Ảnh chân dung của người thuộc các dân tộc có nguy cơ tuyệt chủng

Vẻ đẹp của các tộc người đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng được nhiếp ảnh gia Alexander Khimushin thể hiện đầy ấn tượng qua những bức chân dung.

Khoảng 12 năm trước, Alexander Khimushin bắt đầu một cuộc hành trình thú vị đến 86 quốc gia để tìm kiếm các dân tộc nhỏ và các bộ lạc đang trên bờ vực tuyệt chủng, chụp ảnh chân dung của họ. Những tác phẩm xuất sắc nhất của ông được đưa vào dự án The World in Faces và giới thiệu tại triển lãm của Liên Hợp Quốc năm 2019. Mặc dù Alexander đã đi đến 86 quốc gia, nhưng Siberia vẫn chiếm một vị trí đặc biệt hơn cả trong lòng du khách này.

Mời bạn ngắm chân dung của cư dân các dân tộc, bộ lạc đang trên bờ vực tuyệt chủng qua ống kính của ông.

Anh chan dung cua nguoi thuoc cac dan toc co nguy co tuyet chung
Đây là chân dung của Aryuna, người Buryat, Siberia
  Anh chan dung cua nguoi thuoc cac dan toc co nguy co tuyet chung-Hinh-2
Một phụ nữ ở tỉnh Chimbu, Papua New Guinea
  Anh chan dung cua nguoi thuoc cac dan toc co nguy co tuyet chung-Hinh-3
Cô gái xinh đẹp của dân tộc Dolgan, Cộng hòa Sakha, Siberia Anh chan dung cua nguoi thuoc cac dan toc co nguy co tuyet chung-Hinh-4
Cô gái Altai Uriankhai đến từ tỉnh Khovd, miền tây Mông Cổ
  Anh chan dung cua nguoi thuoc cac dan toc co nguy co tuyet chung-Hinh-5
Cô gái Kazakhstan đến từ tỉnh Bayan-Ölgii, miền tây Mông Cổ, trong chiếc áo khoác mùa đông truyền thống
  Anh chan dung cua nguoi thuoc cac dan toc co nguy co tuyet chung-Hinh-6
Thiếu nữ bộ lạc Daasanach, Ethiopia
  Anh chan dung cua nguoi thuoc cac dan toc co nguy co tuyet chung-Hinh-7
Lisa - một trong những đại diện cuối cùng của người Orochi (sinh sống tại bờ biển Nhật Bản ở vùng Viễn Đông của Siberia)
  Anh chan dung cua nguoi thuoc cac dan toc co nguy co tuyet chung-Hinh-8
Người phụ nữ dân tộc Ulchi ở Bulava, Khabarovsk Krai, viễn đông Siberia
  Anh chan dung cua nguoi thuoc cac dan toc co nguy co tuyet chung-Hinh-9
Người phụ nữ trẻ Soyot đến từ vùng Okinsky xa xôi, Cộng hòa Buryatia, Siberia
  Anh chan dung cua nguoi thuoc cac dan toc co nguy co tuyet chung-Hinh-10
Người phụ nữ trẻ Cộng hòa Sakha (Yakutia), Siberia, khu vực sinh sống lạnh nhất trên thế giới
  Anh chan dung cua nguoi thuoc cac dan toc co nguy co tuyet chung-Hinh-11
Cậu bé Nganasan ở khu vực Bắc Cực, Siberia trong trang phục truyền thống
  Anh chan dung cua nguoi thuoc cac dan toc co nguy co tuyet chung-Hinh-12
Cậu bé người Khik, Afghanistan
  Anh chan dung cua nguoi thuoc cac dan toc co nguy co tuyet chung-Hinh-13
Một trong những trưởng lão cuối cùng của người Soyot thuộc Cộng hòa Buryatia, Siberia
  Anh chan dung cua nguoi thuoc cac dan toc co nguy co tuyet chung-Hinh-14
Người đàn ông Nganasan sống tại bán đảo Taymyr, vùng bắc cực Siberia
  Anh chan dung cua nguoi thuoc cac dan toc co nguy co tuyet chung-Hinh-15
Trưởng lão bộ lạc phía Đông Sepik, Papua New Guinea
  Anh chan dung cua nguoi thuoc cac dan toc co nguy co tuyet chung-Hinh-16
Trưởng lão bộ tộc ở cao nguyên phía Đông, Papua New Guinea
  Anh chan dung cua nguoi thuoc cac dan toc co nguy co tuyet chung-Hinh-17
Người phụ nữ Ladakhi ở thung lũng Nubra xa xôi thuộc vương quốc Ladakh
  Anh chan dung cua nguoi thuoc cac dan toc co nguy co tuyet chung-Hinh-18
Nhà sư Gelugpa trẻ tuổi ở thung lũng Nubra
  Anh chan dung cua nguoi thuoc cac dan toc co nguy co tuyet chung-Hinh-19
Phụ nữ dân tộc Chukchi trước lều của họ trên bờ biển Bering, Chukotka, Siberia
  Anh chan dung cua nguoi thuoc cac dan toc co nguy co tuyet chung-Hinh-20
Người bản xứ Siberia Yupik. Cha và con trai trên bờ Chukotka của biển Bering, cách đảo St. Lawrence ở Alaska vài dặm. 

