Ảnh: Gia đình 10 người con ở vùng rừng núi Quảng Ngãi

Ảnh: Gia đình 10 người con ở vùng rừng núi Quảng Ngãi

Sống rải rác ở bản làng vùng sâu, nhiều cặp vợ chồng ở huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) do thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản đã liên tục đẻ con và quẩn quanh với đói nghèo.

Bản làng thôn Trà Ong, xã Trà Quân nằm cách trung tâm huyện vùng cao Tây Trà hơn 20 km, nơi có nhiều cặp vợ chồng sinh từ 5 đến 10 người con.
Bản làng thôn Trà Ong, xã Trà Quân nằm cách trung tâm huyện vùng cao Tây Trà hơn 20 km, nơi có nhiều cặp vợ chồng sinh từ 5 đến 10 người con.
Dù quanh năm đối mặt với đói nghèo nhưng nhiều người mẹ ở huyện miền núi Tây Trà vẫn liên tục sinh con. Họ cho rằng "trời sinh voi, sinh cỏ", chẳng lo chết đói.
Dù quanh năm đối mặt với đói nghèo nhưng nhiều người mẹ ở huyện miền núi Tây Trà vẫn liên tục sinh con. Họ cho rằng "trời sinh voi, sinh cỏ", chẳng lo chết đói.
Đó là lý do vợ chồng ông Hồ Văn Dế (52 tuổi, ngụ thôn Trà Ong, xã Trà Quân) sinh đến 10 người con.
Đó là lý do vợ chồng ông Hồ Văn Dế (52 tuổi, ngụ thôn Trà Ong, xã Trà Quân) sinh đến 10 người con.
Cuộc sống khó nghèo, bà Hồ Thị Phương (vợ ông Dế) suốt ngày đi làm thuê trên nương rẫy, gùi củi trên núi về làm chất đốt nấu ăn cho gia đình. "Sinh đến đứa con thứ 9, năm 2007, tôi đến Trạm y tế xã đặt vòng tránh thai nhưng năm 2011 tôi lại mang bầu. Lúc ấy đi khám thì các y sĩ bảo tôi bị rớt vòng từ lâu nên tiếp tục có thai rồi đẻ đứa con thứ 10", bà Phương phân trần.
Cuộc sống khó nghèo, bà Hồ Thị Phương (vợ ông Dế) suốt ngày đi làm thuê trên nương rẫy, gùi củi trên núi về làm chất đốt nấu ăn cho gia đình. "Sinh đến đứa con thứ 9, năm 2007, tôi đến Trạm y tế xã đặt vòng tránh thai nhưng năm 2011 tôi lại mang bầu. Lúc ấy đi khám thì các y sĩ bảo tôi bị rớt vòng từ lâu nên tiếp tục có thai rồi đẻ đứa con thứ 10", bà Phương phân trần.
Gia đình quá đông con, ông Dé bảo các con ghi họ tên theo thứ tự giữa lòng anten chảo parabol vừa dễ nhớ vừa tiện giới thiệu khi có khách đến nhà. "Vợ chồng tôi sinh tổng cộng mười người con, đứa lớn nhất 19 tuổi nghỉ học từ năm lớp 9 rồi đi làm thuê, đứa nhỏ nhất mới chỉ 4 tuổi. Đứa con trai thứ hai đến 4 tuổi thì chết vì bệnh kiết lỵ, con trai thứ tư mới 8 tháng tuổi cũng sớm lìa đời vì sốt cao, giờ chỉ còn 8 đứa", người cha thổ lộ.
Gia đình quá đông con, ông Dé bảo các con ghi họ tên theo thứ tự giữa lòng anten chảo parabol vừa dễ nhớ vừa tiện giới thiệu khi có khách đến nhà. "Vợ chồng tôi sinh tổng cộng mười người con, đứa lớn nhất 19 tuổi nghỉ học từ năm lớp 9 rồi đi làm thuê, đứa nhỏ nhất mới chỉ 4 tuổi. Đứa con trai thứ hai đến 4 tuổi thì chết vì bệnh kiết lỵ, con trai thứ tư mới 8 tháng tuổi cũng sớm lìa đời vì sốt cao, giờ chỉ còn 8 đứa", người cha thổ lộ.
Tương tự gia đình ông Dé, vợ chồng ông Hồ Văn Kích và bà Hồ Thị Yến (ngụ thôn Cát, xã Trà Thanh, huyện Tây Trà) cũng sinh con đông đúc. Cặp vợ chồng này có đến 13 người con, đứa lớn nhất của hai ông bà đã 26 tuổi, bé út 2 tuổi. Ở cách xa trung tâm huyện, tiền không đủ nên mỗi lần sinh nở bà tự đẻ tại nhà. Món ăn bồi dưỡng chỉ có cháo loãng và nước suối đun sôi. Do quá đông con, chính quyền địa phương phải cấp hai cuốn sổ hộ khẩu mới có thể chứa đủ các nhân khẩu trong gia đình bà Yến.
