Ấn tượng sức mạnh những “quả đấm thép” của LLVT Quân khu 5

Ấn tượng sức mạnh những “quả đấm thép” của LLVT Quân khu 5

(Kiến Thức) - Không chỉ được trang bị những chiếc xe tăng T-54/55, Lữ đoàn tăng thiết giáp 574, Quân khu 5 còn được biên chế những “quả đấm thép” đặc biệt sẵn sàng giáng những đòn chí mạng vào xe tăng kẻ thù.

Theo đó ngoài những chiếc xe tăng T-54/55 và PT-76 chủ lực có trong biên chế Lữ đoàn tăng thiết giáp 574,  Quân khu 5 còn được trang bị thêm các đơn vị pháo tự hành chống tăng SU-100 và xe bọc thép cứu kéo BTS-4 những “quả đấm thép” của lực lượng vũ trang Quân khu. Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5.
Theo đó ngoài những chiếc xe tăng T-54/55 và PT-76 chủ lực có trong biên chế Lữ đoàn tăng thiết giáp 574, Quân khu 5 còn được trang bị thêm các đơn vị pháo tự hành chống tăng SU-100 và xe bọc thép cứu kéo BTS-4 những “quả đấm thép” của lực lượng vũ trang Quân khu. Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5.
Dù lực lượng chiến đấu chủ lực của Lữ đoàn TTG 574 vẫn là xe tăng T-54/55 thế nhưng nếu chúng song hành cùng SU-100 thì đây sẽ là bộ đôi xe tăng đáng sợ trên chiến trường bất chấp tuổi đời đã khá cao của hai dòng vũ khí này. Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5.
Dù lực lượng chiến đấu chủ lực của Lữ đoàn TTG 574 vẫn là xe tăng T-54/55 thế nhưng nếu chúng song hành cùng SU-100 thì đây sẽ là bộ đôi xe tăng đáng sợ trên chiến trường bất chấp tuổi đời đã khá cao của hai dòng vũ khí này. Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5.
Tất nhiên đóng vai trò trên tuyến đầu trận địa vẫn là những chiếc T-54/55 với khả năng cơ động nhanh cùng hỏa lực mạnh, trong khi đó SU-100 nhiều khả năng sẽ đóng vai trò hỏa lực hỗ trợ tương tự như PT-76 vì một số hạn chế nhất định. Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5.
Tất nhiên đóng vai trò trên tuyến đầu trận địa vẫn là những chiếc T-54/55 với khả năng cơ động nhanh cùng hỏa lực mạnh, trong khi đó SU-100 nhiều khả năng sẽ đóng vai trò hỏa lực hỗ trợ tương tự như PT-76 vì một số hạn chế nhất định. Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5.
Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam là một trong những quốc gia hiếm hoi vẫn còn biên chế pháo tự hành chống tăng SU-100 trong trang bị, thậm chí chúng ta còn bảo quản và duy tu chúng như mới sẵn sàng cho nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5.
Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam là một trong những quốc gia hiếm hoi vẫn còn biên chế pháo tự hành chống tăng SU-100 trong trang bị, thậm chí chúng ta còn bảo quản và duy tu chúng như mới sẵn sàng cho nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5.
Đây là một trong những hỏa lực pháo cơ động mạnh mẽ nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tuy có “tuổi đời” tương đối cao, nhưng nhờ “bàn tay vàng” của thợ kỹ thuật Việt Nam mà những chiếc SU-100 vẫn giữ được phong độ vốn có của mình. Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5.
Đây là một trong những hỏa lực pháo cơ động mạnh mẽ nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tuy có “tuổi đời” tương đối cao, nhưng nhờ “bàn tay vàng” của thợ kỹ thuật Việt Nam mà những chiếc SU-100 vẫn giữ được phong độ vốn có của mình. Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5.
Trong ảnh những khẩu pháo tự hành chống tăng SU-100 của Lữ đoàn TTG 574. Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5.
Trong ảnh những khẩu pháo tự hành chống tăng SU-100 của Lữ đoàn TTG 574. Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5.
Về thiết kế SU-100 sử dụng khung bệ cơ sở xe tăng hạng trung T-34-85, trọng lượng tối đa 31,6 tấn, dài 9,45m, rộng 3m, cao 2,25m, kíp chiến đấu 4 người. Đáng chú ý là hiện Việt Nam vẫn còn duy trì các xe tăng T-34-85. Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5.
Về thiết kế SU-100 sử dụng khung bệ cơ sở xe tăng hạng trung T-34-85, trọng lượng tối đa 31,6 tấn, dài 9,45m, rộng 3m, cao 2,25m, kíp chiến đấu 4 người. Đáng chú ý là hiện Việt Nam vẫn còn duy trì các xe tăng T-34-85. Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5.
Pháo tự hành SU-100 được bọc giáp trước dày 75mm, giáp hông dày 35mm và nóc xe mỏng nhất 20mm, nếu so với T-54/55 rõ ràng giáp của SU-100 thua kém khá xa khiến nó không thể đóng vai trò hỏa lực tuyến đầu. Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5.
