Ảnh vệ tinh Trung Quốc mở rộng bồi đắp trái phép ở Hoàng Sa

Ảnh vệ tinh Trung Quốc mở rộng bồi đắp trái phép ở Hoàng Sa

(Kiến Thức) - Những hình ảnh vệ tinh chụp gần đây nhất cho thấy, Trung Quốc mở rộng hoạt động bồi đắp trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Hình ảnh vệ tinh ngày 2/3 cho thấy, Trung Quốc mở rộng hoạt động bồi đắp trái phép ở Đảo Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Địa hình mới được bồi đắp nối Đảo Bắc với Đảo Trung, cùng một cấu trúc đá ngầm dài và thẳng có thể chứa một đường băng và đường lăn song song với kích thước tương đương những công trình phi pháp mà Trung Quốc mới xây dựng trên Đá Chữ Thập (quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
Hình ảnh vệ tinh ngày 2/3 cho thấy, Trung Quốc mở rộng hoạt động bồi đắp trái phép ở Đảo Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Địa hình mới được bồi đắp nối Đảo Bắc với Đảo Trung, cùng một cấu trúc đá ngầm dài và thẳng có thể chứa một đường băng và đường lăn song song với kích thước tương đương những công trình phi pháp mà Trung Quốc mới xây dựng trên Đá Chữ Thập (quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
Trước đó, hoạt động bồi đắp phi pháp của Trung Quốc ở Đảo Bắc được quan sát lần đầu tiên qua hình ảnh vệ tinh ngày 9/1/2016. Trong hai tháng qua, các hoạt động của Trung Quốc bao gồm nạo vét ở rạn san hô để tạo cơ sở cho một lưu vực bến cảng.
Trước đó, hoạt động bồi đắp phi pháp của Trung Quốc ở Đảo Bắc được quan sát lần đầu tiên qua hình ảnh vệ tinh ngày 9/1/2016. Trong hai tháng qua, các hoạt động của Trung Quốc bao gồm nạo vét ở rạn san hô để tạo cơ sở cho một lưu vực bến cảng.
Được biết, khu vực bồi đắp mới ở Đảo Bắc cách đảo Phú Lâm 12 km về phía bắc, nơi có một căn cứ quân sự và một sân bay trái phép của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đảo Phú Lâm cũng là địa điểm Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 phi pháp hồi tháng trước.  Ảnh: Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 9/1.
Được biết, khu vực bồi đắp mới ở Đảo Bắc cách đảo Phú Lâm 12 km về phía bắc, nơi có một căn cứ quân sự và một sân bay trái phép của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đảo Phú Lâm cũng là địa điểm Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 phi pháp hồi tháng trước.
Ảnh: Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 9/1.
Việc tàu nạo vét không xuất hiện trong hình ảnh gần đây nhất có thể không phải là dấu hiệu quá trình xây dựng trái phép chấm dứt. Bởi địa hình mới hiện nay có thể chưa được kiên cố để chống chịu bão.
Việc tàu nạo vét không xuất hiện trong hình ảnh gần đây nhất có thể không phải là dấu hiệu quá trình xây dựng trái phép chấm dứt. Bởi địa hình mới hiện nay có thể chưa được kiên cố để chống chịu bão.
Khu vực bao gồm Đảo Bắc và Đảo Trung có kích thước và điều kiện thuận lợi để xây dựng một đường băng, chiếm diện tích khoảng 5 km2.
Khu vực bao gồm Đảo Bắc và Đảo Trung có kích thước và điều kiện thuận lợi để xây dựng một đường băng, chiếm diện tích khoảng 5 km2.
Các hoạt động bồi đắp trái phép ở Đảo Bắc mới ở giai đoạn đầu nên chưa thể xác định mục đích của việc này. Tuy nhiên, với vị trí ở rìa phía bắc của quần đảo Hoàng Sa, cách căn cứ hải quân Ngọc Lâm của Trung Quốc khoảng 300 km về phía đông nam, Đảo Bắc có thể là nơi đặt thiết bị quan sát một khu vực mà các tàu và tàu ngầm tại căn cứ Ngọc Lâm thường xuyên đi qua, tờ Diplomat nhận định.
Các hoạt động bồi đắp trái phép ở Đảo Bắc mới ở giai đoạn đầu nên chưa thể xác định mục đích của việc này. Tuy nhiên, với vị trí ở rìa phía bắc của quần đảo Hoàng Sa, cách căn cứ hải quân Ngọc Lâm của Trung Quốc khoảng 300 km về phía đông nam, Đảo Bắc có thể là nơi đặt thiết bị quan sát một khu vực mà các tàu và tàu ngầm tại căn cứ Ngọc Lâm thường xuyên đi qua, tờ Diplomat nhận định.
Do có vị trí gần căn cứ không quân trên đảo Phú Lâm, Đảo Bắc có thể là một lựa chọn để xây đường băng. Ảnh: Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 8/1/2016.
Do có vị trí gần căn cứ không quân trên đảo Phú Lâm, Đảo Bắc có thể là một lựa chọn để xây đường băng. Ảnh: Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 8/1/2016.

GALLERY MỚI NHẤT