Bà hoàng quyền lực nhà Nguyễn dùng quần áo cũ, quạt rách, là ai?

Lấy vô chiêu để thắng hữu chiêu, Từ Dụ trải qua 10 đời vua Nguyễn, đứng thẳng giữa hậu cung rối ren, đôi khi là thảm kịch đẫm máu bằng tấm lòng trong sáng, nhân từ.

Bà hoàng quyền lực nhà Nguyễn dùng quần áo cũ, quạt rách, là ai?

Từ Dụ thái hậu là tiểu thuyết lịch sử của Trần Thùy Mai với nhân vật chính là bà Phạm Thị Hằng (Từ Dụ thái hậu). Gần 1.000 trang sách chia làm hai tập đã dựng lại nội tâm người phụ nữ được tôn kính bậc nhất triều Nguyễn, qua đó cho thấy một lịch sử khác. Nhân dịp ra mắt tác phẩm, nhà văn Trần Thùy Mai về nước, chia sẻ về tác phẩm.

Nơi nhung lụa cũng là chỗ cạm bẫy nhất

- Trong rất nhiều nhân vật của hoàng cung triều Nguyễn, điều gì khiến chị chọn viết về Từ Dụ?

- Trong các bà thái hậu, hoàng hậu triều Nguyễn, Từ Dụ thái hậu có uy tín cao nhất. Bà được trọng vọng vì nhân cách, phẩm chất, bà có tuổi thọ cao. Từ Dụ sống trải qua 10 đời vua, lịch sử cuộc đời bà cũng chính là lịch sử triều Nguyễn.

Cuốn này tôi viết về tuổi trẻ, thời trung niên bà Từ Dụ dưới góc độ phụ nữ. Từ Dụ có được vinh quang về ngôi vị trong cung đình, nhưng bà cũng có vinh quang tột bậc của người phụ nữ đó là được chồng và con rất yêu thương.

Ba hoang quyen luc nha Nguyen dung quan ao cu, quat rach, la ai?

Nhà văn Trần Thùy Mai.

- Từ phía cá nhân, điều gì ở nhân vật lịch sử này thu hút chị?

- Cuộc đời Từ Dụ thái hậu là câu chuyện tốt để nhìn ra toàn bộ bối cảnh triều Nguyễn. Hậu cung và triều đình luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Từ Từ Dụ, mình có thể thấy một số sự kiện xảy ra trong đời những vị vua đầu triều Nguyễn, đây là giai đoạn quan trọng, nói lên nhiều điều. Những biến cố sinh ra từ sự tranh đoạt quyền lực, tranh đoạt ngôi vua, những bi kịch cung đình có khi đẫm máu.

Câu chuyện Từ Dụ là câu chuyện tình yêu, quyền lực, đó là đề tài muôn thuở, thu hút sự chú ý của con người.

Tôi muốn viết câu chuyện nhìn từ nhiều góc độ khác nhau. Ý tưởng đó thôi thúc tôi, vì nhân vật này tuy ở ngôi cao tột đỉnh là mẫu nghi thiên hạ, nhưng bà luôn giữ lối sống giản dị, cần kiệm, thương dân. Bà nói dù chút gì cũng là máu xương của dân góp lại, nên không xa xỉ. Bà dùng đồ cũ của mình cho tới khi hư hỏng, không chạy theo xa hoa phú quý.

Đó là điều hiếm có. Tôi nghĩ đây là tấm gương cho tất cả những người cầm quyền ở mọi thời đại, không riêng gì thời xưa hay thời nay.

- Xuất thân là người Huế, chị từng nghe những câu chuyện dân gian nơi đây nói thế nào về bà Từ Dụ?

- Huế là đất kinh đô cuối cùng của phong kiến Việt Nam. Đất vua nên có nhiều truyền thuyết cung đình, những giai thoại đó người Huế hầu như ai cũng biết. Tôi muốn đứng từ giai thoại đó, sự kiện đó tái tạo lại nội tâm nhân vật. Giai thoại chỉ kể lại câu chuyện, lịch sử chỉ kể lại sự kiện, vì vậy tôi dùng góc độ tiểu thuyết nhìn từ nội tâm nhân vật, xây dựng thành những nhân vật biết khóc biết buồn, thương nhớ…

Cuốn sách có phần nói về tuổi trẻ Phạm Thị Hằng trong cung cấm, đó là sự thử thách rất lớn. Sống trong nhung lụa, đó là chỗ cạm bẫy nhất người phụ nữ phải trải qua. Khi con tiến cung, cha bà - ông Phạm Đăng Hưng - phản đối, vì không muốn đưa con gái làm mồi phú quý cho mình. Nhưng số mệnh bà vẫn phải ở ngôi mẫu nghi thiên hạ, dù tránh thì bà vẫn phải vào cung, trải qua rất nhiều gian nan để cuối cùng đạt vinh quang lớn nhất.

