ASEAN gây áp lực buộc Trung Quốc bớt hung hăng ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - ASEAN muốn thúc đẩy để Trung Quốc có cách tiếp cận ít hung hăng hơn với vấn đề Biển Đông tại hội nghị Thượng đỉnh thứ 25 của khối.

Lãnh đạo các nước ASEAN trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ thúc đẩy nước này có cách tiếp cận ít hung hăng hơn đối với vấn đề  Biển Đông, tờ Reuters đưa tin.
Cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc diễn ra trong khuôn khổ cuộc họp Thượng đỉnh cấp cao của các nước ASEAN tại Myanmar. Cuộc họp này cũng có sự tham dự của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Cuộc họp thượng đỉnh ASEAN lần thứ 25 sẽ bắt đầu vào ngày 13/11.
Cuộc họp thượng đỉnh ASEAN lần thứ 25 sẽ bắt đầu vào ngày 13/11. 
Các hành vi hung hăng của Trung Quốc như hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam hồi tháng 5/2014 làm dấy lên mối lo ngại về sự leo thang căng thẳng ở Biển Đông. Kèm theo đó, Trung Quốc còn ngầm trì hoãn việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố, có một số bước tiến với Trung Quốc trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị APEC ở Bắc Kinh.

Trong khi đó, Singapore cho rằng tranh chấp hàng hải là một mối đe dọa với an ninh khu vực - Ngoại trưởng Singapore K Shanmugam tuyên bố.
Ông K Shanmugam cũng cho biết Singapore sẽ thúc đẩy việc xây dựng COC nhằm giảm thiểu khả năng gián đoạn các tuyến đường thương mại.

Các nước ASEAN đã có một phiên họp trong ngày 12/11 nhưng các quan chức từ chối bình luận sau cuộc họp.

Thông cáo của Ban Thư ký ASEAN đưa ra vào cuối ngày hôm qua nói rằng, Thượng đỉnh ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á lần này “diễn ra vào thời điểm quyết định trong lịch sử của khối”.

Bên cạnh nỗ lực hình thành Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015 mà 2014 là “năm chuyển mình quyết định”, Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh cũng nhìn nhận bối cảnh chính trị khu vực đang thay đổi nhanh chóng. Hội nghị lần này vì vậy sẽ bàn sâu về vị trí chiến lược, đường hướng tương lai của khối, cũng như việc tăng cường vai trò, củng cố lại cơ cấu tổ chức của ban thư ký.

Tuy nhiên, “các vấn đề khu vực và quốc tế gây quan ngại và ảnh hưởng đến lợi ích chung sẽ đứng đầu nghị trình, đặc biệt là những vấn đề ảnh hưởng mạnh đến hòa bình và ổn định khu vực như Biển Đông”, thông cáo mang tính định hướng nội dung hội nghị cho hay.

Phó cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Ben Rhodes tuyên bố ngày 11/11 cho biết Trung Quốc nên tập trung giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng luật quốc tế và đối thoại.

"Sẽ không thể tồn tại việc một nước lớn bắt nạt một nước nhỏ", ông Ben Rhodes trả lời phóng viên tại Bắc Kinh bên lề hội nghị APEC.

Philippines kêu gọi hải quân ASEAN bảo vệ biển đảo

(Kiến Thức) - Phát biểu trước các vị lãnh đạo hải quân Đông Nam Á, Tổng thống Aquino nhấn mạnh mục tiêu bảo vệ “các vùng biển chung” và đảm bảo tự do hàng hải.

Tổng thống Philippines Aquino.
 Tổng thống Philippines Aquino.
Tổng thống Philippines Aquino nhấn mạnh với các vị chỉ huy hải quân rằng lúc này là thời điểm đòi hỏi các quốc gia trong khu vực tìm kiếm các biện pháp để “mở rộng và tăng cường quan hệ đối tác” trên biển.

ASEAN đủ lực đối phó dã tâm Trung Quốc ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Trước Trung Quốc, các nước ASEAN đã có sự đoàn kết nhất định nhưng vẫn chưa đủ để đối mặt với dã tâm của Trung Quốc ở Biển Đông.

Kiến Thức giới thiệu bản lược dịch bài viết của tác giả Murray Hiebert, nghiên cứu viên cấp cao về Đông Nam Á tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở ở Washington, Mỹ.
Phản ứng và động thái của các nước ASEAN

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.