Tương tự gia đình ông Dé, vợ chồng ông Hồ Văn Kích và bà Hồ Thị Yến (ngụ thôn Cát, xã Trà Thanh, huyện Tây Trà) cũng sinh con đông đúc. Cặp vợ chồng này có đến 13 người con, đứa lớn nhất của hai ông bà đã 26 tuổi, bé út 2 tuổi. Ở cách xa trung tâm huyện, tiền không đủ nên mỗi lần sinh nở bà tự đẻ tại nhà. Món ăn bồi dưỡng chỉ có cháo loãng và nước suối đun sôi. Do quá đông con, chính quyền địa phương phải cấp hai cuốn sổ hộ khẩu mới có thể chứa đủ các nhân khẩu trong gia đình bà Yến.
Nhiều lần cán bộ y tế khuyên vợ chồng bà Yến đến bệnh viện đình sản, không đẻ nữa nhưng bà trả lời gọn lỏn "không có tiền".
Nhiều lần cán bộ y tế khuyên vợ chồng bà Yến đến bệnh viện đình sản, không đẻ nữa nhưng bà trả lời gọn lỏn "không có tiền".
Bà Yến cho rằng, dù sinh con trong thiếu thốn khó nghèo nhưng may mắn cả 13 đứa đều khỏe mạnh, ít ốm đau.
Bà Yến cho rằng, dù sinh con trong thiếu thốn khó nghèo nhưng may mắn cả 13 đứa đều khỏe mạnh, ít ốm đau.
Không thể chăm sóc chu đáo cho đàn con nheo nhóc, mỗi khi đói những đứa trẻ từ tìm nồi lục tìm kiếm ăn.
Không thể chăm sóc chu đáo cho đàn con nheo nhóc, mỗi khi đói những đứa trẻ từ tìm nồi lục tìm kiếm ăn.
Không chỉ ăn uống thiếu thốn gây còi cọc, suy dinh dưỡng, nhiều đứa trẻ ở huyện vùng cao Tây Trà còn không có cả quần áo để mặc. Nhiều cặp vợ chồng quan niệm, sinh nhiều con "ăn khoai, ăn củ" rồi cũng lớn lên, sau đó chúng đi làm thuê nuôi lại cha mẹ già.
Không chỉ ăn uống thiếu thốn gây còi cọc, suy dinh dưỡng, nhiều đứa trẻ ở huyện vùng cao Tây Trà còn không có cả quần áo để mặc. Nhiều cặp vợ chồng quan niệm, sinh nhiều con "ăn khoai, ăn củ" rồi cũng lớn lên, sau đó chúng đi làm thuê nuôi lại cha mẹ già.
Nhóm nhân viên y tế về tận bản làng vùng sâu, vùng xa huyện miền núi Tây Trà khám sức khỏe cho trẻ em. Do ăn uống thiếu thốn nên tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở huyện vùng cao này chiếm 47% tổng số trẻ ở địa phương.
Nhóm nhân viên y tế về tận bản làng vùng sâu, vùng xa huyện miền núi Tây Trà khám sức khỏe cho trẻ em. Do ăn uống thiếu thốn nên tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở huyện vùng cao này chiếm 47% tổng số trẻ ở địa phương.
Dù mới 43 tuổi nhưng bà Hồ Thị Tĩnh (ngụ xã Trà Quân) đã có 6 con và cháu nội. Người phụ nữ này bộc bạch, chưa từng đặt vòng tránh thai vì sợ bị đau sốt không làm được nương rẫy. Bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Phó giám đốc Trung tâm Dân số Kế hoạch hóa gia đình huyện Tây Trà cho hay, đồng bào thiểu số quan niệm sinh con trai để nối dõi, đảm trách việc thờ cúng nên họ sinh mãi bao giờ có con trai mới thôi. Dù tuyên truyền nhiều nhưng họ từ chối đặt vòng tránh thai hoặc đình sản với nhiều lý do như ngại đường xa, sợ tốn tiền, đau ốm, quan niệm "trọng nam, khinh nữ" còn nặng nề...
Dù mới 43 tuổi nhưng bà Hồ Thị Tĩnh (ngụ xã Trà Quân) đã có 6 con và cháu nội. Người phụ nữ này bộc bạch, chưa từng đặt vòng tránh thai vì sợ bị đau sốt không làm được nương rẫy. Bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Phó giám đốc Trung tâm Dân số Kế hoạch hóa gia đình huyện Tây Trà cho hay, đồng bào thiểu số quan niệm sinh con trai để nối dõi, đảm trách việc thờ cúng nên họ sinh mãi bao giờ có con trai mới thôi. Dù tuyên truyền nhiều nhưng họ từ chối đặt vòng tránh thai hoặc đình sản với nhiều lý do như ngại đường xa, sợ tốn tiền, đau ốm, quan niệm "trọng nam, khinh nữ" còn nặng nề...

GALLERY MỚI NHẤT