiếc đỉnh sắt 500 năm tuổi được đặt giữa sân.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT