Ảnh “đắt giá” về chiến tranh Việt Nam trên NYTimes

(Kiến Thức) - Tờ New York Times (Mỹ) nhận định, những bức ảnh "đắt giá" về chiến tranh Việt Nam là "những bức ảnh gọi tên thời đại”.

Ảnh “đắt giá” về chiến tranh Việt Nam trên NYTimes
Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã kết thúc từ nửa thế kỷ trước, vậy người Mỹ còn nhớ gì về cuộc chiến này?
Một trong số những hình ảnh mà người dân Mỹ có ấn tượng mạnh nhất là hình ảnh hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trên phố hay tấm ảnh chụp em bé Napalm Kim Phúc 9 tuổi bị bỏng nặng vừa chạy vừa khóc và trên người không mảnh vải che thân khiến ai nhìn thấy cũng quặn lòng.
Hình ảnh hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trên phố là một trong những bức ảnh "đắt giá" về chiến tranh Việt Nam.
Hình ảnh hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trên phố là một trong những bức ảnh "đắt giá" về chiến tranh Việt Nam.
Có lẽ những bức ảnh về chiến trường Việt Nam chìm trong máu lửa xuất hiện nhiều hơn là những thước phim. Đi kèm với đó là những nhiếp ảnh gia chiến trường người Mỹ thành danh với các tác phẩm lột tả cuộc chiến đau thương và đẫm máu ở Việt Nam. Trong đó, 3 cái tên nổi bật nhất phải kể đến Malcolm Browne, Eddie Adams hay Nick Ut. Họ là những “cây đại thụ” trong giới nhiếp ảnh báo chí, đặc biệt là nhiếp ảnh thời chiến. Vào tháng 10 tới đây, hãng tin AP sẽ xuất bản những bức ảnh xuất sắc của các nhiếp ảnh gia chiến trường này trong một cuốn sách ảnh mang tên “Vietnam: The Real War” (Việt Nam - cuộc chiến thực sự), với lời giới thiệu của Pete Hamill.
Cụ thể, trong bối cảnh kỷ niệm một loạt các hoạt động nhằm tưởng nhớ đến một thời chiến tranh ác liệt ở Việt Nam, AP chọn lọc từ hơn 25.000 bức ảnh chụp tại Việt Nam để lấy ra 250 bức hình ấn tượng nhất làm thành cuốn sách ảnh.
Ngoài bộ ba nhiếp ảnh gia nổi tiếng Malcolm Browne, Eddie Adams hay Nick Ut, hãng AP còn chọn ra những tác phẩm ấn tượng khác mà mọi người hầu như chưa từng biết đến sự tồn tại của chúng. Từ đó, AP hy vọng sẽ mang đến cho công chúng một cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về cuộc chiến tranh đẫm máu ở Việt Nam.
Trong số 250 bức ảnh ấn tượng nhất về Việt Nam, AP đã không chọn những hình ảnh xuất sắc, nổi tiếng mà mọi người đều biết làm ảnh bìa. Thay vào đó, họ chọn hình ảnh những lính nhảy dù Mỹ bị thương đang ẩn náu trong một khu rừng gần Huế vào tháng 4/1968 của nhiếp ảnh gia Art Greenspon. Trong đó, nhân vật trung tâm của bức ảnh là một người lính giơ hai tay lên cao để ra hiệu, hướng dẫn một chiếc trực thăng hạ cánh. Đôi tay của người lính giống như đang cầu nguyện sớm thoát khỏi nơi này.
Bức ảnh của Art Greenspon được chọn làm ảnh bìa cuốn sách ảnh “Vietnam: The Real War”.
Bức ảnh của Art Greenspon được chọn làm ảnh bìa cuốn sách ảnh “Vietnam: The Real War”.
Có thể nói, cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã làm thay đổi tư duy của những người làm nhiếp ảnh báo chí. Đây là cuộc chiến đầu tiên mà các phóng viên chiến trường được đi cùng quân đội để chụp ảnh mà không hề bị kiểm duyệt nội dung tác nghiệp và những gì đăng tải trên mặt báo. Đó là yếu tố đã làm nổi bật tính trung thực và trung lập của báo chí hiện đại.
