Ảnh cực hiếm khẩu pháo mạnh nhất trong lịch sử nước Mỹ

Ảnh cực hiếm khẩu pháo mạnh nhất trong lịch sử nước Mỹ

(Kiến Thức) - Với khả năng bắn đạn nguyên tử, Atomic Annie được coi là khẩu đại pháo hạt nhân mạnh nhất trong lịch sử của nước Mỹ.

Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh, khi công nghệ tên lửa của cả Mỹ và Liên Xô chưa thực sự phát triển thì việc triển khai vũ khí hạt nhân trên chiến trường được xem là nhiệm vụ bất khả thi và không phải lúc nào cũng có thể sử dụng máy bay ném bom chiến lược tầm xa. Tuy nhiên để giải quyết vấn đề này Quân đội Mỹ đã sử dụng một giải pháp khá đơn giản đó chính là pháo binh. Nguồn ảnh: QQ.
Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh, khi công nghệ tên lửa của cả Mỹ và Liên Xô chưa thực sự phát triển thì việc triển khai vũ khí hạt nhân trên chiến trường được xem là nhiệm vụ bất khả thi và không phải lúc nào cũng có thể sử dụng máy bay ném bom chiến lược tầm xa. Tuy nhiên để giải quyết vấn đề này Quân đội Mỹ đã sử dụng một giải pháp khá đơn giản đó chính là pháo binh. Nguồn ảnh: QQ.
Theo đó nếu không thể ném bom hạt nhân từ máy bay, họ sẽ sử dụng một khẩu pháo đặc biệt để bắn đầu đạn hạt nhân và quy mô của nó cũng không ở mức quá lớn nhằm tránh gây thương vong cho đồng minh. Và Picatinny Arsenal là công ty vũ khí đầu tiên của Mỹ được giao nhiệm vụ phát triển một khẩu pháo như vậy vào năm 1949. Nguồn ảnh: QQ.
Theo đó nếu không thể ném bom hạt nhân từ máy bay, họ sẽ sử dụng một khẩu pháo đặc biệt để bắn đầu đạn hạt nhân và quy mô của nó cũng không ở mức quá lớn nhằm tránh gây thương vong cho đồng minh. Và Picatinny Arsenal là công ty vũ khí đầu tiên của Mỹ được giao nhiệm vụ phát triển một khẩu pháo như vậy vào năm 1949. Nguồn ảnh: QQ.
Đảm nhận việc thiết kế  siêu pháo hạt nhân là Robert Schwartz một trong những kỹ sư hàng đầu của Picatinny Arsenal. Tuy nhiên có nhiều đánh giá cho rằng mẫu pháo hạt nhân của Schwartz chịu khá nhiều ảnh hưởng từ mẫu khẩu siêu pháo K5 của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 nhất là khi cả hai đều có cỡ nòng 280mm. Cái tên "Atomic Annie" dành cho siêu pháo hạt nhân của Mỹ cũng bắt nguồn từ biệt danh của một khẩu K5 là "Anzio Annie". Nguồn ảnh: QQ.
Đảm nhận việc thiết kế siêu pháo hạt nhân là Robert Schwartz một trong những kỹ sư hàng đầu của Picatinny Arsenal. Tuy nhiên có nhiều đánh giá cho rằng mẫu pháo hạt nhân của Schwartz chịu khá nhiều ảnh hưởng từ mẫu khẩu siêu pháo K5 của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 nhất là khi cả hai đều có cỡ nòng 280mm. Cái tên "Atomic Annie" dành cho siêu pháo hạt nhân của Mỹ cũng bắt nguồn từ biệt danh của một khẩu K5 là "Anzio Annie". Nguồn ảnh: QQ.
Thiết kế của "Atomic Annie" nhanh chóng được Lầu Năm Góc thông qua dưới sự tác động của Samuel Feltman – Giám đốc cơ quan phát triển và nghiên cứu vũ khí của Mỹ khi đó. Chỉ bốn năm sau kể từ khi "Atomic Annie" được phát triển một nguyên mẫu đầu tiên đã được giới thiệu với Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower vào năm 1953. Nguồn ảnh: QQ.
