Ba hiện tượng bí ẩn khiến loài người chào thua

(Kiến Thức) - Một số hiện tượng bí ẩn nhất thế giới đã đánh đố giới chuyên gia suốt một thời gian dài để tìm ra lời giải thích khoa học chính xác.

Ba hiện tượng bí ẩn khiến loài người chào thua
Bí ẩn những trận sét khủng khiếp ở sông Catatumbo
Ba hien tuong bi an khien loai nguoi chao thua
Tại sông Catatumbo, Venezuela, một trong những hiện tượng bí ẩn nhất thế giới xảy ra đó là những trận sét đánh huyền bí diễn ra hàng đêm cùng một chỗ là Hồ Maracaibo và thường kéo dài 10 giờ/đêm. Nơi đây cũng liên tiếp bị sét đánh 160 đêm/năm.
Một trong những điều kỳ lạ về hiện tượng bí ẩn này đó là thỉnh thoảng trong vài tháng khu vực này sẽ không bị sét đánh. Lần gần đây nhất không bị sét đánh trong vài tháng liên tục là từ tháng 1 - 4/2010.
Người dân địa phương gọi hiện tượng bí ẩn sét đánh liên tục tại cùng một địa điểm trên là rib a-ba (có nghĩa là sông hứng lửa từ trời). Sét ở Hồ Maracaibo thường có những màu sắc sặc sỡ. Theo đó, vào điều kiện thời tiết bình thường, sét có màu trắng. Trong trường hợp không khí ẩm, lượng khí hydro tăng thì sẽ có những dải sét đỏ, khiến cho sét trông có vẻ màu hồng vào buổi đêm. Cho đến nay, giới chuyên gia chưa giải mã được hiện tượng bí ẩn này.
Bí ẩn bãi đá Moeraki
Ba hien tuong bi an khien loai nguoi chao thua-Hinh-2
Bãi đá Moeraki nằm dọc bãi biển Koekohe, New Zealand nổi tiếng thế giới với những tảng đá khổng lồ hình cầu. Một số người cho rằng, đó là những những hóa thạch từ hàng trăm triệu năm về trước của trứng khủng long hay quả của những loài cây khổng lồ tiền sử. Thậm chí, có người còn suy đoán chúng là những di vật mà người ngoài hành tinh để lại khi ghé thăm Trái đất.
Theo kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học, những tảng đá Moeraki được tạo thành từ bùn, đất sét. Chúng có từ thời kỳ Paleocene xuất hiện khoảng hơn 50 triệu năm trước. Cho đến nay, các chuyên gia chưa tìm hiểu được những bí ẩn liên quan đến bãi đá Moeraki.
Hồ xác ướp ở Tanzania
Ba hien tuong bi an khien loai nguoi chao thua-Hinh-3
Hồ Natron còn được biết đến với tên gọi hồ hóa đá nằm ở Tanzania. Sở dĩ hồ Natron có biệt danh đáng sợ như vậy là do các sinh vật hóa thành xác ướp đông cứng lại sau khi tiếp xúc với hồ nước chết chóc này. Các chuyên gia đã bắt tay tìm hiểu hiện tượng bí ẩn thế giới này.
Theo các chuyên gia, hồ Natron có chứa chất soda và muối với hàm lượng cao trong nước. Thêm vào đó, nhiệt độ nước trong hồ luôn ở mức rất cao, có thể lên đến 60 độ C. Chất kiềm trong hồ Natron có độ pH đến 10,5. Điều này có thể đốt cháy da và mắt của các sinh vật không thích ứng được với nó. Trước điều kiện khắc nghiệt tại hồ nước này, một số loài sinh vật đã thích nghi được với cuộc sống bên hồ chết chóc Natron.
Tuy nhiên, một số loài động vật đã chết ngay lập tức sau khi tiếp xúc với nước trong hồ Natron. Chính những tác nhân độc hại tại hồ Natron đã trở thành hóa chất giữ xác hiệu quả cho những con vật thiệt mạng vì tiếp xúc trực tiếp với nước trong vùng hồ chết chóc trên.

Bí ẩn đánh đố nhân loại trên đảo Phục Sinh

(Kiến Thức) - Bảng chữ Rongorongo là bí ẩn bị chôn vùi ở đảo Phục Sinh mà cho đến nay giới chuyên gia chưa tìm ra lời giải.

Bí ẩn đánh đố nhân loại trên đảo Phục Sinh
Bi an danh do nhan loai tren dao Phuc Sinh
Bảng chữ bí ẩn này lần đầu tiên được Eugène Eyraud phát hiện khi đến đảo Phục Sinh ngày 2/2/1864. 

Giải mã tiếng kêu bí ẩn vang vọng mãi của Trái đất

(Kiến Thức) - Các chuyên gia mới giải mã được tiếng kêu "o o" bí ẩn vang vọng mãi của Trái đất.

Giải mã tiếng kêu bí ẩn vang vọng mãi của Trái đất
Các nhà khoa học từ lâu đã nhận thấy rằng, những trận động đất có thể khiến Trái đất phát ra âm thanh lớn giống như một chiếc chuông kêu trong vài ngày, thậm chí là vài tháng.

Cận cảnh “nghĩa địa” tàu thuyền giữa sa mạc Uzbekistan

(Kiến Thức) - Sau khi biển Aral trở nên khô cạn, khiến các tàu bị mắc cạn và trở thành một "nghĩa địa" tàu thuyền giữa sa mạc Uzbekistan.

Cận cảnh “nghĩa địa” tàu thuyền giữa sa mạc Uzbekistan
Can canh “nghia dia” tau thuyen giua sa mac Uzbekistan
 "Nghĩa địa" tàu thuyền giữa sa mạc Uzbekistan này từng là cảng cá tấp nập của Liên Xô cũ. Tuy nhiên, khi biển Aral trở nên khô cạn vì các con sông bị rút cạn hết nước để phục vụ cho việc tưới tiêu, các tàu thuyền bị mắc cạn và nằm trơ trọi trên mặt đất. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới