Ấn tượng thiết kế tên lửa phòng không giúp Đức "tử thủ" Berlin

Ấn tượng thiết kế tên lửa phòng không giúp Đức "tử thủ" Berlin

(Kiến Thức) - Dù có kết quả thực chiến và sở hữu một thiết kế thất bại nhưng mẫu tên lửa phòng không vác vai đầu tiên trên thế giới vẫn thể hiện được tầm nhìn vượt thời đại của quân đội Đức ngay trong những năm 1940.

Ra đời năm 1945, phải mãi tới trận chiến cuối cùng ở Berlin mẫu  tên lửa phòng không vác vai đầu tiên của thế giới mới được trông thấy thực chiến trên chiến trường. Nguồn ảnh: Flickr.
Ra đời năm 1945, phải mãi tới trận chiến cuối cùng ở Berlin mẫu tên lửa phòng không vác vai đầu tiên của thế giới mới được trông thấy thực chiến trên chiến trường. Nguồn ảnh: Flickr.
Tuy vậy, nó đã không đạt được nhiều thành công như mong đợi dù mang trong mình một thiết kế rất đột phá và và cách thức hoạt động cũng dị không kém. Nguồn ảnh: Yaho.
Tuy vậy, nó đã không đạt được nhiều thành công như mong đợi dù mang trong mình một thiết kế rất đột phá và và cách thức hoạt động cũng dị không kém. Nguồn ảnh: Yaho.
Có tên gọi là Fliegerfaust, loại tên lửa đa nòng vác vai này được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu là những máy bay cường kích của đối phương. Nguồn ảnh: Flickr.
Có tên gọi là Fliegerfaust, loại tên lửa đa nòng vác vai này được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu là những máy bay cường kích của đối phương. Nguồn ảnh: Flickr.
Phiên bản phổ biến nhất của tên lửa vác vai Fliegerfaust được sử dụng trong trận chiến Berlin là loại được trang bị 9 nòng, mỗi nòng có kích cỡ 20mm. Các tên lửa phản lực cỡ nhỏ 20mm được bắn ra từ khẩu súng này sẽ không bay theo đường thẳng mà bay lượn tứ tung do chúng không có cánh đuôi để dẫn hướng. Nguồn ảnh: Flickr.
Phiên bản phổ biến nhất của tên lửa vác vai Fliegerfaust được sử dụng trong trận chiến Berlin là loại được trang bị 9 nòng, mỗi nòng có kích cỡ 20mm. Các tên lửa phản lực cỡ nhỏ 20mm được bắn ra từ khẩu súng này sẽ không bay theo đường thẳng mà bay lượn tứ tung do chúng không có cánh đuôi để dẫn hướng. Nguồn ảnh: Flickr.
Các kỹ sư Đức cho rằng, sự bay lượn tứ tung theo phương hướng không thể định trước của những tên lửa cỡ nhỏ phóng ra từ khẩu Fliegerfaust sẽ khiến các phi công bổ nhào của Mỹ và đồng minh không thể tránh được những loạt đạn này. Nguồn ảnh: MhM.
Các kỹ sư Đức cho rằng, sự bay lượn tứ tung theo phương hướng không thể định trước của những tên lửa cỡ nhỏ phóng ra từ khẩu Fliegerfaust sẽ khiến các phi công bổ nhào của Mỹ và đồng minh không thể tránh được những loạt đạn này. Nguồn ảnh: MhM.
