Ấn tượng nhiệm kỳ đầu tiên của Việt Nam tại HĐBA LHQ

(Kiến Thức) - Việt Nam từng đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) nhiệm kỳ 2008-2009, và hiện tại đang đứng trước cơ hội tái đắc cử vị trí này sau 10 năm.

Ấn tượng nhiệm kỳ đầu tiên của Việt Nam tại HĐBA LHQ
Ngày 7/6, khóa họp thứ 73 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc tổ chức bầu 5 Ủy viên không thường trực mới của HĐBA LHQ tại thành phố New York, Mỹ.
6 ứng cử viên cho 5 vị trí lần này bao gồm Việt Nam, Estonia, Niger, Rumani, Saint Vincent and the Grenadines, và Tuinisia. Mỗi ứng cử viên phải nhận được ít nhất 2/3 số phiếu, tương đương với 129 phiếu nếu toàn bộ 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc tham gia bỏ phiếu.
Việt Nam là đại diện duy nhất cho nhóm các nước Châu Á - Thái Bình Dương ứng cử vào vị trí này và đang có cơ hội rất lớn để một lần nữa đảm đương vai trò của một nước ủy viên không thường trực cơ quan quyền lực nhất Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
An tuong nhiem ky dau tien cua Viet Nam tai HDBA LHQ
Một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ảnh: IT. 
Trước đó, Việt Nam lần đầu tiên đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Trong 2 năm ngồi "ghế nóng", Việt Nam đã đóng góp tích cực, chủ động và toàn diện trên tất cả các vấn đề của cơ quan quyền lực nhất Liên Hợp Quốc.
Đáng chú ý, Việt Nam đã tham gia 1.500 cuộc họp; hai lần làm Chủ tịch tháng của HĐBA (tháng 7/2008 và tháng 10/2009); xây dựng Báo cáo năm về công việc của HĐBA; soạn thảo, thương lượng giúp HĐBA thông qua 1 Nghị quyết về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh.
Ngoài ra, với tư cách đại diện Châu Á, các vấn đề ở khu vực như hạt nhân Iran và vấn đề Triều Tiên…đều được Việt Nam quan tâm.
Những đóng góp thực chất, tích cực của Việt Nam trong vai trò này đã được Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
“10 năm trước, Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Thời điểm đó, Việt Nam đóng một vai trò rất quan trọng trong Hội đồng Bảo an, đặc biệt là việc ủng hộ Nghị quyết của Liên Hợp Quốc về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh. Đây là một nghị quyết có tính chất lịch sử của Liên Hợp Quốc", ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, cho hay.

Mời độc giả xem thêm video: Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết về Syria (Nguồn: VTC14)

Cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon cũng đánh giá cao các đóng góp của Việt Nam trong suốt hơn 40 năm qua.

Sự thành công trong nhiệm kỳ đầu tiên đã tạo uy tín cho Việt Nam với bạn bè quốc tế. Nhiều quốc gia đã lên tiếng ủng hộ bằng văn bản và qua lời nói để Việt Nam tiếp tục đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021.
Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc từ năm 1977. Năm 1997, Việt Nam lần đầu tiên có được những dấu ấn tại Liên Hợp Quốc khi trúng cử vai trò Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (khóa 52, 1997-1998), đồng thời là thành viên của Hội đồng Kinh tế xã hội Liên Hợp Quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 1997-1998.
Việt Nam đã tạo nên những chuỗi thành công lớn trong ngoại giao đa phương, đặc biệt là tại Liên Hợp Quốc, với việc trở thành Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008-2009; thành viên Hội đồng Nhân quyền (nhiệm kỳ 2014-2016); thành viên của ECOSOC nhiệm kỳ 2016-2018; Hội đồng chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2015-2019 và Ủy ban Luật pháp quốc tế 2017-2021.

