Ba “bông hồng” của dòng phim cách mạng Việt Nam

Ba “bông hồng” của dòng phim cách mạng Việt Nam

  NSƯT Thanh Tú: Phim nổi bật nhất: Sao tháng Tám. NSƯT Thanh Tú là một trong những lớp sinh viên thế hệ đầu của trường Đại học sân khấu – điện ảnh, sinh viên khoá II (1960 – 1964) của trường Sân khấu điện ảnh Hà Nội. Năm 9 tuổi, bà được đưa sang Trung Quốc học nhằm ươm mầm cách mạng. Về nước, Thanh Tú thi vào trường ĐH kiến trúc. Nhưng chỉ được một năm, với niềm đam mê nghệ thuật cháy bỏng, cô gái trẻ 16 tuổi từ bỏ kiến trúc và thi vào trường nghệ thuật.
NSƯT Thanh Tú: Phim nổi bật nhất: Sao tháng Tám. NSƯT Thanh Tú là một trong những lớp sinh viên thế hệ đầu của trường Đại học sân khấu – điện ảnh, sinh viên khoá II (1960 – 1964) của trường Sân khấu điện ảnh Hà Nội. Năm 9 tuổi, bà được đưa sang Trung Quốc học nhằm ươm mầm cách mạng. Về nước, Thanh Tú thi vào trường ĐH kiến trúc. Nhưng chỉ được một năm, với niềm đam mê nghệ thuật cháy bỏng, cô gái trẻ 16 tuổi từ bỏ kiến trúc và thi vào trường nghệ thuật.
 Trước khi tham gia đóng phim, Thanh Tú từng là một diễn viên kịch. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, điện ảnh Việt Nam cần những bộ phim cổ vũ phong trào yêu nước, chống ngoại xâm. Với khuôn mặt xinh xắn, toát lên vẻ cương nghị, đôi mắt tươi tắn, trong veo, mới 20 tuổi, Thanh Tú được giao đóng nhiều vai diễn đa dạng trong dòng phim cách mạng: lúc thì là một cô bác sĩ trong Tiền tuyến gọi, khi là người mẹ trong Em bé Hà Nội…
Trước khi tham gia đóng phim, Thanh Tú từng là một diễn viên kịch. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, điện ảnh Việt Nam cần những bộ phim cổ vũ phong trào yêu nước, chống ngoại xâm. Với khuôn mặt xinh xắn, toát lên vẻ cương nghị, đôi mắt tươi tắn, trong veo, mới 20 tuổi, Thanh Tú được giao đóng nhiều vai diễn đa dạng trong dòng phim cách mạng: lúc thì là một cô bác sĩ trong Tiền tuyến gọi, khi là người mẹ trong Em bé Hà Nội…
 Nhưng bộ phim thành công và để lại ấn tượng nhất trong sự nghiệp điện ảnh của NSƯT Thanh Tú là Sao Tháng Tám. Với bộ phim này, Thanh Tú được trao giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất trong LHP Việt Nam lần thứ IV, giải đặc biệt của Ủy ban phụ nữ Liên bang Xô Viết tại LHP Moscow. Ngoài phim, Thanh Tú từng tham gia nhiều vở kịch như Ta–nhi–a, Âm mưu và ái tình. Ngoài ra, Thanh Tú cũng học lớp Đạo diễn sân khấu vào thập niên 80, sau đó đạo diễn nhiều vở kịch khác nhau.
Nhưng bộ phim thành công và để lại ấn tượng nhất trong sự nghiệp điện ảnh của NSƯT Thanh Tú là Sao Tháng Tám. Với bộ phim này, Thanh Tú được trao giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất trong LHP Việt Nam lần thứ IV, giải đặc biệt của Ủy ban phụ nữ Liên bang Xô Viết tại LHP Moscow. Ngoài phim, Thanh Tú từng tham gia nhiều vở kịch như Ta–nhi–a, Âm mưu và ái tình. Ngoài ra, Thanh Tú cũng học lớp Đạo diễn sân khấu vào thập niên 80, sau đó đạo diễn nhiều vở kịch khác nhau.
  NSƯT Tố Uyên. Phim nổi bật nhất: Con chim vành khuyên. Năm 1961, khi cô bé 13 tuổi Tố Uyên đang sinh hoạt tại CLB Thành phố, đạo diễn Nguyễn Văn Thông đã tới CLB để tìm nhân vật cho bộ phim tốt nghiệp có tên Con chim vành khuyên và Tố Uyên đã "lọt vào mắt xanh" của vị đạo diễn trẻ.
NSƯT Tố Uyên. Phim nổi bật nhất: Con chim vành khuyên. Năm 1961, khi cô bé 13 tuổi Tố Uyên đang sinh hoạt tại CLB Thành phố, đạo diễn Nguyễn Văn Thông đã tới CLB để tìm nhân vật cho bộ phim tốt nghiệp có tên Con chim vành khuyên và Tố Uyên đã "lọt vào mắt xanh" của vị đạo diễn trẻ.
  Bộ phim thành công ngoài sức tưởng tượng, khi đoạt giải đặc biệt tại LHP Karlovy Vary (Tiệp Khắc). Bộ phim này đã làm nên thành công của Tố Uyên và khán giả cũng “đóng đinh” hình ảnh Tố Uyên với "chim vành khuyên" suốt những năm sau này.
Bộ phim thành công ngoài sức tưởng tượng, khi đoạt giải đặc biệt tại LHP Karlovy Vary (Tiệp Khắc). Bộ phim này đã làm nên thành công của Tố Uyên và khán giả cũng “đóng đinh” hình ảnh Tố Uyên với "chim vành khuyên" suốt những năm sau này.
Sau thành công của Con chim vành khuyên, tên tuổi Tố Uyên được nhiều người biết đến và được mời tham gia nhiều bộ phim như Vợ chồng anh Lự, Biển gọi, Dòng sông âm vang… Cũng giống như những nghệ sĩ cùng thời, khi kịch bản phim ít và điều kiện không cho phép, Tố Uyên cũng tham gia vào loại hình múa cổ điển với các vở Cô Sao, Núi rừng lên tiếng.
Sau thành công của Con chim vành khuyên, tên tuổi Tố Uyên được nhiều người biết đến và được mời tham gia nhiều bộ phim như Vợ chồng anh Lự, Biển gọi, Dòng sông âm vang… Cũng giống như những nghệ sĩ cùng thời, khi kịch bản phim ít và điều kiện không cho phép, Tố Uyên cũng tham gia vào loại hình múa cổ điển với các vở Cô Sao, Núi rừng lên tiếng.

