Ba cuộc khủng hoảng chờ đợi Tổng thống Mỹ thứ 45

(Kiến Thức) - Bất kể ông Donald Trump hay bà Hillary Clinton chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 8/11, Tổng thống Mỹ thứ 45 sẽ phải đối mặt với ba cuộc khủng hoảng.

Ba cuộc khủng hoảng chờ đợi Tổng thống Mỹ thứ 45
Ba cuoc khung hoang cho doi Tong thong My thu 45
Bất kể là bà Clinton hay ông Trump, Tổng thống Mỹ thứ 45 vẫn đối mặt ngay lập tức với ba cuộc khủng hoảng trên thế giới. Ảnh ABC News 
Cuộc nội chiến Syria
Cuộc nội chiến Syria không chỉ là một cuộc xung đột giữa quân chính phủ và lực lượng nổi dậy mà là một bộ sưu tập của các cuộc xung đột tàn phá khu vực Trung Đông. Cuộc nội chiến kéo dài 5 năm này đã biến một xã hội đầy kiêu hãnh và có bề dày lịch sử nghìn năm thành một xã hội bị chia rẽ, tan rã đến mức không thể nào hàn gắn.
Thành phố Aleppo, thành phố lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại, giờ đây chỉ còn là một đống hoang tàn với các tòa nhà bị phá hủy. Đây là một trong những cuộc xung đột đô thị kinh hoàng nhất trong lịch sử đương đại.
Vị tổng thống Mỹ thứ 45 sẽ phải đối mặt với một khu vực Trung Đông hỗn loạn nhiều hơn so với cách đây 8 năm. Bình định Trung Đông, hoặc ít nhất là hạn chế bạo lực và giảm dòng chảy của những người tị nạn, sẽ đòi hỏi một sự bắt đầu ngay lập tức việc đánh giá lại chính sách Syria của Mỹ, trước khi vị Tổng thống Mỹ thứ 45 tuyên thệ nhậm chức vào tháng Giêng năm 2017.
Vấn nạn khủng bố
Giải quyết vấn đề Syria có nghĩa là giải quyết vấn nạn khủng bố và chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo mà cái gọi là Nhà nước Hồi giáo đang đại diện. May mắn cho vị Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Mỹ là cái gọi là Nhà nước Hồi giáo đã suy yếu đáng kể so “thời đỉnh điểm” trong tháng 7/2014.
Tuy nhiên, sự co cụm của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS) ở miền đông Syria và phía tây Iraq không có nghĩa là phiến quân IS đã bị đánh bại hoàn toàn. Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo trong năm 2017 sẽ không sa vào vết xe đổ của Al Qaeda trong năm 2010 ở Iraq. Ban lãnh đạo IS đã nắm vững nghệ thuật tuyển dụng thông qua các phương tiện truyền thông xã hội và dễ dàng kích động các cuộc tấn công khủng bố quy mô nhỏ ở nhiều nơi trên thế giới, thông qua “những con sói đơn độc”. Việc trở thành một tín đồ Hồi giáo không phải là một điều kiện tiên quyết để một phần tử cực đoan hành động như một người lính của IS. Tất cả những điều cần phải làm là “con sói đơn độc” này tiến hành tấn công khủng bố nhân danh cái gọi là Nhà nước Hồi giáo.
Đây sẽ là một vấn đề “đau đầu nhức óc” dành cho Tổng thống Mỹ kế nhiệm, một vấn đề mà Tổng thống Obama, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp François Hollande đã có những trải nghiệm không mấy dễ chịu.
Quan hệ với Nga
Quan hệ Mỹ-Nga hiện đang xuống đến mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh. Chính sách “tái khởi động” của chính quyền Obama trong nhiệm kỳ đầu tiên đã bị phá hủy gần như ngay sau khi ông Putin trở lại điện Kremlin làm tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa.
Với ngoại lệ là sự hợp tác của Nga trong các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran, Washington và Moscow hầu như đối đầu trong tất cả các cuộc xung đột trên thế giới. Các cuộc nội chiến Syria, Ukraine, NATO tập trận sát biên giới Nga, cuộc chiến chống ISI và kế hoạch hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân... đã khiến cho quan hệ Mỹ-Nga biến chuyển theo chiều hướng xấu đi.
Tuy nhiên, Nga vẫn là một thế lực toàn cầu rất quan trọng. Bất kể các chính trị gia ở Washington có muốn thừa nhận hay không, một số vấn đề trên thế giới hầu như không thể giải quyết nếu không có sự hợp tác của Nga. Nhưng để có được sự hợp tác của Nga, nước Mỹ cần có một vị tổng thống khiêm tốn và đủ thực tế để hiểu rằng người Nga cũng có lợi ích quốc gia mà họ cần phải bảo vệ.
Tuy Washington khó có thể nhượng bộ về vấn đề Ukraine để có được sự hỗ trợ của Nga ở Syria. Nhưng vị Tổng thống Mỹ thứ 45 cũng không nên hô hào việc tiếp tục mở rộng NATO hoặc ra sức lôi kéo Ukraine gia nhập phương Tây.