Dư luận thế giới sau khi Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ

(Kiến Thức) - Nhiều nhà lãnh đạo thế giới, Liên Hợp Quốc và các tổ chức nhân quyền đã bày tỏ sự thất vọng cũng như lên tiếng chỉ trích quyết định rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Dư luận thế giới sau khi Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ
Ngày 19/6, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley tuyên bố Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) với lý do cơ quan này phân biệt đối xử đối với Israel, đồng thời chỉ trích UNHRC là tổ chức “đạo đức giả, giễu cợt nhân quyền”.
Theo ABC News, nhiều lãnh đạo thế giới đã bày tỏ sự thất vọng sau quyết định bất ngờ của Washington. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết ông mong muốn Mỹ vẫn ở lại UNHRC, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của cơ quan này trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới.

Quê hương châu Phi tưởng nhớ ông Kofi Annan vĩ đại

Người dân và các nhà lãnh đạo nhiều nước châu Phi bày tỏ tiếc thương trước sự ra đi của cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan, người có đóng góp lớn cho hòa bình thế giới.

Quê hương châu Phi tưởng nhớ ông Kofi Annan vĩ đại
Que huong chau Phi tuong nho ong Kofi Annan vi dai
Quốc gia Tây Phi Ghana hôm 18/8 trải qua cú sốc lớn khi cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan qua đời. Trong ảnh, người thân ngồi bên tấm poster tưởng nhớ ông Kofi Annan tại ngôi nhà của gia đình Annan ở Kumasi, thành phố lớn thứ 2 của Ghana. Ảnh: Reuters. 
Que huong chau Phi tuong nho ong Kofi Annan vi dai-Hinh-2
 Tổng thống Ghana Akufo Addo ra lệnh treo cờ rủ trên toàn quốc trong một tuần để bày tỏ lòng tiếc thương tới cựu chính khách 80 tuổi. Ông Addo khẳng định cựu tổng thư ký đã ra đi mà không phải chịu đau đớn. "Tôi thấy an ủi vì ông ấy ra đi trong giấc ngủ. Hãy yên nghỉ nhé, Kofi", Tổng thống Addo nói. Trong ảnh, người Ghana chơi bộ trống truyền thống bên ngoài tư gia của gia đình Annan. Ảnh: Reuters.
Que huong chau Phi tuong nho ong Kofi Annan vi dai-Hinh-3
 "Ông nội thường kể cho tôi biết Kofi Annan là một người tử tế tới nhường nào. Kofi Annan vĩ đại cho chúng tôi lý do để sống và tiếp tục tin tưởng vào cội nguồn châu Phi của mình", Kojo Manu, một thợ máy Ghana sống cùng khu vực với gia đình Annan, cho biết. Trong ảnh, người thân khóc thương ông Kofi Annan hôm 18/8. Ảnh: Reuters.
Que huong chau Phi tuong nho ong Kofi Annan vi dai-Hinh-4
 "Thực sự là một tin chấn động khi biết ông ấy qua đời", cựu tổng thống Ghana John Kufor nói với AP. Ông Kufor cho biết suốt nhiệm kỳ tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Annan về thăm quê nhà Ghana mỗi năm 3 lần, và luôn bày tỏ sự hân hạnh trước những lời mời trở về quê hương. Trong ảnh, một người dân ở thủ đô Accra, Ghana trước tin ông Kofi Annan qua đời. Ảnh: AFP.
Que huong chau Phi tuong nho ong Kofi Annan vi dai-Hinh-5
 Không chỉ ở quê nhà Ghana, ông Kofi Annan được tưởng nhớ tại nhiều quốc gia châu Phi khác. Hôm 18/8, lãnh đạo phe đối lập ở Kenya Raila Odinga cho biết sẽ luôn trân trọng ký ức về ông Annan vì những đóng góp của cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho nền hòa bình ở Kenya. Năm 2007, ông Annan đã làm trung gian cho thỏa thuận chia sẻ quyền lực, ngăn chặn nội chiến sau cuộc bầu cử tổng thống đầy bạo lực với gần 1.000 người thiệt mạng. Trong ảnh, người dân tại thủ đô Nairobi, Kenya theo dõi tin tức về sự ra đi của Kofi Annan hôm 18/8. Ảnh: AFP.
Que huong chau Phi tuong nho ong Kofi Annan vi dai-Hinh-6
 "Quê nhà và xuất thân của Annan là Ghana, nhưng vai trò lãnh đạo hiếm có của ông ấy, tinh thần nhân đạo, đóng góp cho hòa bình và phát triển toàn cầu sẽ mãi được ghi nhớ trong lịch sử trên toàn thế giới", Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari phát biểu hôm 18/8. Trong ảnh, báo chí Kenya với dòng tiêu đề "Người đàn ông cứu rỗi Kenya" nhắc lại công lao của Kofi Annan với quốc gia này. Ảnh: AFP.
Que huong chau Phi tuong nho ong Kofi Annan vi dai-Hinh-7
 Cho đến những năm tháng cuối đời, bất chấp sức khỏe suy giảm vì bệnh tật, Kofi Annan tìm cách dùng ảnh hưởng của bản thân để đóng góp cho hòa bình thế giới. Lần xuất hiện trước công chúng cuối cùng của ông là tại Zimbabwe hồi tháng 7 trước thềm cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên sau triều đại Robert Mugabe. Tại đây, cựu tổng thư ký Kofi Annan kêu gọi người dân Zimbabwe bỏ phiếu trong hòa bình. Theo AP, ông Annan ho liên tục trong suốt chuyến đi, hầu như không thể tự di chuyển và luôn phải nhận sự hỗ trợ từ các trợ lý y tế. Trong ảnh, ông Kofi Annan đến Zimbabwe trong những ngày cuối của cuộc đời. Ảnh: Elders.