Trong tài liệu hướng dẫn, Fliegerfaust được hướng dẫn sử dụng với số lượng lớn, tạo ra một lưới tên lửa bay không theo quỹ đạo định trước ở tầm 1,5 km so với mặt đất, khiến các phi công của đối phương khó có thể thoát ra được khỏi vòng vây này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trong tài liệu hướng dẫn, Fliegerfaust được hướng dẫn sử dụng với số lượng lớn, tạo ra một lưới tên lửa bay không theo quỹ đạo định trước ở tầm 1,5 km so với mặt đất, khiến các phi công của đối phương khó có thể thoát ra được khỏi vòng vây này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Có chiều dài 1,5 mét và nặng 6,5 kg, Fliegerfaust được nhiều nhà sử học coi là loại tên lửa phòng không vác vai đầu tiên trong lịch sử nhân loại, dù rằng nó không được ghi nhận bất cứ thành tích bắn hạ máy bay địch nào. Nguồn ảnh: Cosplaywwii.
Có chiều dài 1,5 mét và nặng 6,5 kg, Fliegerfaust được nhiều nhà sử học coi là loại tên lửa phòng không vác vai đầu tiên trong lịch sử nhân loại, dù rằng nó không được ghi nhận bất cứ thành tích bắn hạ máy bay địch nào. Nguồn ảnh: Cosplaywwii.
Trong trận chiến Berlin, loại tên lửa này lại thường được sử dụng để bắn bộ binh của Liên Xô nhiều hơn là bắn máy bay. Tuy vậy, hiệu quả tiêu diệt mục tiêu của nó là quá thấp bất kể mục tiêu của nó là gì. Nguồn ảnh: Cosplaywwii.
Trong trận chiến Berlin, loại tên lửa này lại thường được sử dụng để bắn bộ binh của Liên Xô nhiều hơn là bắn máy bay. Tuy vậy, hiệu quả tiêu diệt mục tiêu của nó là quá thấp bất kể mục tiêu của nó là gì. Nguồn ảnh: Cosplaywwii.
Fliegerfaust cùng ống tiếp đạn bao gồm 9 quả tên lửa cỡ nhỏ 20mm và không có cánh ổn định đường bay của nó. Nguồn ảnh: Iconi.
Fliegerfaust cùng ống tiếp đạn bao gồm 9 quả tên lửa cỡ nhỏ 20mm và không có cánh ổn định đường bay của nó. Nguồn ảnh: Iconi.
Nhiều nhà khoa học tin rằng, chính việc tận dụng khả năng bay theo quỹ đạo không thể đoán trước do không có cánh đuôi của những quả tên lửa cỡ nhỏ này đã khiến cho Fliegerfaust trở thành một thứ vô dụng vì xạ thủ sử dụng nó sẽ không thể ngắm bắn một cách tử tế được. Nguồn ảnh: Wiki.
Nhiều nhà khoa học tin rằng, chính việc tận dụng khả năng bay theo quỹ đạo không thể đoán trước do không có cánh đuôi của những quả tên lửa cỡ nhỏ này đã khiến cho Fliegerfaust trở thành một thứ vô dụng vì xạ thủ sử dụng nó sẽ không thể ngắm bắn một cách tử tế được. Nguồn ảnh: Wiki.
Tuy nhiên từ ý tưởng này của phát xít Đức, nhiều loại tên lửa vác vai sau này đã được Liên Xô và Mỹ cho ra đời với mục đích sử dụng tương tự nhưng hiệu quả hơn nhiều. Nguồn ảnh: Lanzac.
Tuy nhiên từ ý tưởng này của phát xít Đức, nhiều loại tên lửa vác vai sau này đã được Liên Xô và Mỹ cho ra đời với mục đích sử dụng tương tự nhưng hiệu quả hơn nhiều. Nguồn ảnh: Lanzac.
Có thể nói, tên lửa vác vai phòng không Fliegerfaust và súng chống tăng vác vai Panzerfaust do phát xít Đức thiết kế chính là những thứ vũ khí đã giúp "định hình" trang bị tiêu chuẩn cho lực lượng bộ binh sau này mà cả Mỹ và Liên Xô đều phải học tập. Nguồn ảnh: Panzer.
Có thể nói, tên lửa vác vai phòng không Fliegerfaust và súng chống tăng vác vai Panzerfaust do phát xít Đức thiết kế chính là những thứ vũ khí đã giúp "định hình" trang bị tiêu chuẩn cho lực lượng bộ binh sau này mà cả Mỹ và Liên Xô đều phải học tập. Nguồn ảnh: Panzer.
Mời độc giả xem Video: Bắn thử súng phòng không vác vai Fliegerfaust của Đức quốc xã.

GALLERY MỚI NHẤT