Nếu là một người yêu thích tác phẩm "Thủy Hử", ai nấy sẽ đều vô cùng quen thuộc với hình cảnh các vị anh hùng Lương Sơn Bạc uống bát rượu to, ăn miếng thịt lớn. Thậm chí đây còn là một trong những chi tiết làm nên biểu tượng cho tác phẩm kinh điển của nhà văn Thi Nại Am.
Đáng nói, chi tiết này còn ẩn chứa ý nghĩa sâu xa mà không phải ai đọc hay xem phim đều có thể hiểu được.
Theo đó, các loại thịt mà các vị hảo hán Lương Sơn Bạc thích ăn trong "Thủy Hử" đều là thịt trâu, bò. Đáng nói, đây chính là loại thịt cấm, không được phép buôn bán ở thời Bắc Tống. Bởi lẽ, ở thời đó, trâu bò được coi là "công cụ" quan trọng để sản xuất nông nghiệp và các lệnh cấm mua bán, giết mổ và ăn loại thịt này được triều đình ban hành.
Ảnh minh họa. |
Vậy tại sao có bối cảnh là thời Bắc Tống, thế nhưng nhà văn Thi Nại Am lại xây dựng chi tiết này trong "Thủy Hử". Liệu đây có là một sự nhầm lẫn nghiêm trọng?
Thế nhưng, nhiều giả thuyết lại cho rằng đây thực ra là một chi tiết ẩn dụ đầy tinh tế của tác giả với mục đích bóc trần về góc khuất của giai cấp thống trị thời bấy giờ.
Thực chất, lệnh cấm không giết thịt trâu bò không phải để phục vụ nông nghiệp mà chính là để cung cấp nhiều của cải hơn cho tầng lớp vua quan. Chính vì vậy mà chi tiết các vị anh hùng Lương Sơn Bạc ăn thịt trâu bò không chỉ là một sự "phá luật" mà còn thể hiện sự nhìn rõ các chiêu trò của của tầng lớp thống trị.
Việc óc thịt trâu, bò ‘tuồn’ ra ngoài để bán cũng như một cách cho thấy bộ mặt tham lam của các tên quan sai dưới triều Tống. Theo đó, ở thời bấy giờ, những con n trâu, bò bị quan cho là "già yếu" sẽ được các tham quan đem ra ngoài bán. Có thể thấy, từ 1 chi tiết tưởng như nhầm lẫn nhưng tác giả của tác phẩm lừng danh này đã có thể tố cáo được sự thối nát của toàn bộ triều đình đương thời.