Loạt hình ấn tượng về kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

(Kiến Thức) - Khoảng 130 nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, đã tới thành phố New York để tham dự phiên họp thứ 73 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Loạt hình ấn tượng về kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc
Hơn 130 nhà lãnh đạo thế giới đã có mặt tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở thành phố New York tuần này để tham dự các cuộc họp và thảo luận về hàng loạt vấn đề quan trọng toàn cầu hiện nay. (Nguồn ảnh: Reuters) 
Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-2
Trong phiên họp lần thứ 73 này, các nhà lãnh đạo thế giới cùng hàng chục ngoại trưởng các nước sẽ thay nhau phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Ảnh: Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình Nelson Mandela. 
Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-3
Ngoài ra, bên lề các bài phát biểu, hàng trăm cuộc họp và cuộc gặp song phương dự kiến diễn ra liên tiếp tại kỳ họp. Ảnh: Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron có cuộc gặp song phương bên lề. 
Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-4
 Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern hôn lên má con, Neve, trước khi phát biểu tại một cuộc họp của Đại hội đồng.
Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-5
 Tổng thống Iran Hassan Rouhani trở về chỗ ngồi sau khi phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình Nelson Mandela.
Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-6
 Tổng thống Trump trao đổi với Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley tại một cuộc họp của Đại hội đồng. Bà Haley cho biết Tổng thống Trump muốn đưa ra tuyên bố bảo vệ chủ quyền của Mỹ, đồng thời nhắc lại sự phản đối của Mỹ với Hiệp định Paris 2015 về biến đổi khí hậu.
Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-7
Thủ tướng Canada Justin Trudeau có bài phát biểu tại cuộc họp của Đại hội đồng. 
Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-8
Nhà sáng lập Microsoft Bill Gates tham dự cuộc họp cấp cao về tài chính của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. 
Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-9
Nhà lãnh đạo Mỹ phát biểu trước các phóng viên tại trụ sở Liên Hợp Quốc. 
Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-10
Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình Nelson Mandela. 
Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-11
 Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde trao đổi với Tổng thư ký Antonio Guterres trong cuộc họp cấp cao về tài chính.
Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-12
 Tổng thống Nam Phi Cyril Pamaphosa có bài phát biểu tại kỳ họp.
Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-13
 Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi trong cuộc gặp song phương bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-14
 Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trao đổi với Quốc vương Jordan Abdullah II ibn al-Hussein trong cuộc gặp song phương tại khách sạn Mandarin Oriental ở thành phố New York.
Loat hinh an tuong ve ky hop Dai hoi dong Lien Hop Quoc-Hinh-15
 Tổng thống Croatia Kolinda Grabar-Kitarovic phát biểu tại phiên họp.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.