Kỳ bí tộc người ở “tử địa”, nơi người thường không thở nổi

Các bằng chứng trên núi đá hé lộ tộc người bí ẩn cổ đại là những thợ săn và người chế tác đá tài tình, chọn một trong những nơi khó sống nhất hành tinh để cư trú.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà khảo cổ Götz Ossendorf từ Đại học Cologne (Đức) đã phát hiện ra bằng chứng về sự cư trú sớm nhất của con người trên độ cao hàng ngàn mét so với mực nước biển tại khu vực gọi là Fincha Havera thuộc dãy núi Bale của Ethiopia.

Tộc người ở nơi tuyết phủ quanh năm: Không hôn nhau vì sợ dính chặt môi

Không thể tưởng tượng rằng, vùng bắc cực quanh năm băng giá, nơi nhiệt độ thường xuyên xuống dưới -400C đến -500C vẫn có một tộc người sinh sống. Đó là người Eskimo hay có tên gọi khác người Inupiat hay Yupik.

Toc nguoi o noi tuyet phu quanh nam: Khong hon nhau vi so dinh chat moi

Cách đây khoảng 5000 năm, người Eskimo xuất hiện ở khu vực Bắc Mỹ, sau đó di chuyển đến những vùng đất băng tuyết khác như Đông Siberira, Alaska, Canada, Greenland.

Toc nguoi o noi tuyet phu quanh nam: Khong hon nhau vi so dinh chat moi-Hinh-2
Người Eskimo trưởng thành khá thấp, chiều cao chỉ khoảng 1,6m, làn da nâu, gò má cao. 
Toc nguoi o noi tuyet phu quanh nam: Khong hon nhau vi so dinh chat moi-Hinh-3
Mặc dù phải sống trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất trên thế giới nhưng người Eskimo luôn giữ được tinh thần lạc quan, vui vẻ. 
Toc nguoi o noi tuyet phu quanh nam: Khong hon nhau vi so dinh chat moi-Hinh-4
Những đứa trẻ Eskimo sinh ra đã phải chịu đựng cái lạnh thấu xương, toàn thân chúng hầu như lúc nào cũng trùm kín trong những tấm da thú, chỉ hở đôi mắt. Song chính nền đất băng giá và gió tuyết đã tôi rèn chúng sức chịu đựng phi thường nên hầu hết lũ trẻ đều rất khỏe mạnh, hiếm khi ốm đau. 
Toc nguoi o noi tuyet phu quanh nam: Khong hon nhau vi so dinh chat moi-Hinh-5
Người Eskimo được coi là những người chịu lạnh giỏi nhất thế giới, khi có thể sinh tồn ở nơi nhiệt độ thường xuyên xuống thấp -400C đến -500C. Họ xây dựng những chiếc lều tuyết (Igloo), dáng tròn, được cắt vuông vắn làm từ những khối băng để trú ngụ tránh cái lạnh xé da, xé thịt. 
Toc nguoi o noi tuyet phu quanh nam: Khong hon nhau vi so dinh chat moi-Hinh-6
Những căn lều tuyết nửa dưới lòng đất nửa trên mặt đất này chỉ cần 2 người đàn ông xây dựng trong vòng 1 giờ đồng hồ là có thể hoàn thành. Igloo có thể đứng riêng hoặc kết nối nhiều gia đình với nhau thông qua các đường hầm. Nhiệt độ trong các căn lều ấm hơn ngoài trời từ 5-7 độ. 
Toc nguoi o noi tuyet phu quanh nam: Khong hon nhau vi so dinh chat moi-Hinh-7
Khi mùa xuân đến, ngoài trời bớt lạnh giá, người Eskimo lại dựng những căn lều rộng có cột gỗ ở giữa, xung quanh quây da tuần lộc, ở được cả chục người. Những căn lều da nằm san sát nhau tạo nên một ngôi làng nhỏ chừng 300-400 người. 
Toc nguoi o noi tuyet phu quanh nam: Khong hon nhau vi so dinh chat moi-Hinh-8
Trang phục của người Eskimo được làm hoàn toàn thủ công từ da và lông thú, thường là da hải cẩu, chó sói hoặc gấu Bắc Cực. Họ thường mặc áo khoác lông dài có mũ trùm rộng, gọi là Parka. Người Eskimo còn sử dụng những đôi bốt dày 2,3 lớp và găng tay lông cừu để tránh lạnh. 
Toc nguoi o noi tuyet phu quanh nam: Khong hon nhau vi so dinh chat moi-Hinh-9