Mỹ “cài số lùi” trong vấn đề Biển Đông?

(Kiến Thức) - Mạng tin Đa chiều ngày 25/6/2015 đăng bài “Mỹ đã cài số lùi khỏi vấn đề Biển Đông” của J. Stark, một chuyên gia Mỹ về vấn đề Châu Á.

Mỹ “cài số lùi” trong vấn đề Biển Đông?
Bài báo đăng trên mạng tin Đa Chiều ở Hong Kong viết trước khi bước vào Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung-Mỹ vòng 7, hai bên có thái độ căng thẳng trong vấn đề Biển Đông.
My “cai so lui” trong van de Bien Dong?
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trao đổi với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Mỹ mạnh mẽ lên án Trung Quốc bồi đắp xây dựng các đảo nhân tạo, phá hoại nghiêm trọng hiện trạng và gây căng thẳng trong khu vực. Trong Đối thoại Shangri-La Singapore (29/5 – 1/6/2015), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter lên án mạnh mẽ Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc dừng ngay hoạt động phá vỡ nguyên trạng Biển Đông trái với luật pháp quốc tế này.

Xung đột Mỹ-Trung sẽ là “đại họa”?

(Kiến Thức) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi cải thiện quan hệ với Washington để ngăn chặn xung đột Mỹ-Trung mà ông gọi là “đại họa”.

Xung đột Mỹ-Trung sẽ là “đại họa”?
Theo tường thuật của thông tín viên William Gallo của VOA, trong bài diễn văn chính sách đọc trước các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ hôm thứ 22/9 (giờ địa phương) tại Seattle, ông Tập Cận Bình nói: “Nếu Trung Quốc và Mỹ hợp tác với nhau một cách tốt đẹp, hai nước có thể trở thành nền tảng cho sự ổn định toàn cầu. Nếu đôi bên xung đột hoặc đối đầu với nhau thì điều đó sẽ dẫn tới đại họa cho cả hai nước và toàn thế giới”.
Trung Quốc sẵn sàng đối thoại về an ninh mạng

Triều Tiên dọa “đánh đòn phủ đầu” Hàn–Mỹ

Triều Tiên tuyên bố lên án mạnh mẽ cuộc tập trân chung thường niên của liên quân Hàn-Mỹ.

Triều Tiên dọa “đánh đòn phủ đầu” Hàn–Mỹ
Tư lệnh Tối cao quân đội nhân dân Triều Tiên đã ra tuyên bố lên án mạnh mẽ cuộc tập trận chung thường niên sắp tới của liên quân Hàn – Mỹ đồng thời đe dọa sẽ tiến hành “đánh đòn phủ đầu” nhằm chống lại bất kỳ nỗ lực nào nhằm lật đổ chế độ Triều Tiên.
Trieu Tien doa “danh don phu dau” Han–My
Xe quân đội Mỹ - Hàn Quốc tham gia tập trận ngày 19/2. Ảnh: Yonhap-TTXVN

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.