Thiết kế của "Atomic Annie" nhanh chóng được Lầu Năm Góc thông qua dưới sự tác động của Samuel Feltman – Giám đốc cơ quan phát triển và nghiên cứu vũ khí của Mỹ khi đó. Chỉ bốn năm sau kể từ khi "Atomic Annie" được phát triển một nguyên mẫu đầu tiên đã được giới thiệu với Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower vào năm 1953. Nguồn ảnh: QQ.
"Atomic Annie" được vận chuyển bằng hai xe đầu kéo đặc biệt với công suất hơn 370 mã lực mỗi chiếc để có thể kéo theo khẩu pháo nặng hơn 83 tấn và dài lên đến 26m. Tốc độ di chuyển tối đa của một hệ thống pháo "Atomic Annie" chỉ hơn 50km/h, dù vậy thời gian triển khai của mẫu pháo này chỉ vỏn vẹn 15 phút kể cả khi thu hồi nhờ vào việc toàn bộ bệ pháo và nòng được đặt trên một khối thống nhất. Nguồn ảnh: QQ.
"Atomic Annie" được vận chuyển bằng hai xe đầu kéo đặc biệt với công suất hơn 370 mã lực mỗi chiếc để có thể kéo theo khẩu pháo nặng hơn 83 tấn và dài lên đến 26m. Tốc độ di chuyển tối đa của một hệ thống pháo "Atomic Annie" chỉ hơn 50km/h, dù vậy thời gian triển khai của mẫu pháo này chỉ vỏn vẹn 15 phút kể cả khi thu hồi nhờ vào việc toàn bộ bệ pháo và nòng được đặt trên một khối thống nhất. Nguồn ảnh: QQ.
Theo đó khi triển khai tổ vận hành của "Atomic Annie" chỉ cần đưa nó ra khỏi xe đầu kéo và hạ hệ thống bệ đỡ thủy lực của pháo xuống một nền đất bằng phẳng thì ngay lập tức nó có thể đi vào hoạt động. Để vận hành khẩu pháo này Quân đội Mỹ cũng chỉ mất từ 5-7 binh sĩ. Nguồn ảnh: QQ.
Theo đó khi triển khai tổ vận hành của "Atomic Annie" chỉ cần đưa nó ra khỏi xe đầu kéo và hạ hệ thống bệ đỡ thủy lực của pháo xuống một nền đất bằng phẳng thì ngay lập tức nó có thể đi vào hoạt động. Để vận hành khẩu pháo này Quân đội Mỹ cũng chỉ mất từ 5-7 binh sĩ. Nguồn ảnh: QQ.
Mẫu đạn hạt nhân tiêu chuẩn được trang bị cho "Atomic Annie" được đặt tên là W9, nó có chiều dài 1.397mm và nặng 364kg. Mỗi quả đạn W9 được trang bị một đầu đạn uranium cấp vũ khí nặng 50kg, sức công phá của nó tương đương 15 kiloton bằng quả bom nguyển tử được thả xuống Hiroshima nhưng có kích thước nhỏ gọn hơn. Nguồn ảnh: QQ.
Mẫu đạn hạt nhân tiêu chuẩn được trang bị cho "Atomic Annie" được đặt tên là W9, nó có chiều dài 1.397mm và nặng 364kg. Mỗi quả đạn W9 được trang bị một đầu đạn uranium cấp vũ khí nặng 50kg, sức công phá của nó tương đương 15 kiloton bằng quả bom nguyển tử được thả xuống Hiroshima nhưng có kích thước nhỏ gọn hơn. Nguồn ảnh: QQ.
