Cận cảnh pháo tự hành đầu tiên mang danh “Vua chiến trường”

Cận cảnh pháo tự hành đầu tiên mang danh “Vua chiến trường”

(Kiến Thức) - Tổng cộng có khoảng hơn 700 khẩu pháo tự hành Hummel đã từng phục vụ quân đội Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và đây là khẩu pháo tự hành đầu tiên trên thế giới mang danh "Vua chiến trường".

Được xây dựng dựa trên khung của xe tăng Panzer III và Panzer IV,  pháo tự hành Hummel là một trong những khẩu pháo tự hành thành công nhất của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Warhistory.
Được xây dựng dựa trên khung của xe tăng Panzer III và Panzer IV, pháo tự hành Hummel là một trong những khẩu pháo tự hành thành công nhất của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Warhistory.
Pháo Hummel được sản xuất từ năm 1942 và bắt đầu phục vụ trên chiến trường từ năm 1943 tới hết chiến tranh. Ở ngay thời điểm đó Quân đội Đức đã đặt cái tên "Vua chiến trường" cho khẩu pháo tự hành hạng nặng này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Pháo Hummel được sản xuất từ năm 1942 và bắt đầu phục vụ trên chiến trường từ năm 1943 tới hết chiến tranh. Ở ngay thời điểm đó Quân đội Đức đã đặt cái tên "Vua chiến trường" cho khẩu pháo tự hành hạng nặng này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Sở dĩ pháo tự hành Hummel có biệt danh này là do nó sở hữu cỡ nòng cực đại lên tới 15cm (150mm) với tầm bắn tối đa lên tới hơn 15.000 mét - cực tốt vào thời bấy giờ.. Nguồn ảnh: Warhistory.
Sở dĩ pháo tự hành Hummel có biệt danh này là do nó sở hữu cỡ nòng cực đại lên tới 15cm (150mm) với tầm bắn tối đa lên tới hơn 15.000 mét - cực tốt vào thời bấy giờ.. Nguồn ảnh: Warhistory.
Được thiết kế từ năm 1942, pháo tự hành Hummel ra đời để phục vụ cho nhu cầu cơ động cao của pháo hạng nặng trên chiến trường nhằm theo kịp được lực lượng thiết giáp để tăng cường hoả lực yểm trợ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Được thiết kế từ năm 1942, pháo tự hành Hummel ra đời để phục vụ cho nhu cầu cơ động cao của pháo hạng nặng trên chiến trường nhằm theo kịp được lực lượng thiết giáp để tăng cường hoả lực yểm trợ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Việc phát triển dựa trên khung gầm của xe tăng hạng trung có sẵn, những chiếc Hummel ban đầu đã được sản xuất với tốc độ rất nhanh vì đơn giản người Đức chỉ việc gắn khẩu pháo 15cm leFH lên trên khung gầm được cải tiến lại. Nguồn ảnh: Warhistory.
Việc phát triển dựa trên khung gầm của xe tăng hạng trung có sẵn, những chiếc Hummel ban đầu đã được sản xuất với tốc độ rất nhanh vì đơn giản người Đức chỉ việc gắn khẩu pháo 15cm leFH lên trên khung gầm được cải tiến lại. Nguồn ảnh: Warhistory.
Ban đầu, khẩu pháo này được trang bị nòng pháo 10,5 cm loại leFH 18 trên khung gầm của xe tăng Panzer III. Sau đó, khẩu pháo lựu cữ nòng 15 cm loại sFH đã được đặt lên khung gầm xe tăng Panzer IV và cho ra đời bản nâng cấp của Hummel với cỡ nòng cực khủng - 15cm. Nguồn ảnh: Warhistory.
Ban đầu, khẩu pháo này được trang bị nòng pháo 10,5 cm loại leFH 18 trên khung gầm của xe tăng Panzer III. Sau đó, khẩu pháo lựu cữ nòng 15 cm loại sFH đã được đặt lên khung gầm xe tăng Panzer IV và cho ra đời bản nâng cấp của Hummel với cỡ nòng cực khủng - 15cm. Nguồn ảnh: Warhistory.
Phiên bản sử dụng cỡ nòng 15 cm của Hummel có trọng lượng tổng cộng 24 tấn, chiều dài 7,17 mét và rộng 2,97 mét. Kíp chiến đấu của Hummel có 6 người trong đó bao gồm 1 lái xe và 5 thành viên kíp pháo. Nguồn ảnh: Warhistory.
Phiên bản sử dụng cỡ nòng 15 cm của Hummel có trọng lượng tổng cộng 24 tấn, chiều dài 7,17 mét và rộng 2,97 mét. Kíp chiến đấu của Hummel có 6 người trong đó bao gồm 1 lái xe và 5 thành viên kíp pháo. Nguồn ảnh: Warhistory.
Do sử dụng cỡ đạn quá lớn, Hummel chỉ mang theo được dự trữ 18 viên đạn. Ngoài ra khẩu pháo này còn được trang bị một súng máy MG34 cỡ nòng 7,92mm cùng dự trữ 600 viên đạn. Nguồn ảnh: Warhistory.
Do sử dụng cỡ đạn quá lớn, Hummel chỉ mang theo được dự trữ 18 viên đạn. Ngoài ra khẩu pháo này còn được trang bị một súng máy MG34 cỡ nòng 7,92mm cùng dự trữ 600 viên đạn. Nguồn ảnh: Warhistory.
Xe được trang bị một động cơ 300 sức ngựa do Maybach sản xuất. Động cơ này là vừa đủ để pháo tự hành vua chiến trường Hummel có thể di chuyển được với tốc độ tối đa 42 km/h. Tuy nhiên do tỉ số sức kéo chỉ là 12 sức ngựa/tấn nên chiếc xe tăng này tỏ ra khá lề mề. Nguồn ảnh: Warhistory.
Xe được trang bị một động cơ 300 sức ngựa do Maybach sản xuất. Động cơ này là vừa đủ để pháo tự hành vua chiến trường Hummel có thể di chuyển được với tốc độ tối đa 42 km/h. Tuy nhiên do tỉ số sức kéo chỉ là 12 sức ngựa/tấn nên chiếc xe tăng này tỏ ra khá lề mề. Nguồn ảnh: Warhistory.
Giống với Panzer III và Panzer IV, hệ thống giảm xóc của Hummel là giảm xóc bằng thanh nhíp. Kiểu giảm xóc này cho phép Hummel di chuyển được ở tốc độ cao nhưng lại kém khi gặp đường có địa hình xấu. Nguồn ảnh: Warhistory.
Giống với Panzer III và Panzer IV, hệ thống giảm xóc của Hummel là giảm xóc bằng thanh nhíp. Kiểu giảm xóc này cho phép Hummel di chuyển được ở tốc độ cao nhưng lại kém khi gặp đường có địa hình xấu. Nguồn ảnh: Warhistory.
Các mẫu Hummel về sau đều được nâng cấp lên bản dùng pháo 15cm do đó phiên bản sử dụng khung gầm Panzer III gần như chỉ xuất hiện trên chiến trường trong vòng chưa đầy một năm thì biến mất do lỗi thời. Nguồn ảnh: Warhistory.
Các mẫu Hummel về sau đều được nâng cấp lên bản dùng pháo 15cm do đó phiên bản sử dụng khung gầm Panzer III gần như chỉ xuất hiện trên chiến trường trong vòng chưa đầy một năm thì biến mất do lỗi thời. Nguồn ảnh: Warhistory.
Nhược điểm lớn nhất của Hummel đó là nó có thiết kế không có nóc. Nghĩa là toàn bộ kíp chiến đấu sẽ ngồi trong một chiếc... xe tăng mui trần, có thể dễ dàng bị hạ gục bởi máy bay hoặc chỉ bởi một trái lựu đạn được ném vào trong xe. Nguồn ảnh: Warhistory.
Nhược điểm lớn nhất của Hummel đó là nó có thiết kế không có nóc. Nghĩa là toàn bộ kíp chiến đấu sẽ ngồi trong một chiếc... xe tăng mui trần, có thể dễ dàng bị hạ gục bởi máy bay hoặc chỉ bởi một trái lựu đạn được ném vào trong xe. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trận chiến ra mắt của Hummel là tại trận Vòng cung Kursk với số lượng tham chiến khoảng 100 chiếc. Chúng được yểm trợ bởi một sư đoàn tăng Panzer IV và Tiger. Những chiếc tham chiến trận đầu này đều là bản Hummel sử dụng nòng 10,5cm. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trận chiến ra mắt của Hummel là tại trận Vòng cung Kursk với số lượng tham chiến khoảng 100 chiếc. Chúng được yểm trợ bởi một sư đoàn tăng Panzer IV và Tiger. Những chiếc tham chiến trận đầu này đều là bản Hummel sử dụng nòng 10,5cm. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tới thời điểm hiện tại, trên thế giới đang còn tổng cộng 5 chiếc Hummel sót lại. Tuy nhiên không một chiếc nào trong số chúng còn có khả năng hoạt động. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tới thời điểm hiện tại, trên thế giới đang còn tổng cộng 5 chiếc Hummel sót lại. Tuy nhiên không một chiếc nào trong số chúng còn có khả năng hoạt động. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mời độc giả xem Video: Pháo tự hành của Đức với hoả lực huỷ diệt quân đồng minh trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

GALLERY MỚI NHẤT