Trưởng văn phòng đại diện của AP tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1970 - 1973, ông Richard Pyle cho hay: “Việt Nam là nơi giới nhiếp ảnh được phát huy khả năng tác nghiệp của mình mà không bị ai hay điều gì giới hạn, bó buộc”.
Một trong những bức ảnh đau lòng nhất về cuộc chiến thảm khốc ở Việt Nam. Bức ảnh chụp một người cha đau đớn khi bế trên tay thi thể đứa con đã chết. Tác phẩm chụp năm 1964 này của nhiếp ảnh gia Horst Faas từng gây bàng hoàng dư luận Mỹ và giúp ông đoạt giải Pulitzer.
Một trong những bức ảnh đau lòng nhất về cuộc chiến thảm khốc ở Việt Nam. Bức ảnh chụp một người cha đau đớn khi bế trên tay thi thể đứa con đã chết. Tác phẩm chụp năm 1964 này của nhiếp ảnh gia Horst Faas từng gây bàng hoàng dư luận Mỹ và giúp ông đoạt giải Pulitzer.  
“Những bức ảnh có giá trị hơn những hình ảnh chuyển động từng xuất hiện trên truyền hình bởi chúng đi sâu vào ký ức của chúng ta”, Susan Sontag đã viết như vậy trong cuốn sách mang tên “On Photography”.
Nhiều chuyên gia báo chí hiện nay cho rằng, sẽ không bao giờ còn được thấy lại "thời hoàng kim" mà phóng viên được đi cùng quân đội và tự do chụp ảnh, đưa tin như trước. Những gì mà một thế hệ phóng viên Mỹ từng thực hiện tại Việt Nam chính là thời hoàng kim của dòng nhiếp ảnh chiến trường.
“Nếu người Mỹ biết nhiều hơn về cuộc chiến tranh chống Pháp mà người Việt Nam đã tiến hành cũng như biết nhiều hơn về việc quân Pháp đã bế tắc thế nào trong những nỗ lực vô vọng nhằm duy trì chế độ thuộc địa tại Việt Nam, có lẽ người Mỹ đã không phạm phải sai lầm lớn trong lịch sử đó là đưa quân sang tham chiến tại Việt Nam”, phóng viên Seymour - người đầu tiên được AP cử sang Việt Nam tác nghiệp chia sẻ.
Tấm ảnh Kim Phúc bị bỏng nặng do trúng bom Napalm cũng sẽ có mặt trong cuốn sách ảnh về chiến tranh Việt Nam do AP xuất bản.
Tấm ảnh Kim Phúc bị bỏng nặng do trúng bom Napalm cũng sẽ có mặt trong cuốn sách ảnh về chiến tranh Việt Nam do AP xuất bản.
Cũng trong cuốn “Vietnam: The Real War”, AP còn tiết lộ nhiều câu chuyện chưa từng công bố. Điển hình là câu chuyện về nhiếp ảnh gia Malcolm Browne và bức ảnh hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Khi gửi bức ảnh này về cho tòa soạn, ông đã gửi kèm một bức điện với nội dung: “Mỹ sẽ không thể đảo ngược tình thế ở Việt Nam”, đồng thời so sánh những nỗ lực cứu vãn tình thế của Mỹ giống như “để những đứa con nít bước vào chuồng hổ nhưng lại cố tin rằng chúng sẽ kiểm soát được con hổ”.
Câu chuyện về bức ảnh em bé Napalm của Nick Ut cũng có hành trình khá gian nan. Cụ thể, khi ông gửi bức ảnh về cho tòa soạn, ban đầu bức ảnh không được duyệt nhưng chính nhiếp ảnh gia Horst Faas đã cố gắng thuyết phục tòa soạn đăng nó. Tới năm 1973, bức ảnh đau thương này đã giành giải thưởng Pulitzer. Khi Kim Phúc được Nick Ut và những người khác cứu sống, cô bé đã gọi nhiếp ảnh gia người Mỹ với cái tên thân thương là chú Nick.