Pháo tự hành SU-100 được bọc giáp trước dày 75mm, giáp hông dày 35mm và nóc xe mỏng nhất 20mm, nếu so với T-54/55 rõ ràng giáp của SU-100 thua kém khá xa khiến nó không thể đóng vai trò hỏa lực tuyến đầu. Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5.
Về hỏa lực chính, SU-100 được trang bị pháo nòng xoắn 100mm D-10S có khả năng xuyên thủng giáp dày 125mm để thẳng góc với mặt đất ở cự ly 2.000m, xuyên thủng vỏ giáp nghiêng 85mm của xe tăng Đức ở cách 1.500m trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Thậm chí SU-100 còn đáng sợ tới mức quân Đức phải đặt cho nó biệt danh “Pizdets vsemu”, tạm dịch là "sự kết thúc của mọi thứ". Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5
Về hỏa lực chính, SU-100 được trang bị pháo nòng xoắn 100mm D-10S có khả năng xuyên thủng giáp dày 125mm để thẳng góc với mặt đất ở cự ly 2.000m, xuyên thủng vỏ giáp nghiêng 85mm của xe tăng Đức ở cách 1.500m trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Thậm chí SU-100 còn đáng sợ tới mức quân Đức phải đặt cho nó biệt danh “Pizdets vsemu”, tạm dịch là "sự kết thúc của mọi thứ". Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5
Theo trang quân sự Army Recognition phân tích, ở thời điểm hiện tại SU-100 không thể phá hủy bất cứ xe tăng hiện đại nào nhưng đạn 100mm đủ sức xuyên phá tăng hạng nhẹ, xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân. Đạn xuyên giáp AP của SU-100 có thể "chọc thủng" 180mm giáp thép ở cách xa 1.000m. Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5.
Theo trang quân sự Army Recognition phân tích, ở thời điểm hiện tại SU-100 không thể phá hủy bất cứ xe tăng hiện đại nào nhưng đạn 100mm đủ sức xuyên phá tăng hạng nhẹ, xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân. Đạn xuyên giáp AP của SU-100 có thể "chọc thủng" 180mm giáp thép ở cách xa 1.000m. Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5.
Với các tính năng kỹ chiến thuật và đánh giá trên có thể thấy SU-100 vẫn còn có chỗ đứng trong lực lượng Tăng thiết giáp Việt Nam ít nhất là trong từ 5-10 năm tới, và nó còn có thể được sử dụng như mẫu pháo tự hành phòng vệ bờ biển. Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5.
Với các tính năng kỹ chiến thuật và đánh giá trên có thể thấy SU-100 vẫn còn có chỗ đứng trong lực lượng Tăng thiết giáp Việt Nam ít nhất là trong từ 5-10 năm tới, và nó còn có thể được sử dụng như mẫu pháo tự hành phòng vệ bờ biển. Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5.
Bên cạnh SU-100, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 547 còn được trang bị mẫu xe bọc thép cứu kéo BTS-4 một trong những phương tiện không thể thiếu đối với lực lượng xe tăng hiện đại. Bản thân BTS-4 cũng được phát triển cho những chiếc xe tăng T-54/55. Trong ảnh là một chiếc BTS-4 của Lữ đoàn TTG 547. Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5.
Bên cạnh SU-100, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 547 còn được trang bị mẫu xe bọc thép cứu kéo BTS-4 một trong những phương tiện không thể thiếu đối với lực lượng xe tăng hiện đại. Bản thân BTS-4 cũng được phát triển cho những chiếc xe tăng T-54/55. Trong ảnh là một chiếc BTS-4 của Lữ đoàn TTG 547. Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5.
Nhiệm vụ của BTS-4 trên chiến trường là hỗ trợ việc thu hồi, cứu nạn đối với phương tiện gặp sự cố hay bị bắn hỏng. Đối tượng chính của BTS-4 là xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2, hay các loại xe thiết giáp bánh xích hạng trung tương tự. Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5.
Nhiệm vụ của BTS-4 trên chiến trường là hỗ trợ việc thu hồi, cứu nạn đối với phương tiện gặp sự cố hay bị bắn hỏng. Đối tượng chính của BTS-4 là xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2, hay các loại xe thiết giáp bánh xích hạng trung tương tự. Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5.
So với T-54, chiếc xe bọc thép cứu kéo này đã bỏ đi tháp pháo 100mm và thay vào đó là hệ thống ròng rọc, cần cẩu, tời kéo, kích thủy lực, lưỡi chặn... Trọng lượng chiến đấu của BTS-4 vào khoảng hơn 3 tấn và không được trang bị vũ khí phòng vệ. Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5.
So với T-54, chiếc xe bọc thép cứu kéo này đã bỏ đi tháp pháo 100mm và thay vào đó là hệ thống ròng rọc, cần cẩu, tời kéo, kích thủy lực, lưỡi chặn... Trọng lượng chiến đấu của BTS-4 vào khoảng hơn 3 tấn và không được trang bị vũ khí phòng vệ. Nguồn ảnh: Truyền hình khu 5.
Mời độc giả xem video: Bảo đảm kỹ thuật cho tăng thiết giáp sẵn sàng chiến đấu ở Lữ đoàn 574. (nguồn: Truyền hình khu 5)

GALLERY MỚI NHẤT