Armenia từ chối mua vũ khí Nga: Thông minh hay "đòn tự hủy"?

Armenia từ chối mua vũ khí Nga: Thông minh hay "đòn tự hủy"?

(Kiến Thức) - Theo một số chuyên gia, việc Armenia từ chối mua vũ khí Nga, hay mua rồi nhưng lại chê bai thậm tế, không sử dụng chúng chẳng khác nào một "đòn tự hủy" với quốc gia vừa thất bại trong xung đột ở Nagonor-Karabakh. 

Theo ấn phẩm Avia-pro, các nhà chức trách Armenia đã quyết định từ bỏ việc mua các loại vũ khí của Nga để chống lại các phương tiện bay không người lái, kèm theo đó là tuyên bộ cho rằng chúng không hiệu quả.
Theo ấn phẩm Avia-pro, các nhà chức trách Armenia đã quyết định từ bỏ việc mua các loại vũ khí của Nga để chống lại các phương tiện bay không người lái, kèm theo đó là tuyên bộ cho rằng chúng không hiệu quả.
Trên thực tế, sau quyết định trên, Armenia đã thất bại trong xung đột tại Nargonor-Karabakh, trong đó các phương tiện bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đóng vai trò chủ đạo trong cuộc chiến.
Trên thực tế, sau quyết định trên, Armenia đã thất bại trong xung đột tại Nargonor-Karabakh, trong đó các phương tiện bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đóng vai trò chủ đạo trong cuộc chiến.
Sau khi Azerbaijan bắt đầu chiến dịch phản công tại Nagorno-Karabakh, nhiều người nhận thấy ngay rằng  Quân đội Armenia đã không có các hệ thống phòng không đủ mạnh để chống lại các máy bay không người lái. Thực tế này dẫn đến từ việc, Thủ tướng Nikol Pashinyan của Armenia đã từ chối đề xuất về các tổ hợp phòng không mà Moscow đưa ra trước đó - Nguồn tin của Avia Pro phân tích.
Sau khi Azerbaijan bắt đầu chiến dịch phản công tại Nagorno-Karabakh, nhiều người nhận thấy ngay rằng Quân đội Armenia đã không có các hệ thống phòng không đủ mạnh để chống lại các máy bay không người lái. Thực tế này dẫn đến từ việc, Thủ tướng Nikol Pashinyan của Armenia đã từ chối đề xuất về các tổ hợp phòng không mà Moscow đưa ra trước đó - Nguồn tin của Avia Pro phân tích.
Hãng tin "Người đưa tin" của Nga thậm chí còn nhấn mạnh, Nga đã cung cấp một số biện pháp đối phó, thậm chí một số khí tài, vũ khí quan trọng đã được chuyển đến lãnh thổ Armenia nhưng chúng vẫn không được sử dụng tới.
Hãng tin "Người đưa tin" của Nga thậm chí còn nhấn mạnh, Nga đã cung cấp một số biện pháp đối phó, thậm chí một số khí tài, vũ khí quan trọng đã được chuyển đến lãnh thổ Armenia nhưng chúng vẫn không được sử dụng tới.
Thậm chí Armenia còn nhiều lần công khai chê bai một số vũ khí họ mua từ Nga là "vô dụng" và không sử dụng chúng trong cuộc xung đột vừa qua. Ảnh: Tiêm kích Su-30SM Armenia mua của Nga và chê chúng là "vô dụng".
Thậm chí Armenia còn nhiều lần công khai chê bai một số vũ khí họ mua từ Nga là "vô dụng" và không sử dụng chúng trong cuộc xung đột vừa qua. Ảnh: Tiêm kích Su-30SM Armenia mua của Nga và chê chúng là "vô dụng".
Các chuyên gia phân tích quân sự cho rằng, quan điểm và hành động trên của Nikol Pashinyan dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng với Armenia và với cả bản thân Thủ tướng Armenia, chẳng khác nào một "đòn tự hủy".
Các chuyên gia phân tích quân sự cho rằng, quan điểm và hành động trên của Nikol Pashinyan dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng với Armenia và với cả bản thân Thủ tướng Armenia, chẳng khác nào một "đòn tự hủy".
Bởi trên thực tế, sau khi từ chối, từ bỏ vũ khí Nga, Armenia đã phải chịu tổn thất rất lớn về quân đội của mình, thất bại hoàn toàn trong cuộc xung đột Nagonor-Karabakh trước sức tấn công quá mạnh mẽ, thông minh từ các UAV Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ - Phân tích từ Avia-pro của Nga.
Bởi trên thực tế, sau khi từ chối, từ bỏ vũ khí Nga, Armenia đã phải chịu tổn thất rất lớn về quân đội của mình, thất bại hoàn toàn trong cuộc xung đột Nagonor-Karabakh trước sức tấn công quá mạnh mẽ, thông minh từ các UAV Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ - Phân tích từ Avia-pro của Nga.
Vào ngày 9/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã ký tuyên bố chung về một lệnh ngừng bắn hoàn toàn ở Nagorno-Karabakh, bắt đầu từ ngày 10/11. Theo thỏa thuận hòa bình, các lực lượng Azerbaijan và Armenia sẽ vẫn ở vị trí hiện tại của họ trong khi lực lượng gìn giữ hòa bình Nga sẽ được triển khai tới khu vực.
Vào ngày 9/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã ký tuyên bố chung về một lệnh ngừng bắn hoàn toàn ở Nagorno-Karabakh, bắt đầu từ ngày 10/11. Theo thỏa thuận hòa bình, các lực lượng Azerbaijan và Armenia sẽ vẫn ở vị trí hiện tại của họ trong khi lực lượng gìn giữ hòa bình Nga sẽ được triển khai tới khu vực.
Các cuộc đụng độ giữa Azerbaijan và Armenia nổ ra vào ngày 27/9, với các trận chiến dữ dội diễn ra tại Nagorno-Karabakh. Khu vực này từng bùng phát bạo lực vào mùa hè năm 2014, vào tháng 4/2016 và tháng 7 vừa qua. Azerbaijan và Armenia áp đặt thiết quân luật và tổng động viên. Cả hai bên đều báo cáo nhiều thương vong, trong số đó có cả dân thường.
Các cuộc đụng độ giữa Azerbaijan và Armenia nổ ra vào ngày 27/9, với các trận chiến dữ dội diễn ra tại Nagorno-Karabakh. Khu vực này từng bùng phát bạo lực vào mùa hè năm 2014, vào tháng 4/2016 và tháng 7 vừa qua. Azerbaijan và Armenia áp đặt thiết quân luật và tổng động viên. Cả hai bên đều báo cáo nhiều thương vong, trong số đó có cả dân thường.
Video Azerbaijan ra điều kiện ngưng bắn với Armenia - Nguồn: Vietnamnet

GALLERY MỚI NHẤT