Ảnh động sinh vật nhung nhúc, đỏ rực lấn chiếm hòn đảo

(Kiến Thức) - Hình ảnh động về những sinh vật nhung nhúc, đỏ rực lấn chiếm hòn đảo Giáng sinh khiến người xem vừa thích thú, vừa thấy rùng mình.

Ảnh động sinh vật nhung nhúc, đỏ rực lấn chiếm hòn đảo

Đến hẹn lại lên, cứ tầm này mỗi năm hòn đảo Giáng sinh (Christmas) lại tràn ngập những sinh vật đỏ rực, xâm chiếm khắp nơi. Tuy nhiên, hình ảnh động về những sinh vật nhung nhúc, ồ ạt lấn chiếm đảo vẫn khiến người xem cả thích thú và rùng mình.

 

Cứ đến tầm cuối tháng 10, kéo dài đến đầu tháng 1 hàng năm, trên đảo Giáng Sinh sẽ diễn ra cảnh hàng triệu triệu những con cua đỏ, loài giáp xác bản địa của Australia nhung nhúc bò khắp đất liền.

Mời quý độc giả xem video: Cua mới nở rầm rập hành quân nhuộm đỏ đường phố đảo Giáng sinh

Chúng di cư ồ ạt ra biển để sinh sản với số lượng cực kỳ lớn. Mỗi con cua phải vượt qua một đoạn đường dài 8 cây số trong vòng 9 đến 18 ngày. Sở dĩ chúng có thể vượt qua một quãng đường dài như vậy, vì khi đến mùa sinh sản, cua tiết ra nhiều nội tiết tố hyperglycemic giáp xác (CHH) giúp tăng lượng đường glucoza trong máu, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cuộc hành trình dài.
 
Loài cua đỏ trên đảo Giáng sinh này có tên khoa học Gecarcoidea natalis, là một loài động vật thuộc họ Cua đất (Gecarcinidae), chi Gecarcoidea. Nó là loài đặc hữu tại đảo Christmas và quần đảo Cocos (Keeling) tại Ấn Độ Dương.

Theo ước tính hiện nay có đến 43,7 triệu con cua đỏ trưởng thành tính riêng tại đảo. Cua đỏ trên đảo không có kẻ thù tự nhiên và khô hạn chính là mối đe dọa lớn nhất đối với chúng

Top 5 loài động vật có cuộc di cư vĩ đại nhất

(Kiến Thức) - Di cư là một trong những cách để các loài vật duy trì sự tồn tại. Rất nhiều loài động vật trong số này có khả năng di chuyển phi thường qua nhiều ngàn cây số, băng qua đại dương mênh mông hay sa mạc nóng bức.
 

Top 5 loài động vật có cuộc di cư vĩ đại nhất
Cua đỏ Cua đỏ thường di chuyển ra biển để đẻ trứng vào khoảng tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Đây là khoảng thời gian mưa nhiều, giúp chúng di chuyển thuận tiện và dễ dàng hơn. Vì số lượng đàn cua đỏ di cư rất đông, lên tới 120 triệu con nên chính quyền địa phương thường phải đặt biển báo cấm đường dành cho các phương tiện và người đi bộ.

Cua đỏ

Cua đỏ thường di chuyển ra biển để đẻ trứng vào khoảng tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Đây là khoảng thời gian mưa nhiều, giúp chúng di chuyển thuận tiện và dễ dàng hơn. Vì số lượng đàn cua đỏ di cư rất đông, lên tới 120 triệu con nên chính quyền địa phương thường phải đặt biển báo cấm đường dành cho các phương tiện và người đi bộ.

 

Bướm chúa Hàng ngàn con bướm chúa sẽ bắt đầu “cuộc diễu hành” tháng 10, cao điểm là tháng 12 và tháng 1 hàng năm. Những con bướm chúa có màu vàng cam và mày đen tuyệt đẹp, tạo nên một cuộc di cư màu sắc nhất trong thế giới tự nhiên.

Bướm chúa

Hàng ngàn con bướm chúa sẽ bắt đầu “cuộc diễu hành” tháng 10, cao điểm là tháng 12 và tháng 1 hàng năm. Những con bướm chúa có màu vàng cam và mày đen tuyệt đẹp, tạo nên một cuộc di cư màu sắc nhất trong thế giới tự nhiên.