Lần bắn thử nghiệm đầu tiên của "Atomic Annie" diễn ra vào ngày 25/5/1953 tại một bãi thử nghiệm vũ khí hạt nhân tại Nevada với sự chứng kiến của Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Đô đốc Arthur W. Radford và Bộ trưởng Quốc phòng Charles Erwin Wilson. Buổi thử nghiệm trên có mật danh là "Grable" và "Atomic Annie" có nhiệm vụ tiêu diệt một mục tiêu nằm cách đó 11km, tuy nhiên theo thiết kế siêu pháo hạt nhân này có tầm bắn tối đa lên đến 30km. Nguồn ảnh: QQ.
Lần bắn thử nghiệm đầu tiên của "Atomic Annie" diễn ra vào ngày 25/5/1953 tại một bãi thử nghiệm vũ khí hạt nhân tại Nevada với sự chứng kiến của Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Đô đốc Arthur W. Radford và Bộ trưởng Quốc phòng Charles Erwin Wilson. Buổi thử nghiệm trên có mật danh là "Grable" và "Atomic Annie" có nhiệm vụ tiêu diệt một mục tiêu nằm cách đó 11km, tuy nhiên theo thiết kế siêu pháo hạt nhân này có tầm bắn tối đa lên đến 30km. Nguồn ảnh: QQ.
Cận cảnh khoảnh khắc siêu pháo "Atomic Annie" lần đầu tiên khai hỏa vào ngày 25/5/1953, đây cũng là quả đạn pháo hạt nhân duy nhất được bắn ra. Có một thực tế là trong giai đoạn này chính phủ Mỹ chưa nhận thức được sử nguy hiểm của việc triển khai các loại vũ khí hạt nhân như "Atomic Annie", nó không chỉ nguy hiểm cho đối phương mà còn cả người sử dụng. Thậm chí có nhiều thông tin cho rằng mặc dù biết về mối đe dọa này nhưng Lầu Năm Góc vẫn quyết định triển khai các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật như "Atomic Annie". Nguồn ảnh: QQ.
Cận cảnh khoảnh khắc siêu pháo "Atomic Annie" lần đầu tiên khai hỏa vào ngày 25/5/1953, đây cũng là quả đạn pháo hạt nhân duy nhất được bắn ra. Có một thực tế là trong giai đoạn này chính phủ Mỹ chưa nhận thức được sử nguy hiểm của việc triển khai các loại vũ khí hạt nhân như "Atomic Annie", nó không chỉ nguy hiểm cho đối phương mà còn cả người sử dụng. Thậm chí có nhiều thông tin cho rằng mặc dù biết về mối đe dọa này nhưng Lầu Năm Góc vẫn quyết định triển khai các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật như "Atomic Annie". Nguồn ảnh: QQ.
Sau khi được thử nghiệm "Atomic Annie" được đưa vào sản xuất hạn chế với số lượng 20 khẩu và do các nhà máy vũ khí Watertown Arsenal và Watervliet Arsenal chế tạo. Giá thành mẫu khẩu "Atomic Annie" lúc này đã được đặt tên là M65 lên đến 800.000 USD vào thời điểm đó. Nguồn ảnh: QQ.
Sau khi được thử nghiệm "Atomic Annie" được đưa vào sản xuất hạn chế với số lượng 20 khẩu và do các nhà máy vũ khí Watertown Arsenal và Watervliet Arsenal chế tạo. Giá thành mẫu khẩu "Atomic Annie" lúc này đã được đặt tên là M65 lên đến 800.000 USD vào thời điểm đó. Nguồn ảnh: QQ.
Hầu hết những khẩu M65 được Quân đội Mỹ triển khai tại Châu Âu và Hàn Quốc nhằm sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh hạt nhân với Liên Xô. Tuy nhiên thời gian phục vụ của M65 nhanh chóng kết thúc với sự phát triển như vũ bão của công nghệ tên lửa và chúng dần trở nên lỗi thời hơn so với các mẫu vũ khí hạt nhân khác, dù vậy nó vẫn được đánh giá là một mẫu vũ khí đáng tin cậy và tiếp tục phục vụ trong biên chế Quân đội Mỹ đến năm 1963. Nguồn ảnh: QQ.