Miền Nam Việt Nam 1971 dưới ống kính lính Mỹ

(Kiến Thức) - Xích lô máy Sài Gòn, thiếu nữ đánh giày, áo dài trong trại lính... là những hình ảnh đặc sắc cựu binh Mỹ Douglas Elgin chụp ở miền Nam VN năm 1971.

Miền Nam Việt Nam 1971 dưới ống kính lính Mỹ
Đại lộ Nguyễn Huệ. Hình ảnh được ông Douglas Elgin đăng tải trên tài khoản Google+ của mình.
 Đại lộ Nguyễn Huệ. Hình ảnh được ông Douglas Elgin đăng tải trên tài khoản Google+ của mình.
Đường Tự Do, nay là đường Đồng Khởi.
 Đường Tự Do, nay là đường Đồng Khởi.

Cuộc hành quân rầm rộ của quân Đồng minh 1943

(Kiến Thức) - Tháng 7/1943, 150.000 binh sĩ Mỹ, Anh, Canada, Pháp và các nước khác trong lực lượng Đồng minh đã tiến đến Italy để tiêu diệt quân phát xít.

Cuộc hành quân rầm rộ của quân Đồng minh 1943
Cùng với 150.000 quân sĩ, lực lượng Đồng minh còn điều 3.000 tàu, 600 xe tăng và 4.000 máy bay đến Itlay tác chiến. Trong ảnh là lực lượng Đồng minh ở thung lũng Liri đang trên đường hành quân đến Rome năm 1944.
 Cùng với 150.000 quân sĩ, lực lượng Đồng minh còn điều 3.000 tàu, 600 xe tăng và 4.000 máy bay đến Itlay tác chiến. Trong ảnh là lực lượng Đồng minh ở thung lũng Liri đang trên đường hành quân đến Rome năm 1944.
Xe bọc thép của quân đội Mỹ di chuyển đến Appian Way để cùng tham gia chiến dịch tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
 Xe bọc thép của quân đội Mỹ di chuyển đến Appian Way để cùng tham gia chiến dịch tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Chuyện đáng sợ về “hồn ma của người đang sống“

Dù nhiều người cho rằng đó chỉ là ảo giác, lịch sử đã ghi lại một số câu chuyện đáng sợ về các Doppelganger - tức "hồn ma của một người đang sống".

Chuyện đáng sợ về “hồn ma của người đang sống“
Truyền thuyết kể lại rằng, doppelganger là một bản sao huyền bí của một người vẫn đang còn sống. Những hồn ma này có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức: Bạn có thể thấy chúng hiện ra trước mắt, gặp chúng trên một con đường hiu quạnh nào đó, hoặc đáng sợ hơn là đôi lúc bạn có thể bắt gặp những hồn ma này đang đứng phía sau mình khi nhìn vào gương. Đôi lúc một người không thể thấy được doppelganger của chính mình, nhưng những người khác có thể thấy được nó tại một địa điểm hoàn toàn khác.

Đọc nhiều nhất

Ảnh cực lạ phụ nữ Sài Gòn năm 1970 của lính Mỹ

Ảnh cực lạ phụ nữ Sài Gòn năm 1970 của lính Mỹ

(Kiến Thức) - Người đẹp ngồi xe Honda 67,  hot girl dạo phố bằng xe mui trần sang chảnh, cô gái bar hớn hở trước ống kính... là loạt ảnh hiếm có khó tìm về những người phụ nữ ở Sài Gòn năm 1970 do cựu binh Mỹ Dick Hughey chụp lại.
Hé lộ chùm ảnh bí mật ít biết về Chiến tranh Việt Nam

Hé lộ chùm ảnh bí mật ít biết về Chiến tranh Việt Nam

(Kiến Thức) - Các nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước chụp được nhiều bức ảnh tiêu biểu về Chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975. Số ảnh này làm sống lại những thời khắc lịch sử quan trọng mà quân và dân ta đã trải qua trong cuộc chiến giành độc lập dân tộc.
Sốc với “búp bê tình yêu” Hitler đặt làm cho binh sĩ Đức

Sốc với “búp bê tình yêu” Hitler đặt làm cho binh sĩ Đức

(Kiến Thức) - Trong Thế chiến II, trùm phát xít Hitler từng ra lệnh cho sản xuất búp bê tình dục để cung cấp cho binh sĩ Đức quốc xã. Những con búp bê này được sản xuất để lính Đức tránh lây nhiễm bệnh giang mai khi ra ngoài doanh trại tìm niềm vui từ gái mại dâm.
Bộ ảnh cực quý về Hà Nội năm 1885

Bộ ảnh cực quý về Hà Nội năm 1885

(Kiến Thức) - Chùa Báo Ân soi bóng xuống hồ Hoàn Kiếm, cánh cổng ngang trên phố Hàng Ngang, cửa Pháp Quốc nhìn từ phố Thợ Khảm... năm 1885 là những hình tư liệu hiếm có, đem lại những góc nhìn khác lạ về vùng đất Hà thành cuối thế kỷ 19.

Tin mới