Ảnh: Mặc CSGT xử phạt, người đi bộ vẫn vi phạm luật tràn lan

Ảnh: Mặc CSGT xử phạt, người đi bộ vẫn vi phạm luật tràn lan

Từ 1/1, người đi bộ sai luật gây tai nạn nghiêm trọng có thể bị phạt đến 15 năm tù. CSGT liên tiếp xử phạt hàng chục lượt vi phạm nhưng người đi bộ vẫn vô tư đi sai phần đường.

Theo Điều 9 Nghị định 46, từ ngày 1/1, người bộ hành đi qua đường không đúng nơi quy định, vượt qua dải phân cách hoặc đi vào đường cao tốc, có thể bị phạt hành chính từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng.
Theo Điều 9 Nghị định 46, từ ngày 1/1, người bộ hành đi qua đường không đúng nơi quy định, vượt qua dải phân cách hoặc đi vào đường cao tốc, có thể bị phạt hành chính từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng.
Ngoài ra, theo Điều 260 Bộ luật hình sự, từ 1/1/2018  người đi bộ, dẫn dắt động vật sai quy định khi tham gia giao thông đường bộ, nếu gây tai nạn nghiêm trọng có thể bị phạt đến 15 năm tù hoặc phạt tiền lên đến 100 triệu đồng
Ngoài ra, theo Điều 260 Bộ luật hình sự, từ 1/1/2018 người đi bộ, dẫn dắt động vật sai quy định khi tham gia giao thông đường bộ, nếu gây tai nạn nghiêm trọng có thể bị phạt đến 15 năm tù hoặc phạt tiền lên đến 100 triệu đồng
Nghị định có hiệu lực cách đây gần 4 tháng, tuy nhiên theo ghi nhận của Zing.vn, tại nhiều khu vực như bến xe khách Mỹ Đình, các nơi tập trung nhiều trường đại học và cao đẳng, người đi bộ vẫn vô tư qua đường không theo vạch kẻ, không chấp hành tín hiệu đèn báo.
Nghị định có hiệu lực cách đây gần 4 tháng, tuy nhiên theo ghi nhận của Zing.vn, tại nhiều khu vực như bến xe khách Mỹ Đình, các nơi tập trung nhiều trường đại học và cao đẳng, người đi bộ vẫn vô tư qua đường không theo vạch kẻ, không chấp hành tín hiệu đèn báo.
Ven hồ Hoàn Kiếm, người đi bộ thường xuyên băng qua đường ở nơi không có làn, vạch kẻ dành cho người đi bộ dù các phương tiện lưu thông đông đúc và tốc độ cao.
Ven hồ Hoàn Kiếm, người đi bộ thường xuyên băng qua đường ở nơi không có làn, vạch kẻ dành cho người đi bộ dù các phương tiện lưu thông đông đúc và tốc độ cao.
Thậm chí, quanh nhiều trường đại học và cao đẳng, mặc dù có cầu vượt bộ hành nhưng người dân vẫn chọn đi tắt qua đường. Chị Hà (22 tuổi, sinh viên năm 3) cho biết cô rất ít khi sử dụng cầu đi bộ. "Đường ở đây không lớn nên em nghĩ không nguy hiểm”, nữ sinh nói.
Thậm chí, quanh nhiều trường đại học và cao đẳng, mặc dù có cầu vượt bộ hành nhưng người dân vẫn chọn đi tắt qua đường. Chị Hà (22 tuổi, sinh viên năm 3) cho biết cô rất ít khi sử dụng cầu đi bộ. "Đường ở đây không lớn nên em nghĩ không nguy hiểm”, nữ sinh nói.
“Tôi nghĩ những đoạn có mặt đường lớn thì nên làm cầu đi bộ, còn mặt đường hẹp nên làm vạch sang đường thì tốt hơn, vì bất tiện lên xuống, quãng đường cũng dài hơn nên làm tốn thời gian và sức của người dân”, anh Thái (quận Đống Đa) bày tỏ. Trong ảnh, người đàn ông chạy xuyên qua dòng xe cộ đông đúc để vào bến xe Mỹ Đình.
“Tôi nghĩ những đoạn có mặt đường lớn thì nên làm cầu đi bộ, còn mặt đường hẹp nên làm vạch sang đường thì tốt hơn, vì bất tiện lên xuống, quãng đường cũng dài hơn nên làm tốn thời gian và sức của người dân”, anh Thái (quận Đống Đa) bày tỏ. Trong ảnh, người đàn ông chạy xuyên qua dòng xe cộ đông đúc để vào bến xe Mỹ Đình.
Theo thống kê của Phòng CSGT Công an Hà Nội, từ đầu năm, toàn thành phố xảy ra 18 vụ tai nạn giao thông liên quan đến bộ hành hoặc do người đi bộ gây ra, làm 13 người tử vong và 15 người bị thương.
Theo thống kê của Phòng CSGT Công an Hà Nội, từ đầu năm, toàn thành phố xảy ra 18 vụ tai nạn giao thông liên quan đến bộ hành hoặc do người đi bộ gây ra, làm 13 người tử vong và 15 người bị thương.
Chỉ huy Đội Tham mưu, Phòng CSGT cho hay trong 2 tháng đầu năm, CSGT Hà Nội đã xử phạt hành chính hơn 40 trường hợp bộ hành vi phạm Luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên, tình trạng người dân đi sai luật vẫn phổ biến.
Chỉ huy Đội Tham mưu, Phòng CSGT cho hay trong 2 tháng đầu năm, CSGT Hà Nội đã xử phạt hành chính hơn 40 trường hợp bộ hành vi phạm Luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên, tình trạng người dân đi sai luật vẫn phổ biến.
Theo cảnh sát, lực lượng chức năng chỉ có thể xử phạt người đi bộ sai luật tại khu vực đường cao tốc trên cao hay ở các giao lộ có đèn tín hiệu. Các lỗi vi phạm chủ yếu như đi dưới lòng đường, đi không đúng vạch kẻ cho người đi bộ,...
Theo cảnh sát, lực lượng chức năng chỉ có thể xử phạt người đi bộ sai luật tại khu vực đường cao tốc trên cao hay ở các giao lộ có đèn tín hiệu. Các lỗi vi phạm chủ yếu như đi dưới lòng đường, đi không đúng vạch kẻ cho người đi bộ,...
Vị chỉ huy cho biết thêm, căn cứ từng hành vi vi phạm luật của người bộ hành, lực lượng làm nhiệm vụ lập biên bản phạt hành chính tại chỗ hoặc mời người liên quan về trụ sở công an sở tại để làm việc.
Vị chỉ huy cho biết thêm, căn cứ từng hành vi vi phạm luật của người bộ hành, lực lượng làm nhiệm vụ lập biên bản phạt hành chính tại chỗ hoặc mời người liên quan về trụ sở công an sở tại để làm việc.

GALLERY MỚI NHẤT