Sinh sống ở vùng đất chỉ có gió và băng tuyết bao phủ quanh năm, người Eskimo không thể trồng rau ăn, họ chủ yếu hái lượm một số loại rau quả có sẵn trong tự nhiên. Khẩu phần chủ yếu trong bữa ăn của họ là thịt động vật như cá tuyết, cá hồi, hải cẩu, tuần lộc, một số loài chim xứ lạnh. 

Toc nguoi o noi tuyet phu quanh nam: Khong hon nhau vi so dinh chat moi-Hinh-10
Nếu có cơ hội đến thăm nhà người Eskimo, nhất định du khách sẽ được thưởng thức món đặc sản akutaq, một loại kem được làm từ cá, mỡ hải cẩu, thịt tuần lộc và quả mâm xôi. 
Toc nguoi o noi tuyet phu quanh nam: Khong hon nhau vi so dinh chat moi-Hinh-11
Trong các bộ lạc người Eskimo, phụ nữ và các bé gái sẽ đảm nhận công việc nấu ăn và may vá quần áo, trong khi nam giới cùng nhau đi săn bắn. Các bé trai ngay từ khi lên 8 – 10 tuổi đã bắt đầu theo cha anh mình tham gia vào những chuyến săn bắt đầy nguy hiểm. 
Toc nguoi o noi tuyet phu quanh nam: Khong hon nhau vi so dinh chat moi-Hinh-12
Những người đàn ông Eskimo săn hải cẩu, cá voi, câu cá vào mùa đông và săn tuần lộc, gấu Bắc cực vào mùa hè bằng các vũ khí thô sơ như giáo, móc, lao, cung tên. Người Eskimo xứng đáng là những chuyên gia hàng đầu thế giới về săn bắt. Những chiếc lều thường được phủ kín bởi da thú, chiến tích của những người đàn ông sau mỗi buổi đi săn. 
Toc nguoi o noi tuyet phu quanh nam: Khong hon nhau vi so dinh chat moi-Hinh-13
Có một điều khá đặc biệt trong cách thể hiện sự thân mật giữa vợ chồng hay cha mẹ với con cái ở các gia đình người Eskimo là họ cọ mũi nhau vào nhau thay vì hôn môi. Họ sợ rằng cái lạnh như băng có thể khóa chặt môi hai người lại với nhau. 
Toc nguoi o noi tuyet phu quanh nam: Khong hon nhau vi so dinh chat moi-Hinh-14
Phương tiện di chuyển chủ yếu của người Eskimo vào mùa đông là xe trượt tuyết sử dụng chó kéo, mỗi chiếc có khoảng 10 con chó. Mùa xuân tuyết tan bớt, người ta dùng thuyền kayak hoặc umiak, dạng thuyền đơn giản bằng cây gỗ khoét rỗng và lót da hải cẩu, da sử tử biển, hình dáng thuôn dài, chứa được vài ba người. 
Toc nguoi o noi tuyet phu quanh nam: Khong hon nhau vi so dinh chat moi-Hinh-15
Trải qua cả ngàn năm, cuộc sống của người Eskimo hầu như không thay đổi nhiều. Đa phần họ vẫn sống ở những vùng đất hoang vu tuyết trắng. Gần đây, một số thị trấn bắt đầu mọc lên, người Eskimo mặc quần áo hiện đại, xây những ngôi nhà lớn và di chuyển bằng ôtô. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới