ASEAN cam kết “có tiếng nói chung” về Biển Đông

(Kiến Thức) - Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết các nước ASEAN ngày 14/8 nhất trí hối thúc Trung Quốc chấp nhận một bộ qui tắc xử lý tranh chấp Biển Đông có tính ràng buộc.

ASEAN cam kết “có tiếng nói chung” về Biển Đông
 
Yêu sách chủ quyền trái ngược nhau trong nhiều thập kỷ qua đã kích động căng thẳng trong khu vực và trên Biển Đông, nơi được cho là có trữ lượng dầu khí phong phú và từ lâu đã được coi là một trong những điểm nóng quân sự tiềm tàng ở Châu Á.
Tại Bangkok, các vị Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN đã nhất trí có “tiếng nói chung” trong việc “sớm đạt được bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC)", một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan nói với AFP nhưng không đưa ra một khung thời gian cụ thể. Các vị Bộ trưởng các nước ASEAN đã nhóm họp không chính thức kéo dài hai ngày ở thị trấn nghỉ dưỡng Hua Hin của Thái Lan.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan nói: “ASEAN cần phải thương lượng với Trung Quốc bằng một lập trường thống nhất. Điều này không có nghĩa là chống lại bất kỳ nước nào... Một ASEAN thống nhất khiến cho người ta có thể dễ dàng thảo luận với tổ chức khu vực này. Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) cần phải nhằm tăng cường lòng tin giữa ASEAN và Trung Quốc ... và ngăn ngừa mọi sự cố bất lợi xảy ra ở Biển Đông”.
Trong hơn một thập kỷ qua, ASEAN cố gắng đạt được sự chấp nhận của Trung Quốc về một Bộ qui tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông có tính chất ràng buộc.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, thậm chí cả những vùng biển sát bờ biển của các nước láng giềng. Từ lâu, Bắc Kinh luôn chống lại việc sớm thảo luận và đi đến ký kết COC vì e rằng bộ qui tắc ứng xử có tính ràng buộc này có thể làm suy yếu tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông của Trung Quốc.
Một diễn đàn an ninh khu vực hồi tháng Sáu ở Brunei cho thấy ASEAN đã khắc phục được tình trạng chia rẽ nội bộ về COC. Năm ngoái, Campuhcia - chủ tịch luân phiên ASEAN Campuchia và là một đồng minh trung thành của Trung Quốc - đã từ chối yêu cầu của Philippines về một lập trường cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh. Tại cuộc họp không chính thức của các vị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Hua Hin, Campuchia đồng ý với lập trường thống nhất của ASEAN về COC, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết.
Trung Quốc vốn từ chối nâng cấp Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 thành một Bộ Qui tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), mà muốn đàm phán riêng rẽ với từng nước hữu quan.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, người đến thăm Bangkok để tham dự diễn đàn song phương kỷ niệm 10 năm ngày thiết lập quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc vào ngày 2/8, đã thẳng thừng tuyên bố rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông cần được giải quyết thông qua đàm phán song phương. Ba ngày sau (5/8), ông Vương Nghị lại nói rằng thái độ nôn nóng của một số nước ASEAN trong việc tìm kiếm một thỏa thuận về COC là “thiếu thực tế và thiếu nghiêm túc”. Ông Vương nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiến hành các cuộc thảo luận chi tiết để đạt được sự đồng thuận giữa các nước có liên quan.

Quan hệ ASEAN-Trung Quốc: Kinh tế hay chính trị?

Quan hệ ASEAN-Trung Quốc: Kinh tế hay chính trị?
Một cuộc họp cấp bộ trưởng Trung Quốc-ASEAN về hợp tác khoa học-kỹ thuật.
 Một cuộc họp cấp bộ trưởng Trung Quốc-ASEAN về hợp tác khoa học-kỹ thuật.

Cách đây không lâu, cơ sở hội nhập và liên kết kinh tế của quan hệ Trung Quốc-ASEAN từng được coi là bền vững, bất di bất dịch. Nhiều nhà phân tích đã cho rằng lợi nhuận nhiều tỷ USD chảy cuồn cuộn vào túi Trung Quốc, Singapore, Indonesia và những công ty khác, sẽ tự động hóa giải những hiềm khích chính trị trong khu vực.

Biển Đông trong quan hệ Trung Quốc-ASEAN

(Kiến Thức) - Bắt đầu từ tháng 9/2013, Trung Quốc sẽ hội đàm với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) về Bộ qui tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Biển Đông trong quan hệ Trung Quốc-ASEAN
Căng thẳng Biển Đông thách thức quan hệ Trung Quốc-ASEAN.
Căng thẳng Biển Đông thách thức quan hệ Trung Quốc-ASEAN.
Tạp chí South Reviews có trụ sở tại Quảng Châu nhận định nếu thành công, các cuộc đàm phán về COC sắp tới sẽ giúp Trung Quốc và các nước láng giềng giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Ông Tập Cận Bình quyết đánh cả “hổ” về hưu

(Kiến Thức) - Việc TBT Tập Cận Bình tiến hành điều tra cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang là bước táo bạo nhất trong chống tham nhũng ở Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình quyết đánh cả “hổ” về hưu
Chu Vĩnh Khang, 70 tuổi, cựu Ủy viên Thường vụ BCT và cựu Bí thư phụ trách Ủy ban Chính pháp, cơ quan thực thi pháp luật cao nhất Trung Quốc.
 Chu Vĩnh Khang, 70 tuổi, cựu Ủy viên Thường vụ BCT và cựu Bí thư phụ trách Ủy ban Chính pháp, cơ quan thực thi pháp luật cao nhất Trung Quốc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.