- Từ Dụ là người hiền lành đức độ, liệu bà có tham vọng quyền lực nào không?

- Trong những mẩu chuyện sử ghi lại chưa thấy một âm mưu, tính xấu nào về bà, trong khi những bà khác thì có tính xấu. Họ nói bà rất cần kiệm. Khi làm vợ vua Thiệu Trị, bà là vợ lớn nhất, là mối tình đầu, nhưng vua rất thương yêu cho đến khi vua nhắm mắt. Trong vai trò hoàng hậu bà nhân hậu, bao dung, thương yêu những người con do các bà vợ khác của vua sinh ra.

Khi làm mẹ vua Tự Đức, vua muốn cung phụng cho bà tất cả giàu có sung sướng nhất, nhưng bà không nhận những gì vua đưa tới mà đồ cũ của bà dùng được. Có lần, vua thấy quạt bà rách muốn thay, bà bảo dùng được không thay. Tất cả là mồ hôi xương máu của dân.

Có những câu chuyện kể về tình thương ngóp sống được chữa cho nó thả ra trời bay. Đó là tình thương yêu của bà với con người và sinh vật nói chung.

Câu chuyện cảm động nhất là khi bà ngoài 80 tuổi, người Pháp xây cầu Trường Tiền, lúc ấy đất nước rơi vào đô hộ. Người Pháp thu tiền dân rất nặng để bù vào tiền xây cầu, dân khổ quá. Bà không quản tuổi cao sức yếu, đến tận tòa khâm sứ Pháp xin giảm thuế cho dân.

Tấm lòng ngay giữa hậu cung đầy rẫy xảo quyệt

- Ngoài chuyện Từ Dụ thái hậu nhân đức, chị còn chuyển tải câu chuyện nào trong tác phẩm?

- Sự nhân từ của bà là tấm lòng hiếm có, vì vậy bà mới được gọi là “đức Từ Dụ”. Nhưng trong tiểu thuyết không chỉ có câu chuyện đó, mà còn tình yêu, tình bạn, thử thách, âm mưu chốn hậu cung.

Tôi xây dựng nhân vật tất nhiên phải dựa trên những đức tính tốt của bà mà sử sách ghi, dân gian kể, nhưng phải làm sao để nhân vật có chiều sâu hơn, phải éo le, có những tình tiết khiến mình thấy nhân vật giống mình, có cuộc đời với tâm trạng sâu thẳm, gần gũi với mình chứ không chỉ là tấm gương đạo đức.

- Khi gặp sự tranh quyền đoạt vị khốc liệt chốn hậu cung, bà Từ Dụ phản ứng ra sao?

- Dân gian có câu Khôn ngoan chẳng lọ thật thà. Trong hậu cung đầy rẫy âm mưu quyền lực, xảo quyệt, ích kỷ, chính tấm lòng ngay thẳng trung thực là khí giới bảo vệ mình mà bà sử dụng. Con đường Từ Dụ đi là con đường vô chiêu thắng hữu chiêu. Bà chỉ có tấm lòng trong sáng để đối lại những âm mưu.

Bà may mắn có người bạn tốt như Trương Đăng Quế, Hạnh Thảo - hai tình bạn đó đã nâng đỡ bà. Bà cũng có tình yêu đẹp với vua Thiệu Trị. Tình yêu, tình bạn, lòng can đảm, sự nhân hậu… tất cả giúp bà thắng lại âm mưu chốn hậu cung.

Ba hoang quyen luc nha Nguyen dung quan ao cu, quat rach, la ai?-Hinh-2

Sách Từ Dụ thái hậu. Ảnh: NXB Phụ Nữ.

- Chị phải tìm tư liệu ra sao để có thể viết nên bộ tiểu thuyết gần 1.000 trang này?

- Sách này chấp bút trong hai năm, nhưng trải qua thu thập sử liệu trong vòng 4, 5 năm. Những cuốn lịch sử tôi dựa vào như: Đại Nam liệt truyện, Đại Nam thực lục, Những người bạn của cố đô Huế (Những bức thư của những người bạn cố đô Huế - tư liệu người Pháp)... Những truyền thuyết dân gian, bài vè ở Huế, như bài vè Bà Từ Dụ xin xâu, sách lịch sử không ghi, nhưng văn học dân gian lại kể. Nó không phải sử liệu chính xác nhưng bổ sung cho lịch sử.

Tất nhiên để làm tiểu thuyết cần sự tưởng tượng. Những tưởng tượng ấy không vô căn cứ, phải dựa trên tính cách nhân vật.

- Nhiều người cho rằng chúng ta đang thuộc sử Hàn, sử Trung hơn sử Việt. Khi đặt bút viết cuốn sách này, chị nghĩ trách nhiệm của người viết đến đâu trong việc truyền bá lịch sử Việt?

- Ngày nhỏ tôi thích đọc sử, chỉ đọc sử thôi là đã thích rồi, và thấy lịch sử Việt Nam rất hấp dẫn. Điều đáng buồn là lâu nay chúng ta thấy những cảnh báo về việc người trẻ không thích lịch sử.