  NSND Như Quỳnh: Là con gái của cặp diễn viên cải lương Tiêu Lang và Kim Xuân, cái đích đầu tiên Như Quỳnh hướng tới không phải là điện ảnh mà là đi theo sự nghiệp của cha mẹ. Nhưng số phận đã chọn Như Quỳnh cho sự nghiệp điện ảnh. Hai năm sau khi tốt nghiệp trường ĐH sân khấu điện ảnh, lần đầu tiên Như Quỳnh được mời đóng bộ phim Hai người mẹ, nhưng sau đó vì một số lý do bộ phim không khởi quay được.
NSND Như Quỳnh: Là con gái của cặp diễn viên cải lương Tiêu Lang và Kim Xuân, cái đích đầu tiên Như Quỳnh hướng tới không phải là điện ảnh mà là đi theo sự nghiệp của cha mẹ. Nhưng số phận đã chọn Như Quỳnh cho sự nghiệp điện ảnh. Hai năm sau khi tốt nghiệp trường ĐH sân khấu điện ảnh, lần đầu tiên Như Quỳnh được mời đóng bộ phim Hai người mẹ, nhưng sau đó vì một số lý do bộ phim không khởi quay được.
 Cũng vào năm 1973, đạo diễn Trần Đắc bắt tay làm phim Bài ca ra trận, Như Quỳnh tiếp tục được chọn cho vai diễn nữ chính. Mặc dù là vai diễn đầu tay nhưng với khả năng diễn xuất được đào tạo bài bản, Như Quỳnh đã thể hiện xuất sắc hình ảnh cô y tá Mai, đưa tên tuổi bà trở nên nổi tiếng trên màn bạc.
Cũng vào năm 1973, đạo diễn Trần Đắc bắt tay làm phim Bài ca ra trận, Như Quỳnh tiếp tục được chọn cho vai diễn nữ chính. Mặc dù là vai diễn đầu tay nhưng với khả năng diễn xuất được đào tạo bài bản, Như Quỳnh đã thể hiện xuất sắc hình ảnh cô y tá Mai, đưa tên tuổi bà trở nên nổi tiếng trên màn bạc.
 Sau thành công của Bài ca ra trận, Như Quỳnh được chọn làm diễn viên chính cho hàng loạt những bộ phim trong thập niên 70 như Đến hẹn lại lên, Ngày lễ thánh, Mối tình đầu, Hà Nội mùa chim làm tổ, Hy vọng cuối cùng. Tính đến thời điểm này, Như Quỳnh đã tham gia trên dưới 20 bộ phim điện ảnh và nhiều bộ phim truyền hình, bộ phim nổi tiếng nhất bà tham gia gần đây là Chơi vơi của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên.
Sau thành công của Bài ca ra trận, Như Quỳnh được chọn làm diễn viên chính cho hàng loạt những bộ phim trong thập niên 70 như Đến hẹn lại lên, Ngày lễ thánh, Mối tình đầu, Hà Nội mùa chim làm tổ, Hy vọng cuối cùng. Tính đến thời điểm này, Như Quỳnh đã tham gia trên dưới 20 bộ phim điện ảnh và nhiều bộ phim truyền hình, bộ phim nổi tiếng nhất bà tham gia gần đây là Chơi vơi của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên.
Năm 34 tuổi, khi tuổi đời còn rất trẻ, bà đã được trao danh hiệu NSƯT. Vào năm 2007, Như Quỳnh được tặng danh hiệu NSND. NSND Như Quỳnh cũng là người có duyên với các giải thưởng như Cánh diều vàng (2005) cho Diễn viên phụ xuất sắc nhất (trong Chuyện của Pao), Diễn viên nước ngoài xuất sắc do đài SBS (Hàn Quốc) trao tặng. Hiện nay Như Quỳnh vẫn tiếp tục tham gia diễn xuất trong các bộ phim điện ảnh và truyền hình.
Năm 34 tuổi, khi tuổi đời còn rất trẻ, bà đã được trao danh hiệu NSƯT. Vào năm 2007, Như Quỳnh được tặng danh hiệu NSND. NSND Như Quỳnh cũng là người có duyên với các giải thưởng như Cánh diều vàng (2005) cho Diễn viên phụ xuất sắc nhất (trong Chuyện của Pao), Diễn viên nước ngoài xuất sắc do đài SBS (Hàn Quốc) trao tặng. Hiện nay Như Quỳnh vẫn tiếp tục tham gia diễn xuất trong các bộ phim điện ảnh và truyền hình.




GALLERY MỚI NHẤT