 
Cá hồi đỏ Cá hồi đỏ sống được ở các môi trường nước khác nhau như ngọt, lợ và mặn. Cá con mới ra đời sẽ sống trong môi trường nước ngọt đến lúc đủ khả năng để di cư và sinh sống ở đại dương rộng lớn, nơi cách xa vị trí sinh sản tới 1.600km. Chúng di cư trong khoảng 1-4 năm và sống ở môi trường nước mặn.

Cá hồi đỏ

Cá hồi đỏ sống được ở các môi trường nước khác nhau như ngọt, lợ và mặn. Cá con mới ra đời sẽ sống trong môi trường nước ngọt đến lúc đủ khả năng để di cư và sinh sống ở đại dương rộng lớn, nơi cách xa vị trí sinh sản tới 1.600km. Chúng di cư trong khoảng 1-4 năm và sống ở môi trường nước mặn.

 
Chim cánh cụt hoàng đế Chim cánh cụt hoàng đế bắt đầu cuộc di cư ngoạn mục của mình bắt đầu từ tháng 10 đến đầu đầu tháng 12. Hàng ngàn con chim cánh cụt, bao gồm tất cả đại gia đình của loài chim cánh cụt từ chim bố mẹ cho đến chim con, băng qua những tảng băng khổng lồ để tránh mùa đông lạnh khắc nghiệt ở Nam Cực.

Chim cánh cụt hoàng đế

Chim cánh cụt hoàng đế bắt đầu cuộc di cư ngoạn mục của mình bắt đầu từ tháng 10 đến đầu đầu tháng 12. Hàng ngàn con chim cánh cụt, bao gồm tất cả đại gia đình của loài chim cánh cụt từ chim bố mẹ cho đến chim con, băng qua những tảng băng khổng lồ để tránh mùa đông lạnh khắc nghiệt ở Nam Cực.

 
Đại bàng đầu trắng Giữa tháng 11 đến giữa tháng 2 là thời điểm di cư của đại bàng đầu trắng tới những vùng ấm hơn ở Bắc Mỹ khi mùa đông tới. Mục đích của chuyến di cư là đi săn cá hồi trong những con sông chưa bị đóng băng.
 

Đại bàng đầu trắng

Giữa tháng 11 đến giữa tháng 2 là thời điểm di cư của đại bàng đầu trắng tới những vùng ấm hơn ở Bắc Mỹ khi mùa đông tới. Mục đích của chuyến di cư là đi săn cá hồi trong những con sông chưa bị đóng băng.

Hãi hùng loài cua nhện xé xác bạch tuộc dưới đáy biển

Cảnh đội quân cua nhện khổng lồ xé xác bạch tuộc mới đây được ghi hình ở đáy biển thuộc vịnh Port Phillip, gần Melbourne, Úc.

Hãi hùng loài cua nhện xé xác bạch tuộc dưới đáy biển

Theo Herald Sun, đàn cua nhện khổng lồ thường “xâm chiến” vịnh Port Phillip trong khoảng thời gian từ tháng 5-6. Khoảng 100.000 cua nhện sẽ lột xác, trút bỏ lớp áo cũ của mình.

Thú vị cảnh hàng triệu con cua bò ngổn ngang trên đường

Những con cua xuất hiện vào lúc bình minh và chạng vạng, hối hả bò ngang về phía biển, tạo thành tấm thảm phủ kín con đường.

Thú vị cảnh hàng triệu con cua bò ngổn ngang trên đường
Theo Telegraph, sự việc trên xảy ra ở vịnh Pigs ở vùng biển phía nam Cuba.

Hàng năm, sau những cơn mưa mùa xuân đầu tiên, đàn cua đổ ra từ những khu rừng xung quanh bò về phía vịnh Pigs để đẻ trứng.

Hàng triệu con cua đất màu đỏ, vàng và đen tràn qua vịnh Pigs ở Cuba, khiến những người lái xe ôtô lâm vào cảnh khốn đốn vì lốp xe liên tục thủng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới