Chồng ngoại tình, lộ mặt dối trá
Bao nhiêu năm qua, hạnh phúc gia đình, những bữa cơm đầm ấm, những lần anh chơi đùa cùng con, những lần anh âu yếm tôi… chỉ là vỏ bọc.
Cả tuần nay tôi như người mất hồn, chẳng còn tâm trí mà giải quyết công việc, phải xin nghỉ phép. Tôi cũng chẳng thể nào lo cơm nước hay chăm sóc cho cu Bi được, đành gửi cho bà ngoại trông đỡ. Tôi trốn biệt trong phòng, chẳng thiết ăn uống. Cứ nhìn lá đơn ly hôn nằm trên bàn là nước mắt trào ra. Tai tôi cứ văng vẳng mãi câu nói của anh: “Em không đồng ý ly hôn thì anh cũng đi!”…
Chẳng thể ngờ, anh lại làm như thế. Giờ tôi không còn gì nữa. Ba tháng trời, tôi nuốt ngược nước mắt vào trong để chiến đấu với kẻ thứ ba, để “lạt mềm buộc chặt”, hòng níu chân người đàn ông lạc lòng, nhưng cuối cùng chỉ là công dã tràng. Hạnh phúc gia đình mà tôi chắt chiu vun bón hơn 5 năm qua, giờ tan thành bọt nước…
Chậm lại, để yêu thương
Yêu thương và được yêu thương, quan tâm và được quan tâm là những nhân tố để một gia đình hàn gắn lên mái ấm hạnh phúc.
Cuối năm ngoái, bố tôi nằm điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu của một bệnh viện lớn ở Hà Nội. Tôi đến đây chăm ông. Khi mấy người trong phòng bệnh còn đang nói chuyện, kể với nhau về tình hình bệnh tật thì ngoài cửa truyền đến tiếng ồn ào. Ngay sau đó vào cửa là cả một đại gia đình giàu có gồm người mẹ, vợ chồng hai người con và ba đứa cháu ăn mặc trau truốt, phụ nữ mặc áo dài, đàn ông mặc comple, kèm theo có một anh chàng thợ ảnh. Gia đình họ vào phòng rồi đến bên giường của một người đàn ông bệnh nặng người đặt đầy dây rợ, nội khí quản thở máy để chụp ảnh gia đình. Mấy người trong gia đình định thay bộ đồ bệnh nhân bằng bộ lễ phục trắng đại tá cho ông bố bệnh nặng. Nhưng do người bố đang phải thở máy vướng dây rợ quá nhiều nên không cách nào mặc đồ vào được.
Loay hoay mãi không xong, người vợ bèn nhìn thấy bác bệnh nhân giường bên cạnh khổ người chắc cũng tầm tầm người chồng liền lên tiếng nhờ vả:
- Nhà em không mặc được quần áo, nhờ bác mặc bồ đồ của ông ấy chụp cái ảnh. Sau này em ghép mặt nhà em vào để làm cái ảnh thờ. Thế rồi bức ảnh cũng hoàn thành. Sau cùng, người thợ ảnh còn gợi ý:
- Bà lại chụp cảnh đang chăm sóc ông đi.
Ảnh minh họa. |
Cạnh giường bố tôi cũng có một bà xấp xỉ tuổi 60. Bà bị đột quỵ, liệt một nửa người. Gia đình cũng phải thuê một người chăm sóc riêng. Nhưng hàng ngày, tôi luôn thấy ông chồng và cậu con trai đến thăm, ngồi nói chuyện xoa bóp và cả bón cho bà ăn nữa. Cứ có thời gian là hai người họ lại đến thăm để trò chuyện với bà.
Hóa ra cuộc sống lại có những thái cực như vậy. Gia đình đôi khi lại chẳng phải là chỗ dựa vững chắc, lại là yêu thương nhau vô điều kiện. Khi ốm đau bất kỳ ai cũng nhạy cảm và họ cần hơn bao giờ hết lời động viên an ủi của người thân. Thế nhưng đâu phải ai cũng làm được điều đó.
Không biết những người trong gia đình nọ có nghĩ đến sẽ có lúc họ ốm đau, bệnh tật. Lúc đó họ cũng phải nằm trên giường bệnh như người bố kia…
Yêu thương và được yêu thương, quan tâm và được quan tâm là những nhân tố để một gia đình hàn gắn lên mái ấm hạnh phúc.