Hầu hết những khẩu M65 được Quân đội Mỹ triển khai tại Châu Âu và Hàn Quốc nhằm sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh hạt nhân với Liên Xô. Tuy nhiên thời gian phục vụ của M65 nhanh chóng kết thúc với sự phát triển như vũ bão của công nghệ tên lửa và chúng dần trở nên lỗi thời hơn so với các mẫu vũ khí hạt nhân khác, dù vậy nó vẫn được đánh giá là một mẫu vũ khí đáng tin cậy và tiếp tục phục vụ trong biên chế Quân đội Mỹ đến năm 1963. Nguồn ảnh: QQ.
Dĩ nhiên nếu Mỹ sở hữu một khẩu pháo hạt nhân thì Liên Xô cũng phải có một vũ khí tương tự đó chính là lý do cho sự ra đời của siêu pháo hạt nhân 2A3 Kondensator 2P có cỡ nòng lên đến 406mm. 2A3 Kondensator 2P được Moscow giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1957 tức 4 năm sau khi M65 xuất hiện. Nguồn ảnh: Life.
Dĩ nhiên nếu Mỹ sở hữu một khẩu pháo hạt nhân thì Liên Xô cũng phải có một vũ khí tương tự đó chính là lý do cho sự ra đời của siêu pháo hạt nhân 2A3 Kondensator 2P có cỡ nòng lên đến 406mm. 2A3 Kondensator 2P được Moscow giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1957 tức 4 năm sau khi M65 xuất hiện. Nguồn ảnh: Life.
Nhiệm vụ chính của 2A3 Kondensator 2P không khác gì M65 tuy nhiên ngoài đầu đạn hạt nhân nó còn có thể bắn cả các loại đạn pháo thông thường. Trọng lượng của mỗi khẩu 2A3 Kondensator 2P lên tới 64 tấn và cần tới 8 người để vận hành. Nguồn ảnh: nevskii-bastion.
Nhiệm vụ chính của 2A3 Kondensator 2P không khác gì M65 tuy nhiên ngoài đầu đạn hạt nhân nó còn có thể bắn cả các loại đạn pháo thông thường. Trọng lượng của mỗi khẩu 2A3 Kondensator 2P lên tới 64 tấn và cần tới 8 người để vận hành. Nguồn ảnh: nevskii-bastion.
Dù có sức công phá đáng sợ hơn mọi khẩu pháo hạt nhân xuất hiện trên thế giới vào thời điểm đó nhưng 2A3 Kondensator 2P lại tồn tại quá nhiều nhược điểm nhất là khả năng cơ động nên nó không bao giờ được đưa vào hoạt động. Chỉ có 4 khẩu 2A3 Kondensator 2P được Liên Xô sản xuất để thử nghiệm tới giữa những năm 1960 thì đề án phát triển chúng bị hủy bỏ. Nguồn ảnh: nevskii-bastion.
Dù có sức công phá đáng sợ hơn mọi khẩu pháo hạt nhân xuất hiện trên thế giới vào thời điểm đó nhưng 2A3 Kondensator 2P lại tồn tại quá nhiều nhược điểm nhất là khả năng cơ động nên nó không bao giờ được đưa vào hoạt động. Chỉ có 4 khẩu 2A3 Kondensator 2P được Liên Xô sản xuất để thử nghiệm tới giữa những năm 1960 thì đề án phát triển chúng bị hủy bỏ. Nguồn ảnh: nevskii-bastion.
2A3 Kondensator-2P được trang bị một nòng pháo cỡ lớn 406mm và mỗi viên đạn của nó nặng tới 570kg, tầm bắn của mẫu pháo này lên đến 25,6km với tốc độ bắn một quả đạn là 5 phút. Nguồn ảnh: yaplakal.com.
2A3 Kondensator-2P được trang bị một nòng pháo cỡ lớn 406mm và mỗi viên đạn của nó nặng tới 570kg, tầm bắn của mẫu pháo này lên đến 25,6km với tốc độ bắn một quả đạn là 5 phút. Nguồn ảnh: yaplakal.com.

GALLERY MỚI NHẤT