Là tác giả, tôi muốn viết một câu chuyện, góp phần cho sử Việt Nam hấp dẫn hơn, tôi hy vọng góp que diêm nhỏ cho ngọn lửa ấy. Khi bạn đọc tìm thấy sự thích thú trong tiểu thuyết lịch sử, họ hứng thú hơn, thấy linh hồn cha ông mình. Trách nhiệm của người cầm bút là khơi lại niềm tự hào, tính cách truyền thống Việt Nam.

- Truyện cung đấu đang rất thịnh hành ở Trung Quốc, Hàn Quốc. Khi viết tác phẩm này, chị có tính tới yếu tố chọn chuyện đấu đá hậu cung để hợp thị hiếu số đông?

- Tôi cũng nghe bạn trẻ nói Từ Dụ thái hậu là bộ cung đấu đầu tiên của Việt Nam. Tôi ngạc nhiên vì chưa bao giờ nghĩ mình viết cung đấu cả.

Cung đấu là dòng truyện, dòng phim của Trung Hoa. Tôi không đọc nhiều về nó. Tôi rất sợ bị ảnh hưởng bởi người khác, nên không đọc. Tôi muốn mình viết ra tác phẩm thuần Việt Nam. Nghe hai chữ “cung đấu” tôi cũng hơi ngại.

Trong khi viết, tôi cố gắng giữ chất Việt trong tác phẩm. Mẹ của vua người ta gọi “thái hậu”, nhưng khi các nhân vật gần gũi tôi dùng “mẹ - con” cho tình cảm. Các nhân vật trong truyện đến từ nhiều địa phương khác nhau, nên khi viết, tôi cũng tính tới các yếu tố ấy.

Yếu tố lịch sử rất quan trọng, tuy là tiểu thuyết nhưng phải tưởng tượng dựa trên nền văn hóa, sự kiện có thật. Ví dụ, nơi ở của các thái hậu, thái hoàng thái hậu triều Nguyễn trước kia chưa được gọi là cung Diên Thọ; ban đầu nó có tên là cung Trường Thọ, sau mới đổi tên là Diên Thọ.

Chiêm ngưỡng biểu tượng quyền lực bất tử của vua nhà Nguyễn

(Kiến Thức) - Ngai vàng trong điện Thái Hòa, mũ thượng triều, ấn vàng Sắc mệnh chi bảo... là những hiện vật lịch sử đặc biệt, mang tính biểu tượng cho quyền lực của các vua nhà Nguyễn.

Chiêm ngưỡng biểu tượng quyền lực bất tử của vua nhà Nguyễn
Chiem nguong bieu tuong quyen luc bat tu cua vua nha Nguyen
1. Là công trình quan trọng nhất trong khu vực Hoàng thành Huế, điện Thái Hòa là nơi đăng quang và trị vì đất nước của các vị vua nhà Nguyễn trong hơn 100 năm. Ngày nay, cung điện đặc biệt này vẫn còn lưu giữ ngai vàng, biểu tượng quyền lực của triều đại, được truyền qua 13 đời vua Nguyễn.

Trọng án thời nhà Nguyễn giết gần 100 mạng người lại mạo xưng công

Thiều và Xích bị xử lăng trì, cho thấy mức độ phạm tội là bất dung tha. Và Tôn Thất Thiều dòng họ tôn thất bị xử, họ gốc của cha không được giữ, phải đổi sang họ mẹ.

Trọng án thời nhà Nguyễn giết gần 100 mạng người lại mạo xưng công

Vụ án người viết muốn đề cập tới ở đây xảy ra vào thời nhà Nguyễn, nhằm dạo vua Tự Đức ở ngôi. Theo như ghi chép trong sử nhà Nguyễn, việc này nhằm tháng 5 năm Tân Hợi (1851), được thuật lại chi tiết, tường tận trong Đại Nam thực lục. Nay chúng tôi cứ theo bộ sử trên mà thuật lại hầu bạn đọc để đảm bảo tính trung thực của sự việc vậy.

Người dân Hà Nội “tranh nhau” mua cây cảnh ở chợ hoa Vạn Phúc

(Kiến Thức) - Nhiều người dân đã tranh thủ thời gian đến khu vực chợ hoa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) để mua sắm các loại hoa, cây cảnh chơi Tết Nguyên đán 2021 sớm vô cùng nhộn nhịp.

Người dân Hà Nội “tranh nhau” mua cây cảnh ở chợ hoa Vạn Phúc
Nguoi dan Ha Noi “tranh nhau” mua cay canh o cho hoa Van Phuc
Dù còn 20 ngày nữa mới đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, nhưng nhiều ngày qua lượng người dân đổ dồn về khu vực chợ hoa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) để mua sắm các loại cây cảnh chơi Tết vô cùng nhộn nhịp. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới